Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng cho trẻ chậm...

Chẩn đoán và điều trị phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em

Chậm phát triển trí tuệ là một nhóm các rối loạn về sự phát triển trí tuệ của trẻ do các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh.

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có thể từ loại nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng.

CHẨN ĐOÁN

Tiêu chuẩn chung

Khả năng đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác nói, với mọi việc diễn ra xung quanh.

Khả năng diễn đạt không rõ ràng: các suy nghĩ, tình cảm nhu cầu bản thân.

Khả năng tiếp thu chậm: về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời.

Khả năng hiểu chậm: về những điều họ nghe, sò, nhìn.

Khả năng ra quyết định chậm kể cả việc đơn giản.

Khả năng tập trung kém trong mọi trường hợp.

Khả năng nhờ hạn chế: trí nhớ ngắn hạn bị ảnh hưởng nhiều, trí nhớ dài hạn ít bị ảnh hưởng hơn. .

Kém điều hợp vận động toàn thân hoặc các vận động khác như khó khăn (mút, nhai, ăn, sử dụng bàn tay).

Chậm phát triển:

  • Vận động thô (lẫy, ngồi, bò, đứng, đi).
  • Vận động tinh (sử dụng bàn tay).

Rối loạn hành vi: đập phá, đập đầu vào vật…

Khám thần kinh:

  • Trương lực cơ: bình thường hoặc giảm nhẹ toàn thân.
  • Tình trạng cơ: bình thường, không có liệt.
  • Phản xạ: phản xạ gân xương bình thường hoặc giảm nhẹ. Babinski: âm tính. Các phản xạ nguyên thuỷ âm tính.
  • Các dây thần kinh sọ não: ít bị ảnh hưởng.
  • Các hội chứng: tháp, ngoại tháp, tiểu não âm tính.

Xét nghiệm

  • Đánh giá chỉ số IQ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chỉ số IQ < 70%.

  • Tets Denver: đánh giá 4 lĩnh vực: cá nhân – xã hội, vận động tinh, ngôn ngữ, vận động thô.
  • Đánh giá chỉ số IQ: chưa được triển khai tại Việt Nam.
  • Chẩn đoán mức độ chậm PTTT: theo ICD 10 của

+ Mức độ 1 (nhẹ): IQ từ 55 – 70%, giáo dục hoà nhập.

+ Mức độ 2 (trung bình): IQ từ 40-54%, có thể hoà nhập.

+ Mức độ 3 (nặng): IQ từ 20 – 39%, cần trợ giúp.

+ Mức độ 4 (Rất nặng): IQ < 20%, cần chăm sóc đặc biệt.

Xét nghiệm khác

CT Scanner sọ não: tìm các tổn thương thực thể tại não.

Điện não đồ: tìm hiểu các hoạt động điện của tế bào não.

Nhiễm sắc thể: xác định dạng chậm phát triển tinh thần.

Định lượng hormon: T3, T4, TSH

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Nguyên tắc

Phục hồi chức năng (PHCN) sớm, đều đặn, toàn diện, phối hợp với chương trình PHCN tại nhà và PHCN dựa vào cộng đồng.

Phương pháp

Điện trị liệu: điện thấp tần, ánh sáng.

Vận động: xoa bóp.

Các kỹ thuật tạo thuận cho lẫy, ngồi, bò, đứng đi.

Ngôn ngữ trị liệu: kích thích kỹ năng giao tiếp sớm.

Huấn luyện kỹ năng hiểu và diễn đạt ngôn ngữ.

Hoạt động trị liệu: huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay.

  • Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày.

Thuốc: động kinh, hormon giáp trạng, cerebrolysin, điều trị còi xương nếu có.

Dụng cụ trợ giúp: nẹp chỉnh hình.

2.2.1. Điện và vận động trị liệu: dựa vào khám và đánh giá mốc phát triển của trẻ.

Mốc vận động Điện trị liệu Vận động trị liệu
Lẫy, lật 1.   Tử ngoại ngắn 60 giây, tăng 5giây/lần

2.  Gãlvanic dẫn CaCI2 qua cổ. Cực tác dụng (+) CaCI2 ở C3-C7 Cực đệm (-) ở L4-L5

Cường độ: 0,1 đến 0,5 mA/cm2 Thời gian: 15-30 phút/lần X 20 lần/đợt

1. Xoa bóp cơ chân, tay, lưng

2.   Kỹ thuật tạo thuận thăng bằng đầu cổ.

3.  Tạo thuận lẫy lật

Ngồi, bò 1.   Tử ngoại ngắn 60 giây, tăng 5giây/lần

2.  Gavanic dẫn CaCI2 qua lưng. Cực tác dụng (+) CaCI2 ở L4 – Lg Cực đệm (-) ở giữa 2 bả vai Cường độ: 0,1 đến 0,5 mA/cm2 Thời gian: 15-30 phúơlần X 20 lần/đợt

1. Xoa bóp cơ chân, tay, lưng.

2.   Tạo thuận ngồi và thăng bằng ngồi.

3.  Tạo thuận quỳ, bò và thăng bằng quỳ, bò.

Đứng, đi 1.   Tử ngoại ngắn 60 giây, tăng 5giây/lần

2.  Gavanic dẫn CaCI2 toàn thân Cực tác dụng (+) CaCI2 ở cơ sinh đôi dép 2 chân

Cực đệm (-) ở

Cường độ: 0,1 đến 0,5 mA/cm2 Thời gian: 15-30phút/lần X 20 lần/đợt.

1. Xoa bóp cơ chân, tay, lưng

2.  KT tạo thuận đứng, đi

3.  Bài tập thăng bằng đứng, đi

Ngôn ngữ trị liệu

Huấn luyện kỹ năng giao tiếp sớm

  • Bước 1: Đánh giá khả năng giao tiếp sớm (Xem kỹ trong phiếu đánh giá)

– Đánh giá khả năng tập trung: gồm nhìn, lắng nghe, thời gian, suy nghĩ.

  • Khả năng bắt chước và lần lượt:

+ Những cử động trên nét mặt

+ Các hoạt động + Các hoạt động với đồ chơi + Âm thanh + Từ

  • Khả năng chơi: là cách trẻ học tìm hiểu môi trường xung quanh, chơi có luật, chơi tưởng tượng…
  • Đánh giá về cử chỉ và tranh ảnh: cử chỉ là vận động chủ ý của cơ thể được nhắc lại nhiều có mục đích.
  • Đánh giá về kỹ năng xã hội và sử dụng ngôn ngữ: đây là kỹ năng để trẻ xây dựng mối quan hệ với mọi người.

Những kỹ năng này bao gồm:

+ Lần lượt, đáp ứng + Chú ý và chia sẻ sự chú ý + Sử dụng giao tiếp một cách có ý nghĩa + Giao tiếp rõ ràng + Có đối đáp

+ Là thành viên của nhóm

Tất cả các kỹ năng này được lần lượt đánh giá qua năm giai đoạn giao tiếp sớm. Sau đó chuyển sang bước 2.

  • Bước 2: Lập chương trình huấn luyện cho trẻ: dựa vào bước đánh giá, chọn 1-2 kỹ năng cho từng đợt điều trị…

Cụ thể từ trang 31 – trang 71 trong tài liệu “Giao tiếp với trẻ em”

  • Bước 3: Đánh giá kết quả đợt huấn luyện và lập chương trình huấn luyện tại nhà
  1. Huấn luyện kỹ năng ngôn ngữ:
  • Huấn luyện kỹ năng hiểu ngôn ngữ Nguyên tắc dạy hiểu ngôn ngữ:
  • Trẻ phải hiểu, biết ý nghĩa của âm thanh, từ và câu trước khi nói.
  • Nói chuyện nhiều với trẻ, dùng ngôn ngữ đơn giản, nói chậm, to.
  • sử dụng dấu hiệu để giúp trẻ hiểu.
  • Chỉ sử dụng một vài đồ vật hoặc tranh ảnh, chỉ một người hướng dẫn.
  • Động viên khen thưởng đúng lúc.

Cụ thể:

Bước 1: đánh giá (Xem phiếu đánh giá các kỹ năng về ngôn ngữ). Bước 2: lập chương trình về huấn luyện.

(Xem trang 74 đến trang 122 trong tài liệu “Giao tiếp với trẻ em”). Bước 3: đánh giá kết quả lập chương trình huấn luyện tại nhà.

  • Huấn luyện kỹ năng diễn đạt ngôn ngữ

Mục tiêu: trẻ sẽ tự nói/làm dấu/chỉ vào các bức tranh

Bước 1: đánh giá.

Bước 2: lập chương trình huấn luyện.

Chọn 1 đến 2 kỹ năng cho một đợt huấn luyện.

(Xem trang 126 đến trang 183 trong chương trình “Giao tiếp với trẻ em”). Bước 3: đánh giá kết quả, lập chương trình huấn luyện tại nhà.

Hoạt động trị liệu

  • Huấn luyện kỹ năng vận động tinh bàn tay: với, cầm, thả vật, và phối hợp hai tay.
  • Huấn luyện kỹ năng sinh hoạt hàng ngày:

+ Huấn luyện kỹ năng ăn uống.

+ Huấn luyện kỹ năng vệ sinh thân thể: đánh răng, rửa mặt, rửa tay…

+ Huấn luyện kỹ năng cởi, mặc quần áo, giầy dép.

+ Huấn luyện kỹ năng đi vệ sinh:

Di chuyển vào nhà vệ sinh: kỹ năng xe lăn Vệ sinh sau đại tiểu tiện.

+ Huấn luyện kỹ năng nội trợ, nấu nướng…

+ Tư vấn nghề nghiệp.

Thuốc

Thuốc động kinh:

Depakin (20 – 30mg/kg/24giờ).

Tegretol (10 – 20mg/kg/24giờ)

Gardenal ( 5 – 15mg/kg/24giờ)

Diazepam (0,3 – 0,5mg/kg/24giờ)

Sodanton (5 – 10mg/kg/24giờ)

Hormon giáp trạng: L-thyroxin, thyreoidin (30mg/kg/24 giờ). Cerebrolysin: 0,2ml/kg/24 giờ X 20 – 30 ngày/đợt.

Sau 2-3 tháng có thể nhắc lại.

Còi xương: Ostram, cancinol, vitamin D3, D2 (Sterogyl, Infadin).

Dụng cụ trợ giúp

Nẹp chỉnh hình trên gối, dưới gối.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây