Chloroquin
Nivaquine ® (Specia) [sulfat].
Tính chất: thuốc chống sốt rét thuộc nhóm 4-amino-quinolein, tác dụng chống các dạng ở hồng cầu của Plasmodium vivax, P. ovale, p.malarie và p. falciparum (trừ các chủng đã đề kháng với thuốc này); được dùng trong điều trị và dự phòng bệnh sốt rét.
Chỉ định
Điều trị các cơn sốt rét ác tính
Nhiễm p.malarie và p. falciparum nhạy cảm với dùng chỉ riêng chloroquin.
Bị nhiễm ngay là ít gặp hoặc xảy ra, nhiễm p.vivax và P.ovale tự nhiên bằng cách dùng tiếp primaquin để loại trừ các dạng dai dẳng trong gan (hypnozoite). Các dạng này không có trong thê nhiễm bẩm sinh hay mắc phải, bằng tiêm máu hay tiêm truyền lây nhiễm.
Dự phòng ở phụ nữ có thai và ở người không miễn dịch có nguy cơ.
Liều dùng; (mọi liều lượng được biểu hiện bằng chloroquin gốc).
ĐIỀU TRỊ BỆNH SỐT RÉT
Đường uống: phải cho uống chloroquin sau bữa ăn để tránh buồn nôn và nôn. Nếu nôn ra một phần hay cả liều thì phải uống lại.
Người lớn kể cả phụ nữ có thai: Tổng liều: 1500mg (khoảng 25 – 30mg/kg) trong 3 ngày.
Ngày 1: 900mg (lần đầu 600mg rồi 8 giờ sau 300mg).
Ngày 2 và 3: 300mg trong một lần duy nhất.
Đợt điều trị 3 ngày đủ làm mất hết p.falciparum nhạy cảm bị nhiễm bởi vì đã đạt được các nồng độ trong huyết tương hiệu quả trong nhiều tuần. Không cần điều trị thêm cho những người không có nguy cơ tái nhiễm.
Trẻ em:
Tổng liều: 25mg/kg chia cho 3 ngày (viên nén hay hỗn dịch uống). Cho uống thành 3 liều thì tiện hơn:
Ngày 1 và 2: 10mg/kg.
Ngày 3: 5mg/kg.
Tuy vậy, có vẻ như người ta đã thu được kết quả tốt hơn khi tăng cường liều đầu tiên như sau:
Ngày 1: liều đầu tiên 10mg/kg; liều thứ hai sau 8 giờ là 5mg/kg.
Ngày 2 và 3: 5mg/kg
Đường tiêm:
Cần phải tiêm thuốc chloroquin khi người bệnh không thể nuốt được và khi ta không có cả quinin lẫn quinidin. Cho tiêm quá nhanh có thể dẫn đến các đỉnh nồng độ gây độc trong huyết thanh và nguy cơ truy mạch.
Liều đầu tiên 10mg/kg phải được cho trong ít nhất 8 giờ, nên truyền tĩnh mạch rất chậm, cần nhắc lại 8 giờ một lần cho tới khi đạt tổng liều 25mg/kg.
Cần ngừng truyền ngay khi bệnh nhân có thể uống được chlproquin. Khi ta không có vật tư để truyền, người ta có thể tiêm bắp hay dưới da 2,5mg/kg cách quãng 4 giờ hay 3,5mg/kg cách quãng 6 giờ cho tối khi đạt tổng liều 25mg/kg.
Đường tĩnh mạch là chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi (nguy cơ truy mạch).
DỰ PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
Người lớn, kể cả phụ nữ có thai:
300mg mỗi tuần.
Trẻ em: 5mg/kg mỗi tuần.
Liều này đã tỏ ra có hiệu quả
ngay cả trong vùng mà sự đề kháng rất yếu. Tuy thế, cần áp dụng cẩn thận và tiếp tục dùng cho phụ nữ có thai cho tỏi khi sinh đẻ và cho người không được miễn dịch trong ít nhất 6 tuần sau nguy cơ phơi nhiễm cuối cùng. Thuốc loại được p. falciparum và p.malarie
nhưng không loại p.vivax và p. ovale là các dạng ở trong gan sống sót được.
CÁC CHỈ ĐỊNH KHÁC
Bệnh amip ngoài đường ruột: uống lg mỗi ngày trong 2 ngày rồi 500mg mỗi ngày trong 4 tuần (metronidazol có hiệu quả hơn).
Viêm đa khớp dạng thấp (chỉ định còn tranh cãi): uống 150mg mỗi ngày như tác nhân “có thể làm giảm” khi bị viêm màng hoạt dịch bào mòn tiến triển và/hay khi điều trị bằng muối vàng; trong chỉ định này, người ta ưa hydroxychióyoquin hơn.
Lupus ban đỏ rải rásc: 150mg, 2 lần mỗi ngày bằng đường uống trong 2 tuần, rồi lõómg một lần mỗi ngày.
Chống chỉ định
Nhạy cảm đã được biết với chloroquin hay một 4-amino- quinólein khác.
Điều trị sốt rét do p.falciparum khi nghi ngờ đề kháng với chloroquin.
Thiếu, gluco-6-phosphat dehydrogenase (cơn tan huyết).
Porphyrin huyết (nguy cơ lên cơn kịch phát)
Thận trọng
Nếu tình trạng người bệnh tiếp tục nặng lên sau khi dùng chloroquin, phải nghi ngờ việc đề kháng và cho dùng quinin khẩn cấp bằng đường tĩnh mạch.
Sử dụng trong khi có thai: không có gì cho phép nghĩ là chloroquin lại nguy hiểm khi có thai với liều hạn chế. Do sự nhạy cảm của phụ nữ có thai với bệnh sốt rét do p.falciparum, phải dùng liều khuyến cáo cho dự phòng và điều trị ở mọi nơi mà bệnh sốt rét còn nhạy với chloroquin thắng thế. Không nên dùng kéo dài với liều cao.
Khi cho dùng kéo dài (điều trị lupus ban đỏ rải rác hay viêm đa khớp dạng thấp): theo dõi về huyết học và khám mắt 3 tháng một lần.
Tác dụng phụ: các tác dụng phụ nặng là hiếm thấy ở liều dùng thông thường chống sót rét nhưng ngứa nhiều, có thể trở nên không chịu được là phổ biến ở người Phi châu và cũng đã được báo ở Nam Mỹ và Trung Mỹ cũng như Đông Nam Á. Người ta hay làm chi đỡ ngứa bằng thuốc nước có calamin nhưng do thuốc này ảnh hưởng lên sự tuân thủ điều trị, khi bị tái nhiễm, có lẽ nên dùng một loại diệt thể phân bào khác trong máu có hiệu quả với tác dụng ngắn. Các cơn đau nhức và rối loạn tiêu hoá đôi khi khó chịu.
Với những người nhạy cảm, chloroquin có thể gây cơn porphyrin huyết nặng cấp, gián đoạn và vảy nến. Điều đầu tiên của tổn thương này có thể giống cơn độc cấp. Khi chẩn đoán là đáng ngờ, phải tìm porphobilinogen trong nước tiểu.
Thị giác có thể bị tổn hại không phục hồi tiếp sau việc tích tụ chloroquin trên võng mạc, một biến chứng đã biết của điều trị dài hạn với liều cao nhưng chưa bao giờ được quan sát thấy hay hiếm khi thấy với các liều dự phòng được khuyến cáo cho bệnh sốt rét. Tuy vậy, nên làm sao cho không dùng quá 100mg. chloroquin gốc trong cuộc đòi.
Các tác dụng phụ khác đã quan sát thấy khi cho dùng kéo dài với liều cao: rối loạn về tâm thần, cơn co giật, bệnh lý về thần kinh, yếu cơ, tổn thương gan.
Quá liều
Ngộ độc cấp chloroquin thường gây tử vong; liều uống 50mg chloroquin gốc cho mỗi kilogam cân nặng có thể gây chết người (thải trừ của thận chậm, trải dài nhiều ngày). Buồn nôn, nôn và buồn ngủ xuất hiện sóm, tiếp theo là khó diễn đạt, bồn chồn, khó thở do phù phổi cấp, co giật, hôn mê, giảm thị lực (giảm thị lực do cơn co thắt động mạch vành võng mạc) và loạn nhịp tim do rối loạn dẫn truyền (nguy cơ ngừng tim).
Nếu ta xem xét đối tượng trong vòng vài giờ sau tai nạn, phải làm cho nôn hay rửa dạ dày càng sớm càng tốt. Phải đưa người bệnh vào hồi sức và thiết lập một chế độ điều trị chủ yếu nhằm duy trì các chức năng về tim mạch và hô hấp. Khi nghẽn nhịp thất, truyền một dung dịch đẳng trương natri lactat với kali Chlorid (l,5g trong 500ml). Cho diazepam bằng đường tĩnh mạch (0,5-lmg/kg) dưới thông khí hỗ trợ có thể giúp điều trị co giật. Cho thuốc giãn mạch khi có rối loạn thị giác.
Tương tác: với các muối vàng và các thuốc chống viêm dẫn xuất của pyrazolon (nguy cơ tăng viêm da). Sự phối hợp của chloroquin với sulfadoxin + pyrimethamin (Fansidar ® là không nên do nguy cơ tăng viêm da, đôi khi chết người (ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens- Johnson và hội chứng Lyell).
THUỐC TƯƠNG TỰ
Amodiaquin
Flavoquine ® (Rousell).
Cùng tác dụng như chloroquin trong điều trị sất rét cơn ở người lớn, liều khởi đầu 600mg rồi 200mg sau 8 giờ và 400mg mỗi ngày trong 2 ngày tiếp theo; trong hoá trị liệu dự phòng, 400mg mỗi tuần; sau khi gây mất bạch cầu hạt, đôi khi tử vong, không nên dùng cho dự phòng.
Hydroxychloroquin
Plaquenil ® (Sanofi Winthrop).
Trong viêm đa khóp dạng thấp, liều thường dùng là 200- 400mg/ngày, dưới sự theo dõi về nhãn khoa định kỳ. Bỏ điều trị nếu không có kết quả sau 3-6 tháng.
Trong điều trị sốt rét, liều khởi đầu là 800mg ở người lớn, rồi 400mg sau 8 giờ và 400mg mỗi ngày trong 2 ngày sau; trong hoá trị liệu dự phòng, 400mg một lần mỗi tuần.
Chống chỉ định: tác dụng phụ xem ở mục chloroquin.