Trang chủBệnh truyền nhiễmMiễn dịch trong những bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Miễn dịch trong những bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng

Đối với những bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng thì miễn dịch là khả năng của cá thể chống lại với sự lây nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng vào cá thể đó và làm mất đi tác hại của chúng. Người ta phân biệt hai trường hợp sau đây:

Bệnh nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.

Nhiễm tiềm tàng, trong đó mầm bệnh xâm nhập cơ thể nhưng không kèm theo biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Nếu mầm bệnh có thể lây trúyền sang người khác, thì lúc đó người bị nhiễm mầm bệnh đó được gọi là “người lành” mang mầm bệnh.

Ngoài ra, những mầm bệnh với khả năng gây bệnh kém, cũng có thể gây ra những bệnh rất nặng ở những đối tượng đặc biệt dễ bị tác động, do khả năng đề kháng của họ bị yếu đi vì một lý do nào đó (trường hợp này gọi là nhiễm khuẩn cơ hội).

Sự sản xuất kháng thể được kích thích bởi các tác nhân lây nhiễm. Những phân tử cấu tạo nên các vi sinh vật gây bệnh đều có cấu trúc khác với những phân tử cấu tạo nên cơ thể của đối tượng bị nhiễm (túc chủ). Một số phân tử của các vi sinh vật này được gọi là kháng nguyên, vì chúng kích thích cơ thể của đối tượng mà chúng lây nhiễm sản xuất ra các kháng thể. Những kháng thể này là những protein do những tế bào lympho sản xuất ra, và chúng là những gamma globulin của huyết tương. Khi một tế bào lympho đáp ứng với kích thích của một kháng nguyên bằng cách sản xuất ra kháng thể tương ứng, thì sẽ có một dòng (còn gọi là clôn) tế bào lympho có khả năng sản xuất cùng một loại kháng thể như nhau phát triển lên, và tiếp tục sản xuất kháng thể đó, ngay cả khi không còn kháng nguyên trong cơ thể nữa (xem: tế bào lympho B).

Bảng 2.5. Quan hệ giữa mầm bệnh với người bị nhiễm

A. CÁC YỂU TỐ LIÊN QUAN TỚI MẦM BỆNH

Khả năng sinh bệnh hoặc khả năng mầm bệnh làm phát sinh một bệnh ỏ người.

Tính tác hại hoặc khả năng mầm bệnh tấn công vào hệ thống phòng vệ của người bị nhiễm.

Độc tinh hoăc khả năng sản xuất ra độc tố của mẩm bệnh

Khả năng xâm lấn hoặc khả năng mầm bệnh xâm nhập vào toàn bộ cơ thể người bị nhiễm hoặc chỉ phát triển khu trú ỏ mọt số mô hoặc cơ quan nào đó cua người này.

Tính lây truyền hoặc khả năng mầm bệnh lan truyền dễ dàng nhiều hoặc ít từ người này sang ngưòi khác (lây truyền trực tiếp từ người sang người).

số lượng của mầm bệnh xâm nhập cùng một lúc vào cơ thể người bị nhiễm

Môi trường bên ngoài: sự lan truyền của mầm bệnh sang người khác qua một túc chủ trung gian và/hoăc bởi một vectơ là phụ thuộc vào môi trường bên ngoài.

B. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI BỊ NHIỄM

Sức dề kháng hoăc khả năng của người bị nhiễm làm mất tác động của mầm bệnh; Sức đề kháng thay đổi tuỳ theo tuổi, giới, nhóm chủng tộc, và tình trạng phòng vệ của người bị nhiễm; sức đề kháng giảm trong trường hợp suy giảm miễn dịch.

Môi trường bên ngoài:

Các điều kiện thời tiết

Vệ sinh môi trường (nưốc uống, tiêu thoát nưốc bẩn, nhà ở V..V..)

Các biện pháp kiểm soát các bệnh truyền nhiễm

Sự cân bằng giữa mầm bệnh và người bị nhiễm: có nhiều vi sinh vật ký sinh trên người mà không gây bệnh; ví dụ những trường hợp nhiễm virus tiềm tàng.

Người ta gọi các vi khuẩn sống bình thường trên da, trong các niêm mạc, và trong ruột là những sinh vật hoại sinh’, tuy nhiên, nếu cân bằng sinh học giữa các mầm này và người mang chúng bị rối loạn, đăc biệt khi khả năng phòng vệ cơ học, hoá học hoặc miễn dịch của người mang chúng bị yếu đi, thì những vi khuẩn nói trên có thể trở thành tác nhân sinh bệnh.

Bảng 2.6. Những vi khuẩn có tiềm năng sinh bệnh ở trong quần thể vi sinh bình thường

A. DA

Vi khuẩn ái khí: Staphylococcus epidermidis (tụ cầu biểu bì), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Streptococcus pyogenes (liên cầu khuẩn sinh mủ), Candida albicans

VI khuẩn ky. khí: liên cầu khuẩn kỵ khí

B. NIÊM MẠC MIỆNG VÀ HỌNG (HẦU)

Vi khuẩn ái khí: Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Streptococcus viridans, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Klebsiella pneumoniae, Neisseria meningitidis, Escherichia coli, Candida albicans

VI khuẩn kỵ khí: các loài Fusobacterium, liên cầu khuẩn kỵ khí, các loài Actinomyces, các loài Bacteroides (trừ Bacteroides fragilis)

c. ĐẠI TRÀNG

Vi khuẩn ái khí: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Streptococcus faecalis, Streptococcus virldans, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus.

VI khuẩn kỵ khí: Bacteroides fragilis, các loài Clostridium, các loài Fusobacterium, liên cầu khuẩn kỵ khí

MIỄN DỊCH TỤ NHIÊN CHỦ ĐỘNG: xuất hiện ngay khi sinh sau khi cơ thể tiếp xúc với một tác nhân gây bệnh, tác nhân này có thể gây ra một bệnh hoặc điển hình hoặc không điển hình, hoặc chỉ lây nhiễm tiềm tàng (không có biều hiện triệu chứng). Miễn dịch tự nhiên chủ động hình thành sau khi khỏi một bệnh nhiễm khuẩn có thể chỉ tồn tại trong một thời kỳ ngắn (ví dụ sau khi khỏi bệnh cảm cúm), hoặc tồn tại vĩnh viễn (ví dụ sau khi khỏi bệnh sởi).

MIỄN DỊCH TỰ NHIÊN THỤ ĐỘNG: ở phôi thai và trẻ sơ sinh, miễn dịch là do các kháng thể được truyền thụ động từ mẹ sang con qua đường rau thai. Miễn dịch này tồn tại ở trẻ tới tháng thứ 5-9 sau khi sinh, rồi mất đi dần dần. Trong thời kỳ này, nếu trẻ tiếp xúc với mầm bệnh, thì có thể chỉ là một lây nhiễm tiềm tàng, và lây nhiễm này sẽ tăng cường cho miễn dịch tự nhiên thụ động bởi miễn dịch chủ động mối hình thành do tiếp xúc nói trên (ví dụ: virus bệnh bại liệt).

GÂY MIEN dịch chủ động (tiêm chủng vaccin): miễn dịch chủ động hình thành từ 2 đến 10 ngày sau khi chủ động tiêm chủng vi sinh vật hoặc kháng nguyên của chúng cho đối tượng. Khả năng miễn dịch sẽ tăng dần trong những tuần sau khi tiêm chủng, rồi lại giảm dần vào những tháng hoặc năm tiếp theo.

Ở những đối tượng đã được tiêm chủng một lần, nếu tiêm chủng một lần nữa (gọi là tiêm chủng nhắc nhở), thì sẽ nhanh chóng kích thích sản xuất kháng thể, và kháng thể này lại tồn tại lâu hơn so với lần tiêm chủng đầu tiên. Những vaccin là những dịch treo vi khuẩn hoặc virus toàn phần hoặc đã được phân đoạn, làm cho chúng không còn độc hại nữa, nhưng lại tạo ra được đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

GÂY MIỄN DỊCH THỰ ĐỘNG (liệu pháp huyết thanh): miễn dịch thụ động được tạo ra cho một đối tượng bằng cách đưa vào cơ thể người này những kháng thể do cơ thể người khác hoặc cơ thể động vật sản xuất ra. Loại miễn dịch thụ động này tuy tạo ra được ngay, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn.

Huyết thanh khác loài (nguồn gốc từ động vật): sản xuất từ huyết thanh của động vật (cừu, bò) được gây miễn dịch bằng một loại kháng nguyên nào đó. Tuy giá thành của loại huyết thanh này thấp, nhưng khi sử dụng chúng có thể gây ra những phản ứng dị ứng tức thời (xem sốc phản vệ) hoặc phản ứng muộn (xem: bệnh huyết thanh).

Để tránh những phản ứng này, người ta thực hiện phương pháp Besredka: tiêm cách nhau 15 phút, lần đầu 1/10 ml vaccin, nếu không có phản ứng thì tiêm lần thứ hai 1/4 ml, và cuối cùng nếu vẫn không có phản ứng thì tiêm nốt phần còn lại của liều vaccin.

Huyết thanh đồng loài (nguồn gốc từ người): là những globulin miễn dịch hoặc gamma-globulin, chế phẩm lấy từ huyết tương của những người cho máu đã được gây miễn dịch. Những chế phẩm này có ưu điểm là được dung nạp tốt hơn, so với huyết thanh lấy từ nguồn động vật. Thời gian tác dụng của chúng kéo dài từ 3 đến 6 tuần. Có hai loại globulin miễn dịch:

+ Globulin miễn dịch chuẩn hoặc đa trị: là những chế phẩm chứa toàn bộ những kháng thể ở người lớn.

+ Globulin đặc hiệu: chế phẩm từ những đối tượng được gây miễn dịch tăng cường bằng cách tiêm chủng nhiều lần hoặc lựa chọn vaccin nhằm đạt hiệu giá kháng thể cao (xem: bệnh ho gà, bạch hầu, viêm gan B, quai bị, bệnh dại, bệnh sởi, bệnh rubêon, uốn ván, thuỷ đậu, và bệnh zona). Trong nhũng trường hợp ghép thận, người ta còn sử dụng những immunoglobulin (globulin miễn dịch) đặc hiệu kháng virus cự bào cho những người nhận mà phản ứng huyết thanh ảm tính, được ghép thận lấy từ người cho mà phản ứng huyết thanh dương tính đối với virus này.

+ Chống chỉ định dùng globulin miễn dịch: những đối tượng thiếu hụt IgA đơn thuần, vì nếu tiêm globulin miễn dịch thì có thể tạo nên tình trạng miễn dịch kháng IgA, và những kháng thể hình thành có thể là nguyên nhân gây sốc khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền các sản phẩm từ máu vào những lần sau.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây