Trang chủBệnh truyền nhiễmLây nhiễm Đậu mùa và phòng chống dịch

Lây nhiễm Đậu mùa và phòng chống dịch

Đậu mùa là một bệnh nhiễm virut cấp tính đường hô hấp, đại lưu hành nhưng đã bị khống chê từ ngày chủng đậu được phổ biến rộng rãi.

Sydenham (1825-1889) đã phân biệt dứt khoát bệnh đậu mùa với bệnh sởi

TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. Tác nhân gây bệnh :

Đậu mùa là một virut thuộc nhóm variolae gây bệnh đậu ở người và súc vật. Virut ngưu đậu và virut alastrim thuộc nhóm này. về cấu trúc kháng nguyên, có miễn dịch chéo giữa ngưu đậu và virut đậu mùa, do đó virut ngưu đậu (vaccine) được dùng dể phòng bệnh đậu mùa (variole).

Năm 1906, Pachen đã mô tả virut đậu mùa (Strongylaplasma variolae). Kích thước tiểu thể nguyên sinh Pachen là 125-150nm trong bào tương của tế bào bị bệnh đậu mùa còn phát hiện thấy những tiểu thể bao hàm lớn hơn, dó là đám tập trung các tiểu thể Pachen và các phản ứng của tế bào.

Đặc điểm sinh học quan trọng của virut đậu mùa là biến đổi rất nhanh khi lây sang các động vật thuộc loại khác.

Virut đậu mùa có sức sống tương đối vững ở ngoài cơ thể người. Nó có thể tồn tại được vài tuần ở những nốt mủ đậu đã khô và mủ rây vào quần áo hoặc những đồ dùng. Virut đậu sống được vài tháng trong glyxerin, dù để chỗ nóng.

Nếu đun nóng 60° trong môi trường lỏng, virut đậu bị tiêu diệt trong 30 phút. Chúng bị tiêu diệt trong vài phút bởi các chất tẩy uế như dung dịch íbcmaldehyt 1% phenol tác dụng yếu với virut đậu.

+ Bệnh sinh và biểu hiện lâm sàng :

Virut đậu mùa xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp và cư trú ở niêm mạc. Sau đó chúng vào máu gây nhiễm virut huyết và lan khắp cơ thể. Nhưng chúng dừng lại ở da và niêm mạc, tạo nên những nốt đậu ở cùng một giai đoạn (vết đỏ, mụn nước, nốt mủ). Vảy bong 30-40 ngày sau khi phát bệnh.

Bệnh phát sau một thời kỳ ủ bệnh từ 5-10 ngày, thông thường là 8-12 ngày. Hình ảnh lâm sàng của bệnh dậu màu có dặc trưng là đa dạng, ngoài ra bệnh có diễn biến tương đối điển hình. Người ta phân biệt 3 dạng chủ yếu :

  • Thể đậu mùa nhẹ không phát ban và tiểu đậu (varioloid) thấy ở những người đã chủng đậu ;
  • Thể đậu mùa thông thường nặng trung bình, phổ biến ở những người không được chủng dậu. Thể bệnh này diễn biến thêm 2 kiểu ; những nốt ban mạc tách biệt nhau, và những nốt ban mọc dày.
  • Thể đậu mùa nặng có xuất huyết cả khi mới dầu nổi ban đỏ lẫn trong giai đoạn mưng mủ.

ơ một số nước, người ta đã mô tả những bệnh giống như đậu mùa, nhưng thường diễn biến nhẹ hơn. Tất cả những thể bệnh này giống đậu mùa sữa hoặc alastrim là một thể đậu mùạ nhẹ. Hiện nay alastrim thường gặp ở châu Mỹ La Tinh, châu Phi và châuúc. Virut alastrim và virut đậu màu có miễn dịch chéo ; những người đã mắc alastrim chỉ tiếp thụ đậu màu sau 6 tháng.

  1. Chẩn đoán :

Ớ thời kỳ sốt nóng chỉ có thể nghi là bệnh đậu, khi thấy nổi mụn. Người ta

căn cứ vào 2 điếm :

  • Nốt đậu xuất hiện chậm, khi hết sốt (trái hẳn với thuỷ đậu)
  • Tính chất của nốt đậu : nốt mủ ở sâu trong nội bì (mặt, gan bàn tay, bàn chân), nốt đậu cùng ở một giai đoạn (cùng tuổi), trái hẳn với thuỷ đậu.

Còn có thể phân biệt bệnh đậu mùa nặng với bệnh thuỷ đậu nặng (có xuất huyết) bằng phản ứng Paul. Bệnh phẩm lấy ở nốt đậu được chủng lên giác mạc thỏ, 48 giờ sau, giỏ vào mắt dung dịch sublimê. Nếu là đậu mùa thì sẽ thấy tổn thương đặc biệt không có trong thuỷ đậu (vì virut thuỷ đậu không tiêm truyền được cho súc vật)

Còn có thể phân lập virut trên phôi gà, làm phản ứng kết hợp bổ thể và ức chế ngưng kết hồng cầu.

QUÁ TRÌNH DỊCH

  1. Nguồn truyền nhiễm :

Duy nhất là người bệnh. Những người mắc thể bệnh nhẹ ít nguy hiểm hơn. Có những số liệu đáng tin cậy về sự lây bệnh từ người ốm ở cuối thời kỳ ủ bệnh. Người bệnh nguy hiểm trong suốt thời kỳ phát bệnh cho đến khi bong vẩy, nhưng làm lây mạnh nhất ở giữa và cuối tuần lễ đầu tiên.

Sau khi khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời, nên không có hiện tượng người khỏi mang virut. Cũng không có hiện tượng người lành mang virut. Theo một vài tác giả, có thể có người lành mang virut, nhưng đó chỉ là người có virut không thể gây bệnh.

  1. Đường truyền nhiễm:

Virut đậu màu lan truyền qua không khí giọt nhỏ và qua cả chất chứa của mụn mủ và qua vẩy bong ra. Cho nên đã xảy ra những trường hợp lây bệnh bởi đồ dùng (như quần áo, chăn màn) bị nhiễm virut bởi đậu mùa. Tuy nhiên, phương thức lây truyền chủ yếu là bằng giọt nhỏ.

  1. Tính cảm thụ và tính miễn dịch:

Đậu mùa rất dễ lây vì tất cả mọi người đều tiếp thụ được bệnh. Điều này người ta đã theo dõi được trong những thế kỷ trước khi chưa ứng dụng việc chủng đậu, căn cứ vào những nôt rỗ để lại sau khi khỏi bệnh. Do làm lây hàng loạt người, ở thời kỳ trung cổ, bệnh đầu mùa đã gây những vụ dịch lớn tàn phá mãnh

liệt. Chỉ nhờ phương pháp tạo miễn dịch chủ động chống đậu mùa, mới có thể chấm dứt tai hoạ này cho xã hội loài người.

Những người khỏi bệnh có miễn dịch suốt đời và không thể nhiễm lại một lần nữa. Những người đã chủng đậu cũng được miễn dịch. Tuy nhiên, những người già đã lâu không được chủng đậu lại có thể bị nhiễm lại, ngoài ra những vụ dịch đã xảy ra ở những nơi chủng đậu không có hệ thống.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Người ta chia lịch sử dịch tễ học của bệnh đầu mùa thành 2 thời kỳ: thời kỳ trước và thời kỳ sau khi có chủng đậu:

  1. Trước khi có chủng đậu:

Đậu mùa là bệnh nhiễm virut điển hình của trẻ con, điều này là do bệnh dễ lâu theo giọt nhỏ và do mọi người đều tiếp thụ bệnh. Những vụ dịch lớn đã vào châu Âu từ thế kỷ XIII, nhờ sự phát triển mậu dịch và hàng hải, trong những thế kỷ sau, đặc biệt là các thể kỷ XVI, XVII, XVIII đã xảy ra những vụ dịch lớn làm chết hàng triệu người.

Tỷ lệ chết ở bệnh đầu mùa tuỳ thuộc vào thể bệnh, ở thể nhẹ (tiểu đậu) tỷ lệ chết là tối thiểu và có thể hoàn toàn không có ; còn ở thể nặng có xuất huyết, tỷ lệ chết gần 100%. Trung bình tỷ lệ chết ở đậu mùa khoảng 15-20%.

  1. Sau khi chủng dậu:

Việc chủng đậu hàng loạt đã làm thay đổi đặc điểm này của bệnh. Sau khi có chủng đậu, trên thực tế các trẻ em không lên đậu mùa nữa và đầu mùa lại thường phát sinh ở người lớn tuổi hết miễn dịch đã có trước kia. ở những nước hiện nay không chủng đậu, vẫn còn có bệnh đậu mùa, và bệnh này vẫn còn là bệnh nhiễm virut của trẻ em như ngày trước.

Tỷ lệ mắc bệnh đậu màu bắt đầu giảm ở một số nước từ thế kỷ XIX nhờ áp dụng rộng rãi phương pháp chủng đậu của Jenner. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết vẫn còn cao ở một số nước châu Á (ÂnĐộ, Pakixtan), châu Phi, châu Mỹ La Tinh, nghĩa là ở những nơi mà tổ chức chủng đậu còn thiếu sót. Trong năm 1959-1963, theo những số liệu chưa dầy đủ của Tổ chức Y tế thế giới (OMS) đã ghi nhận được 1.117.959 trường hợp đậu mùa. Như vậy trong nhiều nước vẫn còn thường xuyên có bệnh đậu mùa.

Trong các nước khác, đặc biệt là ở các nước châu Âu, bệnh đậu mùa có dưới hình thức những đợt bột phát ở địa phương do từ ngoài mang vào. Từ 1950-1959 người ta đã ghi nhận được 40 đợt bột phát đậu màu d các thành phố châu Âu và Bắc Mỹ.

Theo đề nghị của Liên Xô, Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành chiến dịch thanh toán đậu mùa, và đến nay ngày 8 tháng 5 năm 1980, tổ chức Y tế thế giới đã tuyên bố hoàn toàn thanh toán đậu màu trên phạm vi toàn thế giới.

ơ nước ta, cũng như ở cắc nước XHCN anh em, bệnh đậu mùa đã được thanh toán từ lâu nhờ chủng đậu hàng loạt và có hệ thống, ở miền Bắc nước ta, trước kia hàng năm số người mắc bệnh đậu màu lên tới hàng vạn và hàng nghìn người đà bị chết. Từ Cách mạng tháng Tám, số người mắc bệnh đã giảm một cách căn bản, đến nay bệnh đậu mùa đã bị thanh toán.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐẬU MÙA

Các biện pháp phòng chống đậu mùa gồm các biện pháp gây miễn dịch chủ động, các biện pháp kiểm dịch nhằm ngăn ngừa bệnh từ nước khác xâm nhập vào, các biện pháp chống dịch nhằm thanh toán ổ dịch ở trong nước.

Biện pháp chống dịch:

Khai báo: đậu mùa là một bệnh bắt buộc phải khai báo cho trạm VSPD. Bệnh dễ lây cho nên cần phải khai báo ngay, tuy chưa chắc chắn là bệnh đậu. Theo bản quy ước quốc tế ban hành 1952, các nước bắt buộc phải thông báo ngay những trường hợp đậu mùa để đề phòng bệnh lan truyền từ nước này sang nước khác.

Cách ly: khi xác định là đậu mùa, thì phải cách ly người bệnh ở bệnh viện lây, ở một căn nhà riêng biệt hẳn, có nhân viên chuyên trách, cách ly cho tới khi bong vẩy, nhưng không được dưới 40 ngày, kể từ ngày mắc bệnh. Những người tiếp xúc với người bệnh đều phải cách ly trong 14 ngày, kể từ ngày tiếp xúc. Nên tiêm gama-globulin và đồng thời chủng đậu cho họ.

Tẩy uế: sau khi đưa người bệnh vào bệnh viện thì phải tiến hành tẩy uế cuối cùng tại ổ dịch. Đó là tất cả những ngôi nhà mà người bệnh đã đến 2 ngày trước khi mắc bệnh. Khi khỏi bệnh thì phải tẩy uế buồng bệnh và các đồ đạc. Thời gian điều trị ở bệnh viện thì cần tẩy uế liên tục. Phải chủng dậu cho nhân viên y tế và toàn thể dân chúng, cần bôi vào những nốt đậu ở da và niêm mạc thuốc mỡ hoặc dung dịch sát trùng, vì vẩy đậu và niêm dịch mũi họng rất quan trọng.

Chủng đậu:

Biện pháp duy nhất và chủ yếu của phòng bệnh đậu mùa là tạo miễn dịch chủ động cho mọi người.

Ở An Độ cổ xưa và ở Trung Quốc 2000-3000 năm trước Công nguyên, người ta đã chủng đậu bằng cách đưa vào lỗ mũi hoặc vết sây sát trên da bột vẩy khô của mụn mủ đậu mùa. Bệnh phát sinh ra sau khi chủng đậu trong đa số trường hợp diễn biến nhẹ và tạo miễn dịch lâu bền. Nhưng có khi bệnh lại diễn biến rất nặng và thậm chí còn làm chết người được chủng. Đồng thời, chủng đậu theo kiểu đó lại tạo thêm những nhiễm trùng bổ sung ; trong nhiều trường hợp người được chủng đậu lại mắc thêm bệnh giang mai và cả viêm gan truyền nhiễm, nhất là khi phương pháp này lại có một mức độ phổ biến nhất định ở các nước phương Đông và sau này (thế kỷ XVIII) ở cả các nước châu Âu.

  • Bước ngoặt quyết định trong lịch sử chủng đậu là phát hiện của Jenner (1796). Vacxin đậu mùa chế bằng ngưu đậu (vaccin) có miễn dịch chéo với virut đậu mùa. Hiện nay, người ta điều chế vacxin phòng đậu mùa từ những chất nạo ra dược từ các mụn đậu trên da con nghé (2 răng) đã làm lây bệnh ngưu đậu một cách nhân tạo. Vật liệu thu được (ngày thứ tám) đem ngâm vào dung dịch glyxerin 80% để làm nhuyễn và chủ yếu để tiêu diệt những vi khuẩn kèm theo, glyxerin không làm chết virut ngưu đậu. Còn có thể cho thêm penixilin vào để tiêu diệt cả vi khuẩn có bào tử.

Phải kiểm tra vacxin về phương diện tinh khiết bằng cách cấy trên đĩa thạch để xem có vi khuẩn không. Để kiểm tra công hiệu, người ta chủng ở một bên sườn thỏ, vacxin cần thử pha loãng 1/100, 1/1000, 1/10.000 và ở bên kia vacxin mẫu cũng pha loãng như trên, rồi so sánh kết quả. Nếu vacxin mọc kém thì cần phải cấy truyền đậu giống trên thỏ. Vacxin đóng thành ống 10 liều hay 50-100 liều để chủng cho tập thể. Vacxin lỏng phải đóng trong vòng 30 ngày vì mau hỏng khi để ở nhiệt độ thường. Nếu bảo quản lạnh (không quá 6°) và không có ánh sáng thì giữ được 4 tháng kể từ ngày điều chế. Để bảo quản được lâu hơn, người ta chế vacxin đông khô, khi dùng sẽ pha loãng với nước + glyxerin theo tỷ lệ ghi trên nhãn kèm theo.

Ở một vài nơi, người ta còn chế vacxin với virut ngưu đậu cấy trên phôi gà. Noãn đậu rất tinh khiết, nhưng việc chế biến rất phức tạp.

  • Cách chủng đậu: trước khi chủng đậu, người ta chùi da bằng chất sát trùng như cồn hoặc ete, phải đợi cho cồn bay hơi, nếu vội chủng đậu vào da còn rây cồn thì sẽ làm hỏng vacxin. Vạch 2 nét bằng ngòi bút chủng đậu vô khuẩn, vạch nhẹ ở trên biểu bì nếu vạch sâu quá thì sẽ làm chảy máu, đậu sẽ bị trôi theo và không mọc. Sau khi bôi đậu lên nét vạch, dặn người được chủng đậu phải đợi cho đậu khô mới được mặc áo. Chủng dậu ở cánh tay trái, nếu chủng ở đùi, nốt dậu dễ bị rây bẩn và sưng to.

Vấn đề phòng đậu mùa ở nước ta đã được giải quyết tận gốc. Sơ chủng cho tất cả trẻ từ 3 đến 12 tháng. Không nên chủng cho trẻ em nhỏ hơn, trừ khi có dịch đe doạ, vì trong 3 tháng đầu còn miễn dịch của mẹ và cần tránh những phản ứng chủng đậu. Vào tháng thứ tư, trẻ em đã cứng cáp. Cũng không nên để chậm quá một năm mới chủng, vì có thể xảy ra biến chứng viêm não. Nếu sơ chủng thì chỉ cần vạch một nét dài 2mm cũng đủ, không cần gây 2 nốt vì sẽ để lại sẹo. Nếu tái chủng thì cần vạch 2 nét vì còn ít miễn dịch và nốt dậu không to.

Tiêm chủng tiến hành theo kế hoạch. Nên có kế hoạch chủng Trong quý I 30%

Trong quý II 30%

Trong quý III 15%

Trong quý IV 25%

Sơ chủng tiến triển như sau: trong 3 ngày đầu, không có phản ứng. Ngày thứ tư nổi một nốt đỏ trở thành bọng nước. Ngày thứ sáu nốt đậu mưng mủ xung quanh có quầng đỏ. Có khi nổi hạch và hâm hấp sốt 38-39° trong 2-3 ngày. Ngày thứ tám, nốt đầu lõm ở giữa, ngày thứ 12 đóng vẩy. Ngày thứ 20 vẩy rụng để lại sẹo răn reo màu đỏ, nhưng sẽ nhạt dần. Nên coi là được bảo vệ, những người có mọc đậu hoặc những người được chủng 3 lần mà không mọc đậu. Vì thủ thuật chủng đậu có thể thiếu sót, cho nên cần chủng thêm 2 lần nữa, nếu không thấy đậu mọc. Hiện nay miễn dịch do chủng đậu được xác định một cách chính xác hơn, căn cứ không phải theo vết sẹo trên da, mà theo sự có mặt trong máu của các kháng thể ức chế ngưng kết hồng cầu, thường xuất hiện vào ngày thứ 8-9.

Về biến chứng, đôi khi có phản ứng mạnh. Sốt 40°, vết chủng sưng to và loét ra. Có lẽ vì khi chủng không được vô trùng. ít khi thấy lên đậu khắp mình, có lẽ vì gãi và gieo rắc đậu khắp nơi. Hãn hữu có thể xảy ra viêm não rất nghiêm trọng (gây 40% tử vong). Viêm não thường xảy ra ở những trẻ từ 6-11 tuổi hoặc những người lớn được chủng đậu lần đầu tiên, nguyên nhân chưa rõ ràng: có phải là virut đậu hay là một loại virut khác. Cho nên cách tốt nhất để tránh viêm não là nên sơ chủng sớm, lúc trẻ mới lên một tuổi. Biến chứng này rất hiếm thấy, cho nên không nên tránh chủng đậu ví sự viêm não.

Tóm lại, các biến chứng của chủng đậu rất hiếm. Chỉ nên tạm hoãn chủng đậu cho những trẻ yếu hoặc đang mang bệnh truyền nhiễm hay bệnh ngoài da (như ghẻ, lở).

Miễn dịch nhẹ bắt đầu xuất hiện ngày thứ 6 ; đến ngày thứ 14 có miễn dịch mạnh và không thể mắc bệnh. Trong máu có kháng thể có thể dùng để chữa biến chứng viêm não. Theo quy ước quốc tế, một người được coi là có miễn dịch với đậu mùa, nếu chủng đậu đã được 14 ngày và chưa quá 3 năm. Lý do là sau 3 năm, miễn dịch bắt đầu giảm. Tuy vậy, trong đa số các trường hợp miễn dịch còn khá vững chắc và dễ biến hết sau 5 năm. Cho nên sau 5 năm cần tái chủng.

Miễn dịch có khi tồn tại đến 10 năm, vì trong những vụ dịch có những người chủng đậu quá 10 năm mà không việc gì. Cho nên cần chủng đậu lại cho toàn dân lúc 1,11 và 21 tuổi. Khi có dịch cần phải tái chủng cho những người đã chủng quá 5 năm.

Tính chất của nốt đậu tái chủng là tiến triển nhanh và nhẹ. Thời gian chưa có phản ứng khoảng 2 ngày, chứ không phải 4 ngày như với sơ chủng, ở nơi chủng chỉ nổi nốt đỏ hoặc bọng nước, không để lại sẹo. Cho nên phải đọc kết quả của tái chủng ngày thứ 4 chứ không phải ngày thứ 8 như với sơ chủng.

Những điều trình bày ở trên, chỉ áp dụng nếu tái chủng lúc 11 và 21 tuổi. Nếu trong vụ dịch, cần phải tái chủng cho những người lớn đã mất hết miễn dịch thì phản ứng sẽ mạnh và nốt chủng giông như vết sơ chủng.

Tất cả những lần chủng đậu kể trên (sơ chủng và tái chủng) đều phải đăng ký cẩn thận.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây