Trang chủBệnh nhi khoaChuẩn bị gây mê ngoài màng cứng ở trẻ em

Chuẩn bị gây mê ngoài màng cứng ở trẻ em

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ

  • Bộ gây tê ngoài màng cứng vô trùng.

1 kim Tuohy cỡ 19G dùng ở trẻ dưới 20kg, cỡ 18G dùng ở trẻ trên 20kg.

1 catheter ngoài màng cứng.

3 bơm tiêm 5ml, 10ml,

3 kim tiêm cỡ 243, 18G, 16G.

1 lọ lidocain 21% hoặc 1%.

2 ống nước cất 12ml.

1 kẹp sát trùng

8 miếng gạc

1 toan lỗ.

1 đôi găng

KỸ THUẬT GÂY TÊ

  • Trẻ được gây mê toàn thân theo dõi trên monitoring ECG, HA, Sp02, EtC02.

Tư thế bệnh nhân: trẻ được nằm nghiêng bên trái đầu gối gấp vào bụng, cong lưng tôm giống tư thế gây tê tuỷ sống ở người lớn, đầu được kê bằng một gối nhỏ, hô hấp được kiểm soát tốt.

Vị trí chọc kim: nên sử dụng kỹ thuật chọc đường giữa cột sống, vị trí chọc kim tuỳ thuộc vào vùng phẫu thuật cần vô cảm, thường chọc ở D8-L5

Kỹ thuật gây tê: dùng kim số 18G chọc một lỗ mồi qua da ở vị trí định chọc kim Tuohy, khi chọc kim Tuohy bao giờ cũng phải để cả nòng kim, đặt chuôi kim ở trong lòng bàn tay phải, 2 ngón tay cái và ngón trỏ giữ chặt thân kim, mu bàn tay trái áp lên da lưng bệnh nhân, 2 ngón tay cái và ngón trỏ trái giữ mức chọc kim và hỗ trợ tay phải đẩy kim vào. Sau khi chọc qua da, kim qua tổ chức lỏng lẻo dễ dàng, chỉ gặp sức cản nhỏ khi qua dây chằng liên gai, chú ý chọc kim sâu chừng nửa mm một. Độ sâu kim tính từ da vào tới dây chằng vòng thường được tính bằng lmm X cân nặng của bệnh nhân. Khi kim chọc qua dây chằng vòng bao giờ cũng gặp một sức cản, biểu hiện bằng cảm giác sựt, ngay lập tức dừng kim để tránh chọc vào tuỷ sống.

Xác định khoang ngoài màng cứng: bằng kỹ thuật mất sức cản của bơm tiêm có chứa huyết thanh và bóng khí. Chọc kim Tuohy vào sâu qua dây chằng liên gai tới gần khoảng cách đã tính bằng lmm X cân nặng bệnh nhân, rút nòng kim và gắn bơm tiêm 10ml có 3-4ml huyết thanh có bóng hơi, tiếp tục chọc kim sâu từng nửa mm một, mỗi lần chọc sâu thêm phải dừng kim hút bơm tiêm kiểm tra xem có máu hoặc nước não tuỷ chảy ra không, nếu không có bơm nhẹ bơm tiêm tìm cảm giác mất sức cản. Ngay khi kim qua dây chằng vòng sẽ có cảm giác sựt, sức cản bơm tiêm mất, hút ra không có dịch não tủy, hoặc máu, cố định vị trí của kim và đổi bơm tiêm thuốc tê thử liều test 2-3ml thuốc tê có adrenalin theo dõi trên monitoring ECG, mạch không đổi sau 1 phút, từ từ bơm hết thuốc tê, hoặc luồn catheter vào khoang ngoài màng cứng (không nên luồn sâu quá 5cm).

Liều lượng thuốc: Tùy theo vị trí của kim và vùng phẫu thuật có thể thay đổi:

  • Vị trí chọc cao, thuốc tê cần 0,5ml/kg cân nặng.
  • Vị trí chọc thấp ở vùng thắt lưng cần 0,75ml/kg cân nặng.
  • Thuốc tê lidocain 1-2% từ 5-7mg/kg cân nặng, narcain 0,125 – 0,25% từ 2 – 2,5mg/kg. Thuốc tê được pha thêm 5pg adrenalin/ml để dài thời gian giảm đau có thể pha thêm morphin từ 20 – 70pg/kg cân nặng tuỳ theo từng lứa tuổi của tuổi trẻ. Trẻ sơ sinh không nên pha thêm các thuốc dòng họ morphin.

BIẾN CHỨNG VÀ PHIỀN NẠN CỦA GÂY TÊ NGOÀI MÀNG CỨNG

Thất bại về kỹ thuật: không chọc đúng khoang ngoài màng cứng, chọc vào tuỷ sống, tụ máu hoặc nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng, đứt

Tụt huyết áp: thường gặp ở người lớn nhưng ít gặp ở trẻ em dưới 8 tuổi.

Gây tê tuỷ sống toàn bộ: do bơm thuốc tê vào khoang dưới nhện.

Suy hô hấp: do quá liều morphin.

Phiền nạn của gây tê: nôn, rét run, nhức đầu, đau nơi tiêm, bí đái, ngứa.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây