Nhóm cephalosporin là các kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm beta – lactamin. Cơ chế tác dụng của chúng giống như của các penicillin và hay gặp dị ứng chéo. Một số rất lớn các cephalosporin đã được đưa ra thị trường mà không phải lúc nào cũng chứng tỏ rõ hiệu quả trên lâm sàng. Tình trạng này làm cho việc chọn lựa của thầy thuốc đặc biệt khó khăn.
Các cephalosporin được phân loại theo 3 thế hệ dựa vào hoạt tính của chúng với các chủng gram âm.
Thận trọng: khi bị suy thận, liều dùng phải giảm đi khi có suy gan và suy thận phối hợp.
Chống chỉ định
- Đã bị dị ứng với cephalosporin hay lidocain (cho các dạng tiêm bắp thịt).
- Khi có thai và cho con bú: không có bằng chứng là cephalosporin gây quái thai, một lượng nhỏ thuốc đi vào sữa mẹ nên không khuyên dùng khi cho con bú.
Tác dụng phụ
- Phản ứng dị ứng sớm hay muộn, như với các penicillin: nổi mẩn, phù Quincke, tăng bạch cầu ưa eosin, sốt, có thể sốc phản vệ. Các loại cephalosporin bị chống chỉ định tuyệt đối ở những người đã có phản ứng sớm với penicillin (vì có phản ứng chéo trong 5-15% trường hợp). Không có cách gì để phát hiện dị ứng với
- Rổì loạn tiêu hoá: buồn nôn, nôn ỉa chảy, viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo.
- Các phản ứng độc với thận: một số cephalosporin được thải qua lọc của tiểu cầu thận; việc cho dùng các sản phẩm này khi bị suy thận sẽ kéo dài thời gian bán thải huyết tương và phải giảm liều. Do cefaloridin độc với thận hơn các loại cephalosporin khác với cùng tác dụng kháng khuẩn.
- Rối loạn về đông máu liên đới gây giảm tỷ lệ prothrombin: người ta đã nhận xét thấy với các cephalosporin có một chuỗi thiomethyltetrazol, nhất là cefamandol, cefoperazon, cefotetan, cefmenoxim, latamoxef. Điều chỉnh các rối loạn này bằng cách dùng vitamin K (Xem phytomenadion).
- Đặc biệt, dùng thuốc với liều rất cao có thể gây bệnh lý não với các rối loạn về tri giác và co giật, nhất là khi bị suy thận.
- Hiếm thấy giảm tiểu cầu.
- Theo đường tiêm: đau và kích ứng tại chỗ tiêm bắp và bị viêm tĩnh mạch huyết khối khi tiêm tĩnh mạch.
Tương tác: với probenecid (làm giảm thanh thải của thận), với các aminosid, polymyxin và thuốc lợi tiểu lên ống lượn (độc với thận).
Cephalosporin Thế Hệ 1
Hoạt tính cao chống tụ cầu khuẩn tiết men penicillinase nhưng nhậy với cloxacillin, chống lại một số chủng gram âm (E.coli, Proteus mirabilis, Klebsiella). Các thước cephalosporin thế hệ 1 không tác dụng với các tụ cầu kháng cloxacillin, các cầu khuẩn ruột, Proteus có indol, Pseudomonas, Providentia, Acinetobacter, Serratia, Listeria, Bactertoides fragilis.
Cefaclor
Alfatil ® (Lilly) [ uöng]
Liều dùng: Người lớn:
750mg/ngày chia 3 lần
Trẻ em: 20mg/kg/ngày chia 3 lần
Cefadroxil
Cefadroxil – tên thông dụng [ uống]
Oracefal ® (Bristol – Myers Squibb) [uống]
Liều dùng: Người lớn 2g/ngày chia 2 lần
Trẻ em; 50mg/kg/ngày chia 2 lần
Cefalexin
Cefacet ® (Norgine)[uông]
Cefalexin – tên thông dung [uông]
Ceporexine ® (Glaxo Wellcome) [uống]
Kéforal ® (Lilly) [uông]
Liều dùng: Người lớn: 2g/ngày chia 2 lần
Trẻ em: 25-50mg/kg/ngày chia 2 lần
Cefalotin
Cefalotine – tên thông dụng[tiêm] Keflin ® (Lilly) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn: 2-6g/ngày Cefapirin
Céfaloject ® (Bristol – MyersSquibb) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn 2-6g/ngày Cefatrizin
Céfapéros ® (Bristol – Myers Squibb) [uông]
Liều dùng: Người lớn: 1g/ngày chia 2 lần
Trẻ em: 15-35 mg/kg/ngày chia 2 lần
Cefazolin
Céfacidal ® (Bristol – Myers Squibb) [tiêm]
Céfazoline – tên thông dụng[tiêm] Kefzol ® (Lilly)[tiêm]
Cefradin
Cefradin – tên thông dụng[uống] Doncef ® (Pharma 2000) [uống]
Kelsef® (Jumer)[ uống]
Zadyl ® (Théra)[uống]
Zeefra ® (Doms-Adrian) [uống]
Liều dùng: Người lớn: 2g/ngày chia 2 lần
Trẻ em: 50-100mg/kg/ngày chia 2 lần
Cephalosporin Thế Hệ 2
Được đưa ra thị trường từ 1978 đến 1980, chúng được phân biệt với loại trước bằng hoạt tính với một số enterobacter kháng với cephalosporin thế hệ 1 và bởi một số tính chất đặc hiệu của mỗi phân tử cho nên cần làm kháng sinh đồ trước khi điều trị. Cũng như các cephalosporin thế hệ 1, chúng có tác dụng với các cầu khuẩn gram âm và đặc biệt với các tuj cầu khuẩn nhậy cảm với cloxacillin. Cefoxitin có hiệu lực với Bacteroides fragilis. Ngược lại, cefalosporin thế hệ 2 không có tác dụng với cầu khuẩn ruột, Pseudomonas, Acinetobacter và Listeria.
Cefamandol
Kefandol ® (Lilly)[tiêm]
Liều dùng: Người lớn 3g/ngày Trẻ em: 50mg/kg/ngày
Cefoxitin
Mefoxin ® (MSD – Chibret)[tiêm] Liều dùng: Người lớn 3-6g/ngày
Cefuroxim
Cepazine ® (Sanofi Winthrop)[tiêm] Zinnat ® (Glaxo Wellcome) [tiêm]
Cefuroxim axetyl
Cepazine ® (Sanofi Winthrop)[uông] Zinnat ® (Glaxo Wellcome)[uông]
Liều dùng: Người lớn 0,5- 1g/ngày chia 2 lần
Trẻ em: 15mg/kg/ngày chia 2 lần
Cephalosporin Thế Hệ 3
Được đưa ra thị trường từ 1980. Chúng thường chỉ dùng ở trong bệnh viện và theo đường tiêm, trừ trường hợp hãn hữu. Chúng có tác dụng với một số enterobacter đề kháng với cephalosporin thế hệ 1. Mỗi một cephalosporin này có một tác dụng đặc hiệu và phải được đánh giá bằng kháng sinh đồ trước khi điều trị. Cefsulodin, ceftazidim, cefoperazon có tác dụng đặc biệt lên Pseudomonas. Latamoxef và cefotetan có tác dụng đặc biệt lên Bacteroides fragilis. Ngược lại, các cephalospoin thế hệ 3 ít tác dụng hơn loại thế hệ 1 và 2 đối với các tụ cầu nhậy với cloxacilin và không có tác dụng lên các cầu khuẩn ruột và Listeria.
Cephalosporin thế hệ 3 dạng uống chủ yếu được chỉ định trong điều trị các nhiễm trùng hô hấp mắc tại nhà, các nhiễm trùng da hoặc tiết niệu do các chủng nhạy cảm; so với các cephalosporin cũ, chúng có thời gian bán thải dài hơn, cho phép điều trị với 2 lần một ngày và có khi có hoạt phổ rộng hơn.
Tuy vậy, do giá thành cao, cần cân nhắc kỹ khi chỉ định, đặc biệt là khi có thể dùng một kháng sinh rẻ tiền hơn.
Cefepim
Axépim ® (Bristol – Myers
Squibb) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn 2-6g/ngày
Cefixim
Oroken ® (Bellon) [uống]
Liều dùng:
Người lớn 400mg/ngày chia 2 lần
Trẻ em 8mg/kg/ngày chia 2 lần
Cefoperazon
Cefobis ® (Pfizer)[tiêm]
Liều dùng: Người lớn 4g/ngày Trẻ em 50-200mg/ngày
Cefotaxim
Claforan ® (Roussel) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn 3-4g/ngày Trẻ em 50-200mg/ngày
Cefotetan
Apacef ® (Zeneca Pharma) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn 2g/ngày (tối đa 6g/ngày)
Cefotiam
Taketiam ® (Takeda)[uống]
Texodil ® (Cassenne)[uống]
Liều dùng: Người lớn 2-4g/ngày
Cefpirom
Cefrom® (Roussel) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn 2-4g/ngày
Cefpodoxim
Orelox ® (Diamant) [uống]
Liều dùng: Người lớn 400mg/ngày chia 2 lần
Cefsulodin
Pyocefal ® (Takeda)[tiêm]
Liều dùng: Người lớn 3-5g/ngày Trẻ em 50-100mg/ngày
Ceftazidim
Fortum ® (Glaxo Wellcome) [tiêm] Liều dùng: Người lớn 3g/ngày
Ceftizoxim
Cefizox ® (Bellon)[tiêm]
Liều dùng: Người lớn 3g/ngày
Ceftriaxon
Rocéphine © (Roche) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn l-2g/ngày
Latamoxef
Moxalactam ® (Lilly) [tiêm]
Liều dùng: Người lớn 2g/ngày Trẻ em 40mg/ngày Imipenem + cilastatin natri Tienam © (M,S.,D. – Chibret)
Tính chất: imipenem là một kháng sinh thuộc họ beta – lactamin, thuộc nhóm thienamycin, không được hấp thụ theo đường uống, thuốc này được dùng phối hợp với cilastatin natri là chất ức chế men dehydropeptidase của thận và sẽ làm bất hoạt imipenem ở thận.
Phổ hoạt động: có tác dụng với các chủng gram dương, gồm cả tụ cầu khuẩn, (trừ loại kháng methicillin) và các cầu khuẩn ruột (Streptococcus feacalis), phần lớn các chủng gram âm bao gồm Pseudomonas aeruginosa, Bacillus fragidis, thuốc cũng có tác dụng với Listeria monocytogenes,
Chỉ định: nhiễm trùng nặng với chủng đa kháng thuốc, nhất là nhiễm trùng bệnh viện do các vi khuẩn kháng thuốc thuộc nhóm beta – lactamin thế hệ 1 trừ các viêm màng não.
Liều dùng
- Truyền tĩnh mạch trong huyết thanh mặn hay ngọt: l-2g/ngày (tới 50mg/kg/ngày, không quá 4g/ngày), chia 3-4 lần.
- Khi bị suy thận: giảm liều tuỳ theo độ thanh thải
Chống chỉ định
- Đã có mẫn cảm với penicillin hay cilastatin
- Có thai (độc với bào thai ở động vật), cho con bú.
Tác dụng phụ
- Phản ứng dị ứng (đôi khi chéo với các penicillin và các cephalosporin); có khả năng gây sốc phản vệ, theo dõi về y tế nghiêm ngặt khi cho dùng lần đầu.
- Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, có thể gây viêm đại tràng giả mạc.
- Độc tính huyết học: tăng bạch cầu ưa eosin, giảm số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.
- Phản ứng tại chỗ: phát ban, nề, viêm tĩnh mạch huyết khối.
- Rối loạn về thần kinh: run rảy, mê sảng, ảo giác.
- Tác dụng khác: tăng men transaminase, viêm gan, giảm hoặc vô niệu, suy thận, co giật (nhất là khi bị suy thận).
- Đã có báo cáo về các trường hợp phổi tăng bạch cầu ưa eosin và bệnh lý phổi kẽ.
Aztreonam
Azactam © (Sanofi Wintheop)
Tính chất: là loại kháng sinh beta – lactamin đơn vòng thuộc họ monobactam, chỉ có hoạt tính với các chủng gram âm ái khí (colibacille, klebsiella, Heamophilus influenzae, Enterobacter, Proteus, Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter, Citrobacter, Pasteurelia, não mô cầu, liên cầu khuẩn). Vượt được hàng rào máu – não. Không có tác dụng với các chủng gram dương kể, cả tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.
Chỉ định: Nhiễm trùng tiết niệu (kể cả viêm thận -bể thận). Nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng khác do các chủng nhậy cảm. Thuốc này dành riêng cho người lớn.
Liều dùng: Người lớn, theo đường tĩnh mạch, lg cách quãng 8 đến 12 giờ tuỳ mức độ nhiễm trùng (tối đa 8g/24 giờ). Khi bị suy thận, người ta cho dùng một liều ban đầu bình thường rồi giảm nửa liều nếu độ thanh thải creatinin thấp hơn 30ml/phút và giảm còn 1/3 nếu độ thanh thải dưới 10 ml/phút.
Tác dụng phụ: các phản ứng dị ứng (nổi mày đay, ban, ban xuất huyết giảm prothrombin trong máu, tăng bạch cầu ưa eosin), rối loạn tiêu hoá, tăng men transaminase tạm thời, phản ứng về huyết học(tăng bạch cầu ưa eosin thông qua, tăng thời gian prothrombin, thiếu máu và giảm tiểu cầu)