Trang chủBệnh nhi khoaChẩn đoán và điều trị tuyến ức phì đại ở trẻ em

Chẩn đoán và điều trị tuyến ức phì đại ở trẻ em

Tuyến ức phì đại hay gặp nhất ở các trường hợp trung thất có khối mà không phải do hạch. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, hiếm gặp ở trẻ trên 4 tuổi. Tuyến ức có thể to nhanh ở trẻ khi bị nhiễm virus hay sau điều trị ngoại khoa do chuyển gốc động mạch.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

  • Thường không có triệu chứng và được phát hiện ngẫu nhiên.
  • Số ít có hội chứng chèn ép trung thất.

+ Khó thở do chèn ép khí quản: tiếng rít thanh quản, co kéo cơ hô hấp. + Ho, thở khò khè có thể xảy ra ở từng lúc, từng tư thế.

+ Bú kém, nuốt nghẹn, khàn tiếng, đau ngực.

+ Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên hiếm gặp.

Xét nghiệm

Xquang phổi thẳng và nghiêng: bóng trung thất to hai bên, hoặc một bên nằm sau xương ức và trước màng ngoài tim. Phim thẳng cho thấy có hình thang, phim nghiêng cho thấy mất khoảng sáng trước tim.

Siêu âm trung thất tuyến ức to.

Chụp cắt lớp trung thất khi có nghi ngờ có u trung thất.

Chẩn đoán phân biệt

Cần chẩn đoán phân biệt với u tuyến ức, sơ nhiễm lao, u lympho, bệnh Hodgkin.

ĐIỀU TRỊ

Nội khoa

Dùng prednisolon.

  • Chỉ định khi có các dấu hiệu ho, khò khè, khó thở nhẹ, bú kém hoặc để phân biệt với u tuyến ức.
  • Liều dùng prednisolon: 1mg/kg/24 giờ uống lúc no chia 1 đến 2 lần, và dùng trong 2 tuần.

Thường đáp ứng nhanh trong 1 tuần đầu. Chụp Xquang sau 1 tháng điều trị để đánh giá kết quả.

  • Nếu không đáp ứng tốt, cho tiếp dexamethason 0,2mg X 2 lần 1 ngày, cách nhật, cho 3 lần trong 1 tuần. Thường tuyến ức nhỏ lại sau 1 tuần điều trị.

Ngoại khoa

Chỉ định khi có biểu hiện suy hô hấp độ 2, 3, hoặc điều trị thử bằng prednisolon không có kết quả, hoặc ở trẻ lớn trên 4 tuổi.

Mổ cắt bỏ tuyến ức.

Theo dõi tại nhà

Tuyến ức phì đại có thể tái phát. Nếu bị lại cần điều trị và theo dõi tại chuyên khoa nhi, nội tiết.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây