ĐẠI CƯƠNG
Phù não là một hội chứng không phải là một bệnh. Tình trạng phù não hay gặp trong:
- Nhiễm trùng thần kinh: viêm não, viêm màng não.
- Khối choán chỗ nội sọ: u não, áp xe não, xuất huyết não.
- Chấn thương sọ não.
- Các bệnh nội tiết, thận, tim mạch cũng có thể gây phù não.
Phù não làm tăng áp lực nội sọ, dẫn tối giảm tưới máu não.
CHẨN ĐOÁN
Phù não có thể gây nên các triệu chứng lâm sàng
- Đau đầu.
- Buồn nôn – nôn
- Co giật: khu trú hoặc toàn thân.
- Rối loạn hô hấp – ngừng thở.
- Nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm.
Xét nghiệm cần làm
- Bình thường, áp lực tưới máu (CPP) bằng áp lực động mạch trung bình trừ đi áp lực nội sọ.
CPP = MAP – ICP
- Áp lực động mạch trung bình bằng huyết áp tối đa trừ huyết áp tối thiểu cộng một phần ba hiệu áp [ALĐMTB = HATD – HATT + 1/3 (HATD – H ATT)].!
- Áp lực nội sọ: đo bằng phương pháp đo trực tiếp từ khoang dưới màng cứng trong não thất hoặc trong chất não. Áp lực nội sọ bình thường ở trẻ nhỏ hơn 20mmHg.
- – Áp lực tưới máu não bình thường ở trẻ em:
+ Sơ sinh: > 30mmHg.
+ 1 tháng đến 4 tuổi: > 35mmHg + 5 đến 8 tuổi: > 40mmHg + 9 đến 12 tuổi: > 45mmHg + > 12 tuổi: > 50mmHg
- Chụp CT. Scaner sọ não.
- Làm công thức máu – các xét nghiệm đông máu, khí máu, điện giải đồ và các xét nghiệm cần để chẩn đoán phân biệt.
ĐIỀU TRỊ
Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu cao 20° – 30 °. Giữ đầu bệnh nhân ở tư thế trung gian khi xoay trở và di chuyển bệnh nhân.
Hô hấp
- Duy trì PaC02 từ 35 – 40mmHg, bão hoà oxy máu động mạch (Pa02) > 80%. Duy trì PEEP từ 3 – 5cm H2
- Đặt nội khí quản và thông khí hỗ trợ đối với các bệnh nhân:
+ Có suy hô hấp, ngừng thở. Sp02 < 85mmHg.
+ Tình trạng tri giác của bệnh nhân xấu dần. Điểm Glasgow < 8.
+ Bệnh nhân có các triệu chứng bóc vỏ não (Decorticale – Decerebrate).
- Duy trì huyết áp..
+ Giữ CVP từ 5 – 10cm H20, albumin máu > 25g/lít. Natri từ 140 – 150mmol/lít.
+ Cân nhắc cho dopamin, noradrenalin nếu cần.
Chống phù não
- Cho mannitol 20%: l,25-2,5ml/kg (0,25- 0,5g/kg/liều).
- Khi cho mannitol chú ý áp lực thẩm thấu máu không quá 320mOsm đề phòng suy thận và không cho quá 3 liều mannitol trong 24 giờ để tránh nguy cơ tích luỹ mannitol trong não và phù não.
- Nếu là bệnh nhân chấn thương sọ não, có thể cho thiopenton tiêm tĩnh mạch chậm liều 1 – 5mg/kg (tối đa 1mg/kg/phút để tránh hạ huyết áp) sau đó truyền 1 – 5mg/kg/giờ qua catheter trung tâm.
Điều chỉnh nước – điện giải
- Nếu bệnh nhân có giảm khối lượng tuần hoàn, tiêm tĩnh mạch natriclorua 0,9% 5 – 10ml/kg hoặc có thể cao hơn nếu cần.
- Truyền dịch để duy trì lượng nước tiểu > 1ml/kg/giờ. Khối lượng dịch truyền theo cân nặng của trẻ.
Wt(kg) 4 6 8 10 12 14 16 20 30 40
ml/giờ 8 12 16 20 23 25 28 33 35 40
- Khối lượng dịch này là tổng của tất cả các loại dịch đưa vào cơ thể trẻ (NaCl 0,9% + Morphin + Glucose + Inotrop…).
- Duy trì đường máu từ 5 – 8mmol/lít, tránh tăng đường máu > 10mmol/lít.
- Duy trì natri từ 140 – 150mmol/lít.
- Nếu Na+ < 140mmol. Truyền natriclorua 3%: 3ml/kg/1 giờ, sau đó 0,5ml/kg/giờ cho tới khi natri máu đạt mức từ 140 – 150mmol/lít.
Chống co giật
- Thuốc chống co giật thường dùng là phenytoin.
- Liều tấn công từ 15 – 20mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong một giờ.
- Liều duy trì:
+ 1 tuần tuổi: 8mg/kg/liều – tiêm tĩnh mạch 12 giờ/lần.
+ 2 tuần tuổi: 8mg/kg/liều – tiêm tĩnh mạch 8 giờ/ lần.
+ 3 tuần-5 tuổi; 4mg/kg/liều – tiêm tĩnh mạch 6 giờ/lần.
+ 5-9 tuổi: 4mg/kg/liều – tiêm tĩnh mạch 8 giờ/1 lần.
+ > 12 tuổi: 2mg/kg/liều: 6-12 giờ/liều (tối đa 100mg).
Giảm đau, an thần, giãn cơ
- Morphin truyền tĩnh mạch 40 – 80pg/kg/giò.
- Tiêm tĩnh mạch morphin liều 50pg/kg trước khi làm các thủ thuật gây đau đớn.
- Cho diazepam 0,lmg/kg/tiêm tĩnh mạch 4 giờ/lần.
- Nếu nhịp tim tăng, huyết áp tăng, chảy nước mắt, có các cử động bất thường ở tay, chân, cho thêm diazepam liều 0,05mg/kg tiêm tĩnh mạch.
- Giãn cơ: chỉ định cho các bệnh nhân, tất cả các bệnh nhân nghi ngờ có chấn thương sọ não. Các bệnh nhân được quyết định đặt catheter theo dõi áp lực nội sọ. Dùng pancuronium liều 0,1 – 0,15mg/kg hoặc cao hơn nếu cần.