Trang chủSổ tay nội khoaRắn độc cắn và Cấp cứu rắn độc cắn

Rắn độc cắn và Cấp cứu rắn độc cắn

RẮN ĐỘC CẮN

• Dịch tễ học: Trên thế giới, ghi nhận 1.2-5.5 triệu trường hợp bị rắn cắn mỗi năm, với 421,000-1,841,000 trường hợp nhiễm độc và 20,000-94,000 trường hợp tử vong.

– Tỷ lệ bị rắn cắn cao nhất ở vùng ôn đới và nhiệt đới, nơi dân số chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp thủ công.
– Khó để phân biệt rắn độc và không độc; mẫu màu sắc rất dễ nhầm lẫn.

• Triệu chứng lâm sàng: Nọc độc rắn là một hợp chất hỗn hợp phức tạp của nhiều men và các chất khác tác dụng tăng tính thấm thành mạch, gây hoại tử mô, ảnh hưởng đến quá trình đông máu, ức chế xung thần kinh ngoại biên và suy chức năng cơ quan.

Các triệu chứng lâm sàng chuyên biệt khác nhau chút ít tùy vào các loại rắn chuyên biệt.

Các triệu chứng hệ thống gồm hạ huyết áp, phù phổi, xuất huyết, thay đổi tình trạng tri giác hoặc liệt (cả cơ hô hấp).

• Tiên lượng: Tỷ lệ tử vong nói chung đối với rắn độc cắn <1% ở các bệnh nhân Hoa Kỳ được nhận kháng độc tố; hầu hết trường hợp tử vong do rắn cắn ở Hoa Kỳ do rắn đuôi chuông lưng kim cương ở miền Đông và miền Tây.

ĐIỀU TRỊ Rắn độc cắn

SƠ CẤP CỨU BAN ĐẦU

• Tiến hành điều trị cho nạn nhân càng sớm càng tốt.

Nẹp chi bị cắn và giữ nó ngang tim để giảm chảy máu và khó chịu.

Tránh rạch vào vết cắn, chườm lạnh, kết hợp với phương pháp chữa lành truyền thống, buộc ga rô và sốc điện.

Nếu xác định chắc chắn loại rắn cắn và biết được chất độc thần kinh chính, có thể dùng băng ép bất động (quấn quanh toàn bộ chi bằng băng vải với áp lực khoảng 40-70 mmHg đối với chi trên hoặc 55-70 mmHg đối với chi dưới). Nạn nhân phải được đưa đến cơ sở y tế, vì đi bộ sẽ làm lan rộng nọc độc từ nơi cắn không kể đến vị trí giải phẫu của nó.

ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, nhịp tim, lượng nước tiểu, độ bão hòa oxy chặt chẽ và quan sát triệu chứng rối loạn chức năng thần kinh sọ (vd: sụp mi), có thể có trước nuốt khó hoặc suy giảm hô hấp.

Chú ý mức độ sưng phù và tuần hoàn tại chi bị cắn mỗi 15 phút cho đến khi sưng phù ổn định

Điều trị khởi đầu sốc bằng dung dịch saline đẳng trương (20- 40 mL/ kg tiêm mạch); nếu vẫn còn hạ huyết áp, dùng dung dịch albumin 5% (10-20 mL/kg tiêm mạch) và thuốc vận mạch.

Bắt đầu khám xét thích hợp, dùng kháng độc tố chuyên biệt sớm trong tất cả các trường hợp đã biết loại rắn độc cắn. Ở Mỹ, có thể hỗ trợ liên tục ngày đêm từ trung tâm kiểm soát ngộ độc địa phương.

1. Nhiều bằng chứng của nhiễm độc hệ thống (triệu chứng hoặc dấu hiệu hệ thống, những bất thường về xét nghiệm) và đáng kể, các triệu chứng tại chỗ tiến triển (vd: sưng phù qua 1 khớp hoặc liên quan hơn nửa chi bị cắn) là chỉ định dùng kháng độc tố.

2. Thời gian dùng kháng độc tố dựa trên loài rắn cắn, nhưng dùng đa liều không hiệu quả trong việc đảo ngược đáp ứng bị cắn đã được hình thành (vd: suy thận, liệt, hoại tử).
3. Trên thế giới, chất lượng kháng độc tố rất đa dạng; tần suất xảy ra sốc phản vệ có thể vượt quá 50%, thúc đẩy các chuyên ra đưa ra các khuyến cáo trước khi điều trị với thuốc kháng Histamines tiêm mạch (diphenhydramine, 1 mg/kg đến liều tối đa 100 mg; và cimetidine, 5-10 mg/kg đến liều tối đa 300 mg). CroFab, một loại kháng độc tố được sử dụng ở Hoa KỲ chống lại loài rắn Pit Viper Bắc Mỹ, đưa đến nguy cơ thấp bị dị ứng.

4. Một thử nghiệm chất ức chế men acetylcholinesterase nên được sử dụng trên những bệnh nhân có bằng chứng khách quan về rối loạn chức năng thần kinh, vì vậy phương pháp điều trị này giúp cải thiện thần kinh trên bệnh nhân bị rắn cắn với chất độc thần kinh hậu synap.

Kê cao chi bị cắn một khi bắt đầu tiêm kháng độc tố.

Cập nhật chủng ngừa uốn ván.

Quan sát bệnh nhân cho hội chứng chèn ép khoang cơ.

Quan sát bệnh nhân với các dấu hiệu nhiễm độc tại bệnh viện ít nhất 24 giờ. Bệnh nhân với vết cắn “khô” nên được theo dõi sát ít nhất 8 giờ vì các triệu chứng thường xảy ra muộn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây