U tế bào tiết prolactin (prolactinoma) là loại khối u tuyến yên chế tiết thường gặp nhất, xảy ra với tỷ lệ mắc mỗi năm là 6/100000 người dân. Các nghiên cứu mổ tử thi cho thấy u tế bào tuyến kích thước nhỏ nhuộm bắt mầu prolactin (prolactin- staining microadenoma) gặp ở khoảng 10% các đối tượng nghiên cứu. u tế bào tiết prolactin chiếm khoảng 40 đến 50% các u tế bào tuyến yên. Tỷ lệ nam/nữ bị u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ (khối u có đường kính lớn nhất < 10mm) là 20: 1 và đối với u tế bào tiết prolactin kích thước lớn (khối u có đường kính lớn nhất >10 mm) là 1: 1. Kích thước u có tương quan với nồng độ prolactin máu. Nồng độ prolactin > 200 ng/mL là một chỉ dẫn cho u tế bào tiết prolactin kích thước lớn (macroprolactinoma). Nguy cơ tiến triển từ các u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ thành u tế bào tiết prolactin kích thước lớn là < 30%. u tế bào tiết prolactin là khối u tuyến yên thường gặp nhất xảy ra ở hội chứng u tân sinh nhiều tuyến nội tiết (MEN syndrome). 10% các u tế bào tiết prolactin cũng chế tiết các hormon khác. Các khối u hỗn hợp thường gặp nhất là u tế bào tuyến chế tiết hormon tăng trường (GH)/ prolactin.
Các u tế bào tiết prolactin ác tính là cực kỳ hiếm gặp và được xác nhận khi có tình trạng di cân. Cho tới năm 2006, có 140 trường hợp ung thư tế bào tuyến của tuyến yên đã được báo cáo trong y văn, một phần ba trong số đó là u tế bào tiết prolactin ác tính. Các khối u ác tính này có thể xâm lấn vào xương bướm và xoang hang và gây di căn xa tới xương, hạch bạch huyết, phổi, gan hoặc tủy sống.
NGUYÊN NHÂN
Vùng dưới đồi có tác động ức chế một cách ưu thế trên chế tiết prolactin thông qua các yếu tố ức chế (ví dụ: dopamin). Dường như xảy ra các biến đổi của thụ thể dopamin D2 ở bệnh nhân có u tế bào tiết prolactin. Biến đổi trong các cơ chế thần kinh- nội tiết điều hòa chế tiết prolactin sẽ gây tăng nhẹ nồng độ prolactin (25-150 ng/mL; với giá trị bình thường là 5-20 ng/mL).
Chẩn đoán phân biệt tình trạng tăng prolactin máu
Do thuốc
Các thuốc thuộc loại đối kháng thụ thể dopamin D2 có thể làm tăng nồng độ prolactin huyết thanh song người ta không biết rõ là theo cơ chế nào. Các ví dụ về thuốc gây tăng nồng độ prolactin máu bao gồm các thuốc điều trị loạn thần (risperidon [Risperdal], phenothiazin, haloperidol), metoclopramid, và thuốc điều trị tăng huyết áp (methyldopa [Aldomet], reserpine, verapamil). Các thuốc khác có thể làm tăng nồng độ prolactin là thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái bắt giữ serotonin, estrogen, opiat, và cocain.
Các nguyên nhân sinh lý
Các nguyên nhân sinh lý gây tăng nồng độ prolactin bao gồm khi có thai và kích thích núm vú.
U tế bào tuyến loại gây tiết sữa (Lactotroph adenomas) hoặc u tế bào tiết prolactin (prolactinomas)
Các u tế bào tuyến loại gây tiết sữa có nguồn gốc từ sự phát triển quá mức của một tế bào đơn dòng bị đột biến.
Quá sản các tế bào tiết sữa (Lactotroph hyperplasia)
Quá sản các tế bào tiết sữa do chèn ép cuống tuyến yên và tình trạng này làm giảm ức chế của các tế bào tiết prolactin bởi các yếu tố ức chế prolactin (ví dụ: dopamin). Tình trạng này có thể xảy ra do các khối u của vùng dưới đồi (u sọ hầu [craniopharyngiomas] hoặc ung thư biểu mô vú di căn), các bệnh gây xâm nhiễm (sarcoidosis), tình trạng đứt đoạn dưới đồi- cuống tuyến yên trong chấn thương sọ não hoặc u tuyến yên.
Suy giáp
Hầu hết bệnh nhân bị suy giáp có nồng độ prolactin bình thường. Hiếm gặp bệnh nhân bị suy giáp có biểu hiện tăng nồng độ prolactin. Điều trị thay thế hormon giáp thường sẽ giúp đưa nồng độ prolactin máu trở lại mức bình thường.
Chấn thương lồng ngực và tổn thương tủy sống
Chấn thương lồng ngực hoặc các tổn thương gây kích thích (ví dụ: bệnh zona thần kinh do nhiễm virus herpes) kích hoạt các cung phản xạ thần kinh tương tự như khi kích thích đầu vú, và vì vậy có thể làm tăng nồng độ prolactin.
Suy thận mạn
Bệnh nhân bị suy thận mạn có thể có tăng nồng độ prolactin máu lên gấp ba lần so với giá trị bình thường, do thận giảm khả năng thanh lọc. Trong bệnh cảnh suy thận, một số thuốc (ví dụ: metoclopramid) có thể gây tăng rõ rệt nồng độ prolactin máu (> 500 ng/mL). Nồng độ prolactin máu thường sẽ trở lại giá trị bình thường sau khi bệnh nhân được ghép thận.
Xơ gan
Nồng độ prolactin cơ sở bị tăng từ 5% đến 20% ở bệnh nhân xơ gan, có lẽ là do có các biến đổi trong sản sinh dopamin của vùng dưới đồi.
Suy thượng thận
Các glucocorticoid có tác dụng trên chuyển hóa glucose có tác dụng ức chế trên quá trình giải phóng và sao chép gen prolactin.
Tăng prolactin máu không rõ căn nguyên
ở một số bệnh nhân, nồng độ prolactin là 20 đến 100 ng/mL song không thẻ tìm thấy bất kỳ một nhân nào gây nên tình trạng này. Nhiều đối tượng trong số các bệnh nhân này có u tế bào tuyến kích thước nhỏ (microadenoma) loại tế bào gây tiết sữa song không phát hiện được. Theo dõi lâu dài các bệnh nhân này cho thấy 1/3 số trường hợp, nồng độ prolactin trở về bình thường; trong 10 đến 15% các bệnh nhân, nồng độ prolactin tăng lên thêm 50% so với mức nền; và trong số bệnh nhân còn lại, nồng độ prolactin vẫn ổn định và chỉ tăng lên nhẹ.
Tăng prolactin máu loại phân từ lớn (Macroprolactinemia) (“Big prolactin”)
Một lượng nhỏ prolactin dạng 25-kDa được gắn đường (glycosylated prolactin) thay vì là prolactin dạng bình thường 23-kDa không gắn đường (non glycosylated prolactin) có thể lưu hành trong hạt kết tập (aggregates). Các hạt kết tập của phân tử prolactin lớn này (macroprolactin) có thể được phân biệt với tăng prolactin máu bằng kỹ thuật lọc qua gel hoặc kết tủa polyethylene glycol. Trong một nghiên cứu loạt bệnh trên các bệnh nhân này, không có bệnh nhân nào trong nghiên cứu được báo cáo có tiền sử vô kinh, một vài bệnh nhân bị thiểu kinh (oligomenorhea) hoặc bị chảy sữa, không có bệnh nhân thấy có u tế bào tuyến được phát hiện trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ não.
Tác động gây kết quả âm tính giả hay nồng độ thấp giả tạo (Hook Effect [Prozone effect])
Định lượng nồng độ prolactin trong huyết thanh rất quan trọng trong chẩn đoán phân biệt giữa các u tế bào tiết prolactin (prolactinomas) với các u tế bào tuyến không hoạt động chức năng. Định lượng bằng kỹ thuật đo phóng xạ miễn dịch (Immunoradiometric assay: IRMA) hay định lượng miễn dịch phóng xạ không cạnh tranh thường được sử dụng để định lượng nồng độ prolactin trong huyết thanh. Độ nhậy và độ tin cậy của test tốt với thời gian ủ bệnh phẩm ngắn. Các kết quả thấp giả tạo đã được báo cáo khi sử dụng kỹ thuật này khi có mặt một lượng lớn prolactin gây tình trạng bão hòa các kháng thề, một hiện tượng được biết dưởi tên “hook effect” hay “prozone effect”. Trong bệnh cảnh u tuyến kích thước lớn (macroadenoma) của tuyến yên, nồng độ prolactin từ 20 đến 200 ng/mL khiến người thầy thuốc kết luận là u tuyến yên này không hoạt động chức năng do các u tuyến kích thước lớn có thể làm tăng nồng độ prolactin tới khoảng nồng độ nói trên do gây chèn ép mức cuống yên. Tác động gây kết quả xét nghiệm nồng độ thấp giả tạo (hook effect hay prozone effect) phải được xem xét và loại trừ bằng cách tiến hành xác định thêm test hòa loãng huyết thanh tỷ lệ 1: 10. Nếu mẫu bệnh phẩm được hòa loãng cung cấp cùng kết quả (hoặc thậm chí một kết quả cao hơn), khi đó có thể đặt ra chẩn đoán tăng prolactin máu loại phân tử lớn (macroprolactinemia).
BIỂU HIỆN
Các biểu hiện lâm sàng
Các dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương yên lan rộng bao gồm đau đầu (thường gặp ở bệnh nhân bị u tuyến yên kích thước lớn và cải thiện sau khi khối u thu nhỏ lại), giảm thị lực và khiếm khuyết thị trường. Liệt cơ vận nhãn có thể xảy ra khi khối u lan rộng sang bên và xâm lấn tới xoang hang. Chảy dịch mũi có thể xảy ra nếu khối u xâm lấn tới xoang bướm hoặc xoang sàng, hoặc sau khi làm khối u co nhỏ nhanh bằng thuốc.
Khi khai thác tiền sử, nên tập trung tìm kiếm các thuốc bệnh nhân đã sử dụng, các triệu chứng suy giáp, bệnh thận hoặc xơ gan, đau đầu và triệu chứng thị giác. Khám thực thể cần đánh giá tinh trạng mất thị trường hai bên thái dương và các dấu hiệu thực thể của suy giáp hoặc suy sinh dục. Prolactin được bài xuất theo chu kỳ. Dấu hiệu của tăng nhẹ nồng độ prolactin đòi hỏi phải được khẳng định qua một vài mẫu định lượng. Khai thác cẩn thận tiền sử dùng thuốc được khuyến cáo. Các xét nghiệm sinh hóa thường quy như hormon kích thích tuyến giáp (thyroid-stimulating hormon [TSH]) và các xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản có thể giúp loại trừ suy giáp, suy thận mạn và xơ gan. Nồng độ prolactin trong huyết thanh <100 ng/mL và khi nồng độ này giảm xuống dần tới giới hạn bình thường khi tiến hành làm nhiều mẫu máu liên tiếp sẽ loại trừ chẩn đoán tăng prolactin máu. Nồng độ prolactin trong huyết thanh > 200 ng/mL là một chỉ báo mạnh cho u tế bào tiết prolactin kích thước lớn (macroprolactinoma). Khi không thấy có nguyên nhân rõ rệt gây tăng prolactin máu, chụp cộng hưởng từ tăng sáng với gadolinium sẽ cung cấp các chi tiết giải phẫu tốt nhất đối với vùng đồi thị-tuyến yên. Các khối u lớn không chế tiết có thể gây tăng kín đáo nồng độ prolactin do chèn ép cuống tuyến yên (tăng prolactin, < 150 ng/mL), trái lại các u tuyến kích thước lớn chế tiết prolactin sẽ gây một nồng độ prolactin máu cao hơn nhiều (> 250 ng/mL). Nên thực hiện test đánh giá thị trường (bằng thước đo thị trường của Goldman) cho các bệnh nhân có khối u nằm kế cận hoặc gây chèn ép giao thoa thị giác.
Phụ nữ tiền mãn kinh
Các phụ nữ tiền mãn kinh có biểu hiện thiểu năng sinh dục thứ phát (vô sinh, thiểu kinh hoặc vô kinh) và tình trạng chảy sữa được gặp ở 30 đến 80% các trường hợp. Tăng prolactin máu giải thích cho 10% đến 20% các trường hợp vô kinh (ngoại trừ khi có thai) ở nhóm các phụ nữ này. Một nồng độ prolactin trong huyết thanh > 100 ng/mL được đi kèm với tình trạng suy sinh dục rõ rệt và có thể gây các cơn bốc hỏa và khô âm đạo. Tình trạng tăng prolactin máu nhẹ (20-50 ng/mL) có thể gây vô sinh, ngay cả khi bệnh nhân không có bất thường của chu kỳ kinh nguyệt. Các phụ nữ có tình trạng vô kinh trong các giai đoạn dài hơn có nguy cơ bị mất canxi của xương (osteopenia) và loãng xương (osteoporosis) và có xác suất có biểu hiện chảy sữa ít hơn.
Phụ nữ mãn kinh
Các phụ nữ sau tuổi mãn kinh hiếm gặp biểu hiện chảy sữa, do họ có nồng độ estrogen rất thấp. Tăng prolactin máu ở các phụ nữ này chỉ được phát hiện một khỉ u tế bào tiết prolactin có kích thước đủ lớn để gây ra tác động choán chỗ, ví dụ như đau đầu hoặc suy giảm thị lực. Tăng tiết bã nhờn và bị rậm lông (hirsutism) nhẹ có thể được thấy. Các triệu chứng nói trên có thể đi kèm với tăng nồng độ androstenedion và dehydroepiandosterone sulfat, gợi ý prolactin có tác động kích thích trên bài xuất các androgen của vỏ thượng thận.
Nam giới
Nam giới được biểu hiện bằng suy sinh dục giảm hormon hướng sinh dục (hypogonadotropic hypogonadism) và các triệu chứng của giảm ham muốn tình dục, liệt dương, vô sinh, vú to nam giới, hiếm gặp là tình trạng chảy sữa. Tăng prolactin máu gây giảm tiết testosteron và đến lượt tình trạng này gây giảm sinh lực, ham muốn tình dục, khối cơ, lông tóc và thúc đẩy tình trạng loãng xương.
XỬ TRÍ
Các chỉ định điều trị phụ thuộc vào kích thước u và các tác động của tình trạng tăng prolactin máu. Xâm lấn hoặc chèn ép tới cuống tuyến yên hoặc giao thoa thị giác, hoặc các triệu chứng do tăng prolactin máu gây nên là các chỉ định để tiến hành điều trị. ở 95% các bệnh nhân, u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ sẽ không to ra qua một giai đoạn theo dõi kéo dài 6 năm. ít có khả năng là một u tế bào tiết prolactin sẽ to lên một cách đáng kể mà không có kèm tăng đồng thời nồng độ prolactin trong huyết thanh; vì vậy, hầu hết các bệnh nhân bị u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ có thể được theo dõi một cách an toàn bằng cách định kỳ định lượng nồng độ prolactin máu. Nếu nồng độ prolactin tăng lên một cách đáng kể, cần chỉ định chụp lại hình ảnh học chẩn đoán.
Điều trị nội khoa
Điều trị chính đối với u tế bào tiết prolactin là dùng thuốc đối kháng thụ thể dopaminergic (bromocriptin và cabergolin). Hầu hết các bệnh nhân sẽ đáp ứng sau khi bắt đầu điều trị trong vòng vài tuần, như được xác nhận bằng thuyên giảm triệu chứng và nồng độ prolactin máu. Một số lớn bệnh nhân cũng sẽ có cơ hội giảm được kích thước của u tới trên 50%. Một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh có thể ngừng dùng cabergolin hoặc bromocriptin một cách an toàn và có từ 40% đến 70% các đối tượng sẽ có tình trạng lui bệnh kéo dài.
Bromocriptin
Bromocriptin là một chất đối kháng thụ thể D2 dẫn xuất của cựa lúa mạch (ergot). Thuốc có thể được dùng theo đường uống từ 1 đến 2 lần/ngày với liều 2,5-20 mg/ngày và giúp làm giảm nồng độ prolactin máu về mức bình thường ở 60-100% các trường hợp tăng prolactin máu. Các phụ nữ có lại chu kỳ kinh có rụng trứng đều đặn, tình trạng chảy sữa sẽ thoái triển sau 2-3 tháng điều trị. Đối với u tế bào tiết prolactin kích thước lớn, tình trạng giảm kích thước khối u thường được kết hợp với cải thiện thị trường, giảm tình trạng tăng prolactin máu, và cải thiện các chức năng khác của tuyến yên (do làm giảm tác dụng gây choán chỗ). Hầu hết các nghiên cứu gợi ý, điều trị bằng bromocriptin có ít hoặc không có tác động trên kết quả phẫu thuật sau gây nên như hậu quả của u tế bào tuyến kích thước nhỏ; tuy nhiên, ở bệnh nhân bị u tế bào tuyến kích thước lớn, điều trị bằng bromocriptin kéo dài 6-12 tuần sẽ gây xơ hóa quanh mạch của khối u và tình trạng này có thể làm thủ thuật cắt bỏ hoàn toàn u trở nên phức tạp hơn. Tác dụng phụ thường gặp nhất của bromocriptin là buồn nôn và nôn. Tụt huyết áp tư thế có thể xẩy ra khi bắt đầu điều trị. Khoảng 5% đến 10% bệnh nhân sẽ hoặc không đáp ứng với bromocriptin hoặc chỉ có được đáp ứng tối thiểu. Để xử trí tình trạng kháng với điều trị, các thuốc đối kháng thụ thể dopamin khác đang được nghiên cứu.
Cabergolin
Cabergolin là một chất đối kháng thụ thể D2 không phải là dẫn xuất của cựa lúa mạch (nonergot) có thời gian bán hủy kéo dài, thuốc có thể được dùng theo đường uống với liều 0,25 đến 1 mg X 2 lần/tuần. Một số nghiên cứu chứng minh tác dụng không tồi hơn (so với bromocriptin) đã cho thấy carbergolin ít nhất cũng có hiệu quả như bromocriptin trong tác dụng hạ thấp nồng độ prolactin và làm giảm kích thước u, một số nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ thành công tốt hơn so với bromocriptin. Tác dụng phụ của thuốc ít gặp hơn nhiều và ít nghiêm trọng hơn so với bromocriptin. Các nghiên cứu gần đây cho thấy cabergolin có thể gây xơ hóa van tim khi dùng liều cao hơn (khi thuốc được sử dụng theo phê chuẩn của FDA đối với bệnh Parkinson). Đối với các rối loạn gây tăng prolactin máu, cần sử dụng liều cabergolin thấp hơn đáng kể. Khi sử dụng với liều thấp hơn này, dường như ít có nguy cơ bị các bất thường van tim hơn.
Các chất đối kháng dopamin khác
Pergolid, một chất đối kháng dopamin gần đây đã bị rút khỏi thị trường, được phê chuẩn chỉ để điều trị bệnh parkinson mà không được dùng để điều trị tăng prolactin máu. Thuốc bị rút khỏi thị trường sau khi có hai nghiên CÍPU mởi ch〇 thấy các bệnh nhân bị bệnh Parkinson khi được điều trị bằng pergolid sẽ bị tăng nguy cơ tổn thương nặng nề van tim khi được so sánh với các bệnh nhân không dùng thuốc này.
Quinagolid là thuốc có thể được cho dùng 1 lần/ngày, là một điều trị tiềm năng khác. 50% bệnh nhân kháng trị với bromocriptin sẽ đáp ứng với quinalolid, song thuốc còn chưa được phê chuẩn sử dụng tại Hoa Kỳ.
Phẫu thuật
Phẫu thuật tuyến yên được khuyến cáo cho các bệnh nhân có u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ hoặc kích thước lớn song không đáp ứng hoặc không dung nạp với điều trị bằng thuốc đối kháng dopamin và đối với các đối tượng khi điều trị nội khoa không thể làm khối u nhỏ lại, hoặc đối với các bệnh nhân bị kén (cystic) hoặc khối u xâm lấn nhanh. Phẫu thuật tuyến yên nhằm cắt bỏ một phần và dự phòng tình trạng lan rộng u được chỉ định đối với các phụ nữ bị u tế bào tiết prolactin kích thước lớn mong muốn có thai. Phẫu thuật qua đường xương bướm là kỹ thuật được ưa chuộng trong điều trị u tế bào tuyến kích thước lớn ở các bệnh nhân không muốn điều trị nội khoa suốt đời.
Xạ trị (Radiotherapy)
Điều trị phóng xạ được hạn chế cho bệnh nhân bị u té bào tiết prolactin kích thước lớn song không đáp ứng với điều trị nội khoa và phẫu thuật. Biện pháp này đôi khi được sử dụng kết hợp với điều trị nội khoa. Khoảng 30% bệnh nhân đạt được nồng độ prolactin máu bình thường dần dần sau một thời gian điều trị.
U tế bào tiết prolactin và có thai
Các bệnh nhân bị u tế bào tiết prolactin mong muốn có thai cần được tham khảo ý kiến các chuyên gia về sản khoa và nội tiết cho đối tượng có nguy cơ cao khi có thai do các bệnh nhân này có thể cần được điều trị trước bằng bromocriptin để có khả năng sinh sản. Tỷ lệ có thai từ 37% đến 81% đã được báo cáo ở các phụ nữ bị u tế bào tiết prolactin, cần ngừng dùng bromocriptin ngay khi bệnh nhân có thai. Không thấy có báo cáo về tác dụng gây quái thai của bromocriptin khi ngừng dùng thuốc trong vòng vài tuần sau khi có thai.
ở phụ nữ bị u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ, có thai và sinh đẻ thường không có biến cố gì. Phụ nữ bị u tế bào tiết prolactin kích thước lớn khi họ mong muốn có thai cần được điều trị trước bằng bromocriptin trong một thời gian đầy đủ để có được tác dụng làm nhỏ khối u một cách căn bản. Khi tình trạng này xảy ra và bệnh nhân đã có thai, cần ngừng dùng bromocriptin.
Trong khi mang thai, tuyến yên bình thường sẽ tăng kích thước, do có tình trạng quá sản tế bào tiết prolactin rõ rệt do tác dụng của estrogen trên tổng hợp prolactin. Nguy cơ khối u to ra là < 5,5% đối với các u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ và là 15,5% đến 35,7% đối với các u tế bào tiết prolactin kích thước lớn. Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần u qua đường xương bướm trước khi có thai đối với các khối u tuyến kích thước lớn (macroadenoma) loại quá lớn sẽ làm giảm nguy cơ khối u to ra nhanh gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Theo dõi định kỳ nồng độ prolactin ở các bệnh nhân có thai không mang lại hiệu quả gì, do nồng độ prolactin không phải luôn tảng lên trong khi có thai và có thể không tăng lên ngay cả khi khối u to ra. Test đo thị trường nên được hạn chế cho các bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng. Chụp cắt lớp vi tính não nhiều lần được dành cho các bệnh nhân có triệu chứng gợi ý u to ra. Cho dùng trờ lại bromocriptin với liều thấp nhất có hiệu quả trong khi có thai lả điều trị được chọn cho các bệnh nhân có triệu chứng gợi ý u to ra, do áp dụng bất kỳ loại phẫu thuật nào trong thời gian có thai đều làm tảng gấp 1,5 lần nguy cơ sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ và làm tăng gấp 5 lần nguy cơ này trong ba tháng giữa của thai kỳ. Phẫu thuật qua đường xương bướm hoặc gây chuyển dạ đẻ (nếu thai đã đủ điều kiện ) cần được tiến hành nếu không thấy có đáp ứng với bromocriptin và thị lực của bệnh nhân tiến triển xấu dần đi.
NHỮNG ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN GHI NHỚ
- Nồng độ prolactin máu > 200 ng/mL là một chỉ dẫn cho u tế bào tiết prolactin kích thước lớn.
- Các biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất của u tế bào tiết prolactin là vô sinh, thiểu kinh (oligomenorrhea), vô kinh và chảy sừa. u tế bào tuyến kích thước lớn (macroadenomas) cũng có thể gây đau đầu và khiếm khuyết thị trường.
- Nên tiến hành khai thác kỹ tiền sử bệnh để tìm kiếm các thuốc gây tăng nồng độ prolactin máu. cần tiến hành khám thực thể để đánh giá các dấu hiệu suy giáp, suy sinh dục, và mất thị trường hai bên thái dương. Phải làm xét nghiệm sinh hóa máu thường quy để loại trừ suy giáp, suy thận mạn và xơ gan như các nguyên nhân gây tăng nồng độ prolactin máu.
- Điều trị ban đầu đối với bệnh nhân bị u tế bào tiết prolactin kích thước nhỏ (microprolactinomas) và kích thước lớn (macroprolactinomas) là điều trị nội khoa hoặc bằng bromocriptin hoặc bằng cabergolin. Cabergolin ít gây tác dụng phụ hơn, song thuốc đắt tiền hơn.
Ở phụ nữ có u tế bào tiết prolactin kích thước lớn loại khối u quá to là đối tượng mong muốn có thai, tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần u qua đường xương bướm trước khi có thai giúp làm giảm nguy cơ u to ra gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Bromocriptin được cho trong một giai đoạn đầy đủ để làm co nhỏ khối u cũng có thể làm giảm nguy cơ u to ra nhiều trên lâm sàng trong khi có thai.
Bác sĩ cho e hỏi với ạ, vợ e gần đây bị phát hiện chảy sữa, đau đầu, khô rát vùng âm đạo. Có hầu hết các triệu chứng của bệnh trên, cho e hỏi ở VN thì ở đâu có thể chữa đc, và chuyện con cái thì sao ak
Bạn nên đến bệnh viên Ung bướu hoặc bệnh viện Nội tiết Trung Ương