Cây đậu đen thân thảo, sống quanh năm, được trồng để lấy hạt ăn ở hầu hết các vùng của nước ta. Hoa mọc thành chùm màu tím nhạt. Quả đậu hình trụ mọc thẳng đứng hay nghiêng, trong đó có nhiều hạt, hình thận. Hạt đậu đen được dùng làm thuốc chữa bệnh.
Tên khác: Đỗ đen, hắc đậu
Tên khoa học: Họ Đậu
Vigna cylindrica (L.) Skeels.
(Fabaceae)
MÔ TẢ
Cây thảo mọc đứng, phần ngọn thường sống dựa, có thân hình trụ nhẵn. Lá kép mọc so le gồm 3 lá chét lệch bên, lá chét giữa thuôn vát, to và dài.
Cụm hoa thành chùm mọc ở kẽ lá, đài hình chuông, tràng màu tím nhạt, nhị xếp thành 2 bó.
Quả đậu thẳng, hẹp dài, hạt màu đen.
Mùa hoa quả: tháng
PHÂN BỐ, NƠI MỌC
Trên thế giới, đậu đen phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các nước châu Á trồng nhiều đậu đen là An Độ, Siri Lanca, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á. Cây còn có ở châu Phi, Nam Mỹ.
ở Việt Nam, đậu đen là cây trồng từ lâu đòi ở khắp.
nơi từ Bắc đến Nam, nhưng nhiều nhất là các tỉnh miền Trung, đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIÊN
Hạt. Đến mùa quả đậu đen chín, vào lúc trời khô ráo, tốt nhất là lúc có nắng to, hái những quả già, đem về tách vỏ lấy hạt, phơi hoặc sấy khô.
Khi dùng, để sống hoặc sao vàng. Còn chế đậu sị theo cách làm sau:
Ngâm đậu đen trong nước qua một đêm hoặc với nước muối trong hai ngày đêm (tỷ lệ 250g muối trong 1 lít nước cho 1 kg hạt đậu đen). Lấy ra đồ chín. Rải đậu lên nia sạch, ủ bằng lá chuối khô (có nơi dùng lá dâu) trong 3 ngày đêm đến khi xuất hiện lóp mốc màu vàng, trộn đều, rồi phơi trong râm mát hoặc sấy nhẹ cho khô kiệt.
THÀNH PHẦN HÓA HỌC
Hạt đậu đen chứa protein, lipid, glucid, vitamin A, Bl, B2, c, pp, genistin, chrysanthemin, các soyasaponin, muối khoáng Ca, p, Fe. Các acid amin chủ yếu là lysin, tryptophan, phenylalanin, threonin, valin…
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Hạt đậu đen có tác dụng chống oxy hóa. Dịch chiết đậu đen làm tăng co bóp tử cung. Chè đậu đen có tác dụng lợi tiểu rõ rệt.
CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG
Hạt đậu đen được dùng làm thực phẩm khá thông dụng trong việc thổi xôi, nấu cháo, nấu chè và là vị
thuốc chữa bệnh từ lâu đòi. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, ích khí, hoạt huyết, giải độc, khu phong, giảm đau, bổ gan thận, trừ thấp.
Theo các tài liệu cổ, đậu đen sao với rượu, tán bột, uống mỗi lần 10g chữa đau lưng, nếu giã nhỏ, gói vào vải, hơ nóng rồi chườm vào thái dương lại chữa đau đầu. Đậu đen ngâm nước, ủ cho mọc mầm dài 2 – 3cm, vót ra phơi khô, rồi thêm giấm trộn đều, sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần một thìa cà phê với rượu trước bữa ăn để chữa cảm mạo, ngộ độc, đau nhức gân xương.
Theo kinh nghiệm dân gian, đậu đen sao, ngâm rượu uống chữa đau bụng hoặc đau nhói ở mạng sườn; dùng lâu ngày có thể chữa được bệnh liệt dương. Đậu đen phối hợp với hành hoa trắng điều trị sốt không ra được mồ hôi; với bạc hà, kinh giới trong các trường hợp sốt nhức đầu do cảm nhiệt; với địa cốt bì chữa viêm đường tiểu.
Chú ý: Phụ nữ đang cho con bú không được dùng đậu đen vì dễ bị mất sữa.
Trong bào chế đông dược, đậu đen được dùng để nấu thục địa và ngâm tẩm nhằm làm tăng tác dụng dẫn thuốc vào thận như khi chế hà thủ ô đỏ, làm giảm độc tính của các vị thuốc có độc như ba đậu, phụ tử, mã tiền, ban miêu hoặc để tăng tác dụng bổ dưỡng của vị thuốc.
Đạm đậu xị thường được dùng chữa cảm sốt, sốt rét, đau đầu, bứt rứt trong người, chân tay đau nhức. Liều dùng hàng ngày: 12 – 24g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Đậu xị giã đắp ngoài, chữa đơn sưng, mụn nhọt.
Giá đậu đen, tên thuốc là đậu nghiệt, có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, bổ âm, thoái nhiệt, trừ thấp, chống co rút.
Người tỳ vị hư hàn, tiêu hóa kém, tiêu chảy, cũng không dùng được đậu đen.
BÀI THUỐC
- Chữa thận hư, háo khát, đái tháo đường: Đậu đen (sao) và thiên hoa phấn với liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô. Mỗi lần uống 20 – 30g, ngày hai lần.
- Chữa cảm, sốt, nhức đầu, khát nước, bí tiểu tiện, ngộ độc: Đậu đen (50g), nhân củ ấu (40g), gạo tẻ (50g). Tất cả nấu nhuyễn thành cháo, thêm đường, ăn nóng.
- Chữa tiểu tiện khó khăn, phù nề, đái buốt: Đậu đen (10g), lõi tiền (6g), mã đề (6g), mộc thông (6g), sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 – 3 lần trong ngày.
- Chữa mất ngủ, lo âu, phiền muộn: Đậu đen (40g, sao chín), lá vông (40g), lá dâu non (40g), vừng đen (40g, sao thơm), thảo quyết minh (20g, sao đen), lạc tiên (20g), vỏ núc nác (12g, sao với rượu). Đem các dược liệu đồ chín, giã nhuyễn, thêm đường đủ ngọt rồi trộn với hồ làm viên bằng hạt ngô. Người lớn ngày uống hai lần, mỗi lần 20g.
Chữa xây xẩm, ù tai, đau lưng, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ: Đậu đen (20g, sao vàng), hạt hòe (16g), củ súng (16g), thục địa (16g), hạt sen (16g), quả dành dành (12g, sao đen), tâm sen (8g). sắc lấy 100ml uống làm hai lần trong ngày.
Bài thuốc ứng dụng:
Bài 1. Thuốc chữa bệnh đau bụng dữ dội
+ Đậu đen 50g
+ Rượu trắng 50ml
Đậu đen sao cháy, cho vào nồi đất cùng với rượu, thêm 100ml nước, đun sôi kỹ, chắt lấy nước chia 3 lần uống trong ngày.
Bài 2. Thuốc chữa đau lưng, sườn
+ Đậu đen 200g
+ Quả mướp đắng 100g
+ Rượu trắng 100ml
Đậu đen chia đôi, một nửa đem sao thơm. Tất cả cho vào rượu ngâm, sau 3 tiếng, đem đun cách thủy bình rượu, khi rượu sôi là được. Đem bình rượu ủ kín sau 2 ngày đem dùng. Người bệnh mỗi lần uống 20ml trước khi ăn. Ngày uống 3 lần. Cần uống liên tục 10-15 ngày.
Bài 3. Thuốc chữa bệnh đái đường do thận hư
+ Đậu đen 300g
+ Thiên hoa phấn 300g
Cả hai thứ tán nhỏ, dùng nước cháo đặc luyện viên bằng hạt ngô rồi phơi khô. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 viên với nước sôi trước khi ăn. cần uống trong nhiều ngày.
Bài 4. Thuốc chữa bệnh suy giảm khả năng tình dục, ù tai do thận hư
+ Đậu đen 60g
+ Thịt chó đen 500g
+ Rượu trắng 20ml
Thịt chó làm sạch (không có thịt chó đen thì dùng thịt chó vàng cũng được), thái miếng bóp rượu, sau 30 phút cùng đậu đen hầm cách thủy. Khi chín người bệnh chia 3 lần ăn trong ngày, cần ăn lúc nóng, có thể thêm bột gia vị cho vừa miệng. Ăn liên tục 3-5 ngày.
Bài 5. Thuốc chữa bệnh kinh nguyệt không đều
+ Đậu đen (sao cháy) 50g
+ Tô mộc 12g
+ ích mẫu 5g
Các vị thuốc cho vào nồi cùng 450ml nước đun kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc. Người bệnh uống ngày 3 lần trước bữa ăn, mỗi lần 50ml nước thuốc, cần uống liền 3 ngày, trước kỳ kinh 5 ngày.
Bài 6. Thuốc chữa bệnh cao huyết áp
+ Đậu đen 50g
+ Hạ khô thảo 20g
+ Hoa hòe 10g
+ Đường trắng 10g
Hạ khô thảo và hoa hòe cho vào nồi cùng 1000ml nước, đun kỹ lấy 500ml nước. Cho tiếp đậu đen vào nồi ninh nhỏ lửa cho nhừ. Khỉ còn 300ml nước thuốc là được. Cho đường vào quấy đều, chia 3 lần uống trong ngày trước bữa ăn, ăn cả đậu đen.
Bài 7. Thuốc chữa trị ra mồ hôi nhiều do suy nhược
+ Đậu đen 60g
+ Hoàng kỳ 30g
+ Mướp đắng 10g
Các vị thuốc cho vào nồi cùng 500ml nước, đun kỹ lấy 180ml nước đặc. Người bệnh uống ngày 3 lần, trước ăn. cần uống liền 15-20 ngày.
Bài 8. Thuốc chữa say rượu bất tỉnh
+ Đậu đen 50g
Cho đậu đen vào nồi cùng 500ml nước, đun kỹ chắt lấy 100ml nước đặc cho người bệnh uống hết một lần.
Bài 9. Thuốc chữa bệnh rối loạn tiền đình
+ Đậu đen 30g
+ Ngải cứu 45g
+ Trứng gà 1 quả
Trứng gà rửa sạch, đậu đen giã dập, ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ, tất cả cho vào nồi đất, thêm 500ml nước, đậy kín, hầm nhỏ lửa. Khi trứng chín bóc bỏ vỏ trứng, cho trứng vào đun tiếp 3 phút là được. Người bệnh chia làm 2 lần ăn cái và uống nước trong ngày, lúc đói, cần ăn liền 3-5 ngày.
Bài 10. Thuốc chữa cảm lạnh
+ Đậu đen 30g
+ Rượu trắng 20ml
+ Nước nóng 20ml
Đậu đen sao cháy, cho rượu và nước nóng vào nồl đun kỹ. Người bệnh chắt nước uống, vừa uống vừa thổi, sau đó đắp chăn kín cho ra mồ hôi là khỏi.
Bài 11. Thuốc chữa gân co gối nhức
+ Đậu đen 50g
+ Cát căn 9g
+ Đương quy 9g
+ Ma hoàng 9g
+ Quế chi 9g
+ Kê huyết đằng 30g
Đậu đen ngâm nước cho lên mầm dài 3cm, lấy mầm đậu đen ngâm với 50ml, sau một ngày đem sấy khô, cùng các vị thuốc tán nhỏ mịn. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g bột thuốc với nước sôi để nguội, trước bữa ăn. cần uống liền 5-7 ngày.
Bài 12. Thuốc chữa bệnh phù thũng
+ Đậu đen 50g
+ Táo tàu 10 quả
+ Rễ cỏ tranh 30g
+ Gừng tươi 3g
Thuốc cho vào nồi, thêm 600ml nước đun nhỏ lửa cho sôi kỹ thuốc nhừ. Khi còn 300ml nước thuốc, chắt lấy nước bỏ bã. Người bệnh chia 3 lần uống hết trong ngày, trước khi ăn. Cần uống liền 11 ngày.
Bài 13. Thuốc chữa bệnh trĩ ra máu
+ Đậu đen xanh lòng 50g
+ Bồ kết 10g
+ Mộc thông 30g
+ Địa du 30g
+ Đại hoàng 15g
+ Hoa mào gà đỏ 30g
Cho bồ kết vào nồi, thêm 400ml nước đun sôi kỹ, khi còn 100ml nước bồ kết chắt lấy nước bỏ bã. Cho đậu đen xanh lòng vào nước bồ kết ngâm 60 phút, sau đó rang khô. Địa du sao cháy. Tất cả các vị thuốc tán nhỏ mịn, dùng nước mỡ lợn luyện viên bằng hạt ngô, phơi khô đem dùng. Người bệnh uống 3 lần, mỗi lần 12 viên với nước sôi để nguội, trước khi ăn.
Bài 14. Thuốc chữa bệnh đau đầu
+ Đậu đen 30g
+ Thăng ma 9g
+ Thương truật 15g
+ Lá sen 30g
+ Rượu trắng 20ml
Đậu đen sao vàng, cho vào rượu ngâm 60 phút, đem sấy khô, cùng các vị thuốc tán nhỏ mịn. Người bệnh ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g bột thuốc với nước sôi để nguội, sau khi ăn.