Trang chủBài thuốc Đông YBổ trung ích khí thang và những ứng dụng tuyệt vời

Bổ trung ích khí thang và những ứng dụng tuyệt vời

Thành phần:

Hoàng kỳ (bệnh nặng, mệt mỏi nhiệt nhiều  1 tiền)  15-20 g                  Cam thảo           6g

Đẳng sâm             12g                  Trần bì              6g

Đương quy            10g                   Sài hồ                3g

Bạch truật              10g                   Thăng ma          3g

Cách dùng: các vị trên nghiền, uống một lần. nước hai bát nấu lấy 1 bát, tùy khí hư khí thịnh, lâm bệnh mà châm trước nước ít nhiều, bỏ cặn uống xa ăn, uống hơi ấm . hiện nay: Sắc uống. Hoặc làm hoàn tễ, mỗi lần uống 10-15g, mỗi ngày 2-3 lần, với nước ấm hoặc nước gừng.

Công dụng

Bổ trung ích khí, thăng dương cử hãm.

Chủ trị

Tỳ vị khí hư: Người mỏi mệt, phát nhiệt, tự hãn, thích uống ấm, đoản hơi, đoản khí, chân tay yếu, sắc mặt trắng bệch, đại tiện lỏng, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch hồng mà hư.

Khí hư hạ hãm gây sa dạ dày, sa tử cung, sa trực tràng…, tiêu chảy lâu ngày, kiết lỵ lâu ngày, sốt rét lâu ngày, chứng thanh dương bất thăng.

Phương giải

Phương tễ này khá khó giảng, vì trong đó có vài vấn đề trước mắt còn đang tranh luận, như vấn đề âm hỏa, nhưng đối với lý giải và vận dụng phương này không có ý nghĩa khác, do vậy chỗ đó khó giảng. Ở đây chủ yếu nói về bổ trung ích khí, đặc biệt cần giới thiệu tác dụng bổ trung khí, thăng thanh dương của nó.

Bổ trung ích khí thang, ý nghĩa ở cái tên, có thể biết nó là bổ trung khí
Bổ trung ích khí thang, ý nghĩa ở cái tên, có thể biết nó là bổ trung khí

Bổ trung ích khí thang, ý nghĩa ở cái tên, có thể biết nó là bổ trung khí, là bổ khí của tỳ vị. Do tỳ vị chủ thu nạp và vận hóa, khiến tinh vi thủy cốc hóa sinh khí huyết, tức có thể thăng thanh, lại có thể giáng trọc, đây chính là đặc điểm của phương tễ này. Từ chứng mà nó trị  để nói, cũng không hoàn toàn giống với chứng khí hư thông thường, mà có phát nhiệt tự hãn, còn có hàn nhiệt đầu thống, miệng khát tâm phiền…chứng trạng này và ngoại cảm phong hàn giống nhau, dễ khiến người ta nhầm lẫn, nên khi biện chứng cần chú ý phân tích.

Đầu tiên nói phát nhiệt của nó. Phát nhiệt và tự hãn là 1 chuyện, vì khí hư khiến dương phù ra ngoài. Tại sao vậy? Khí hư thì không thể cố  được biểu, biểu khí bất cố, nên phù ra ngoài, do đó nó phát nhiệt. Phát nhiệt này và phát nhiệt ngoại cảm khác nhau. Nhiệt của nó không phải tất cả các ngày, mà là từng cơn, từng cơn, đồng thời táo nhiệt, thấy nhiều khi sau mệt mỏi. Vì nó vốn khí hư, sau hoạt động thì càng hư, “lao tắc khí hao”, “phiền lao tắc dương khí trương”, “Trương” chính là ý phù ra bên ngoài, nên sẽ phát nhiệt, ra mồ hôi. Tuy nó là ra mồ hôi phát nhiệt, nhưng thực tế là khí hư biểu bất cố, nên bênh nhân này chỗ nào cũng sợ lạnh. Ví dụ hiện trong mùa thu này, nhiệt độ như vậy, họ trong khi mặt trời lên thì táo nhiệt đổi khí mặt trăng lên thì mồ hôi tự  thu lại, còn sợ lạnh. Việc này chỉ cần nắm được bản chất của nó là khí hư thì dễ lý giải. Dương khí hư không thể ngự bên ngoài, không thể cố biểu, đây là một đặc điểm của nó. Vậy tại sao táo nhiệt, vì sao tâm phiền miệng khát? Đây là do khí của tỳ vị hư, nguồn sinh hóa bất túc. Nguồn sinh hóa bất túc thì không chỉ là khí hư, huyết cũng sẽ hư, đồng thời có tự hãn. Hãn huyết đồng nguyên, nên âm huyết cũng hư, chỉ có điều chủ yếu là khí hư. Nên tuy tâm phiền, táo nhiệt, miệng khát, nhưng còn là thích uống nước ấm, “khát mà thích uống nóng” mà không phải là “khát mà uống lạnh”. Do tâm huyết bất túc, do trung khí không thể biểu đạt ngoại vệ (trung khí bất túc, khí thượng tiêu không thông) nên phiền muộn bên trong thì phát nhiệt. Phát nhiệt là 2 nguyên nhân này, do đó thấy phiền, khát nhưng đây là giả tượng (hiện tượng giả), không phải là nội nhiệt thực sự, nên còn thích uống nước nóng.

Ngoài ra còn vấn đề đau đầu. Đau đầu của  Khí hư do khí hư khiến thanh dương không thăng. Đầu là hội của các dương, thanh dương không thăng nên đau đầu. Đau đầu này là phát theo cơn, đặc điểm là buổi sáng sớm thì bắt đầu đau. Khi sáng dậy, dương khí vừa động, vốn khí thanh dương không thể thăng lên thanh khiếu, không thể đến đầu, sau khi qua một đêm nghỉ ngơi vừa thức dậy, sức thăng lên của dương khí yếu hơn, sau hoạt động một lúc mới cảm giác đầu tỉnh táo. Nên đau đầu, chóng mặt của khí hư thì vừa dậy là choáng, là đau, đặc biệt là khi dậy đột ngột, dậy mạnh. Sau khi xuống giường dương khí hoạt động trở lại, lực khí này thăng lên một chút, chứng trạng đau tự nhiên chấm dứt. Có thể bị lại do hoạt động nhiều khí bị tiêu hao, đau đầu xuất hiện lại nặng thêm. Nên chứng trạng này phải nắm điểm then chốt để lý giải: “ Lao tắc khí hao”. Sau khi khí hao chứng trạng biểu hiện rõ, chứng trạng thêm nặng, chính là vì chứng trạng đều là do khí hư mà ra, nên giải thích đây là đạo lý của chứng này. Đây là 1 chứng mà nó điều trị.

Các chứng này có thể thấy qua mạch, không cần biết phát nhiệt nhiều bao nhiêu, thực tế dùng lực theo bộ trầm của mạch là hư nhuyễn vô lực. Biểu hiện trên do khí hư mà phù ra ngoài, nên thấy được mạch giữ nhẹ thì hồng đại hữu lực, ấn nặng thì vô lực. Nên đây là điểm khác với nó. Liên hệ vấn đề này có thể xem lưỡi của khí hư, sắc diện của khí hư, không phải lẫn lộn với ngoại cảm. Đông viên có câu: “tỳ khí nhất hư, phế khí tiên tuyệt”. Chữ “tuyệt” ở đây nên lý giải thế này, là tỳ khí hư, nguồn gốc của phế khí “tuyệt” rồi, nên đầu tiên biểu hiện ở phế khí hư, ví dụ phát nhiệt, ố hàn, tự hãn, đầu thống vừa nói trên đều có quan hệ với phế khí Cũng chính vì nguyên nhân này nên bổ trung ích khí thang đầu tiên dùng Hoàng kỳ. Một mặt Hoàng kỳ năng bổ khí cố biểu, mặt khác Hoàng kỳ là bổ khí mà thăng nên biểu hư bất cố, khí phù ra ngoài, mụn nhọt ngoại khoa lâu ngày đều cần dùng đến. Bổ trung ích khí thang tức dùng Hoàng kỳ, lại dùng Nhân sâm, đồng thời lấy Hoàng kỳ làm chủ, chính là căn cứ vào đặc điểm này của nó, nên dùng lượng lớn. Hoàng kỳ và “tam quân” trong phương kiện tỳ bổ khí. Sở dĩ trong phương dùng Đương qui chính là vì không chỉ là khí hư mà đồng thời huyết cũng hư, mà khi huyết hư, không dùng thuốc bổ huyết khác, đặc biệt là xem xét đến không dùng thuốc hàn lương và tư bổ để bổ huyết, chính là vì bổ huyết cần dùng cam ôn, do đó chọn đương quy bổ huyết, như vậy khiến phối ngũ toàn phương vẫn là cam ôn. Ngoài ra còn dùng Trần bì, đạo lý dùng Trần bì chính là vì khí hư tắc trong ngực khí loạn. Nên gọi là hung trung khí loạn chính là nói sau khi khí hư khí trong ngực lực vốn yếu, thăng giáng không được, nên ở đây thêm trần bì hành khí, trên cơ sở điều chỉnh khí loạn. Cũng chính là nói, trên cơ sở bổ khí thêm Trần bì khiến  sự thăng giáng bản thân của khí được khôi phục, khí thang trọc có thể muốn thăng thì thăng, muốn giáng thì giáng. Tuy nhiên dùng thuốc bổ khí này, với cơ sở trên phối với lượng nhỏ thăng ma và sài hồ, khiến khí thanh dương thăng lên. Một cái thăng Khí của thiếu dương, một cái thăng khí của dương minh khiến công năng tỳ vị được cường kiện, tỳ vị cường kiện tự nhiên có thể sinh khí, đồng thời thông qua thuốc thăng dương, khí của thanh dương có thể đi lên tốt hơn, trọc âm cũng tự nhiên giáng xuống. Cũng chính vì như vậy, nên huyết áp thấp của khí hư, thiếu máu não của khí hư đều có thể dùng phương tễ này. Nếu bản thân thuộc huyết hư hoạc động mạch não xơ hóa thì không thể đơn thuần dùng phương tễ này.

Cái gọi là “ cam ôn trừ đại nhiệt” chính là nói phát nhiệt của khí hư không qua bổ khí không thể giải quyết, mà bổ khí tất phải dùng cam ôn, tức không thể dùng cam ôn lại không thể dùng tân lương. Tất nhiên là khí hư thì không thể tán, càng tán càng hư, động thời bệnh nhân xem ra là đại nhiệt, trên thực tế là biểu hiện đại nhiệt không thể nhận thức “ đại nhiệt “ này với nhiệt của bạch hổ thang. Từ mạch tượng của nó, từ thân nhiệt tự hãn cũng dễ nhầm lẫn. Quan sát cụ thể trên lâm sàng nhiệt của nó cũng không phải là rầm rộ như vậy, mồ hôi cũng không phải nhiều như vậy. Bạch hổ thang là phát nhiệt suốt ngày, “trưng trung nhi nhiệt”, mồ hôi ra, miệng khát là muốn uống nước lạnh. Đây đều là qua tìm tòi tỷ mỷ mới có thể phân biệt.

Ngoài ra, phàm là sa nội tạng, Trung y cho rằng đều là vì khí hư hạ hãm, vị, thận, gan, tử cung… đều có thể sa xuống, điều này trong Trung y thống nhất quy về trung khí bất túc, khí hư hạ hãm. Do bổ trung ích khí thang có tác dụng bổ khí thăng dương nên có thể cố nhiếp thì có thể điều trị bệnh sa này. Đặc biệt là đối với sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung dùng bổ trung ích khí hiệu quả vẫn còn rất tốt. Ngoài ra căn cứ vào kinh nghiệm bổ trung ích khí thang thêm 2 vị một là chỉ thực hoặc chỉ sác, đây là giáng khí, còn một vị là chuyên môn điều trị sa tử cung thêm xa tiền tử. Phương tễ này sau khi thêm 3 tiền xa tiền tử, hiệu quả điều trị sa tử cung rất tốt. Nhưng thuốc này không làm thuốc nghiên cứu thực nghiệm. Căn cứ thực nghiệm hiện đại, có vấn đề rất đáng chú ý đó là quan hệ phối ngũ của bổ trung ích khí thang và thăng ma, sài hồ. Trong Bổ trung ích khí thang tác dụng thăng đề của nó là có thể khiến sự co cơ bình hoạt, có thể tăng nhu động của tràng vị, sau khi phối hợp sài hồ, thăng ma tác dụng mạnh hơn, nhưng dùng đơn độc thăng ma, sài hồ không có hiệu quả. Đây chính là cảnh tỉnh mọi người chú ý, khi dùng phương này, tuyệt đối không thể dùng lượng thăng ma, sài hồ lượng quá lớn, nó là trên cơ sở bổ khí để sử dụng. Từ Trung y mà nói cũng là tình trạng như vậy, vì khí hư mà hạ hãm nếu chỉ dùng thuốc thăng đề, không có khí không thể đưa lên được, đưa không đến được, do đó cần phải dựa trên cơ sở bổ khí để thăng đề. Phối ngũ phương này chính là cần chú ý điểm này.

Phàm là thuộc trung khí bất túc, khí hư hạ hãm chức năng tỳ vị suy giảm, thậm chí khí hư xuất huyết đều dùng phương này. Đặc biệt là bệnh phụ khoa càng thấy xuất huyết lượng nhiều, dùng bổ trung ích khí bổ khí mà cố huyết, có khi thêm một ít thuốc thu sáp chỉ huyết.

Không chỉ như vậy, có khi còn một vài xuất huyết vùng trên cũng thuộc khí hư, như sâm linh bạch truật tán nói ở trên điều trị giãn phế quản xuất huyết, khi dùng bổ trung ích khí điều trị, liều lượng dùng của thăng ma, sài hồ càng cần chú ý. Ví dụ: có trường hợp chảy máu mũi thuộc khí hư còn là người trẻ thường chảy nhiều máu nhưng mạch không hư không phải huyết nhiệt, không thấy tế sác, cũng không phải sác mà hữu lực mà là mạch hư đại vô lực, sắc mặt tráng xám, đồng thời sau khi mệt mỏi thì dễ xuất huyết, dùng phương này xong huyết đã ngưng, đầu choáng, đầu đau cũng khỏi. Còn có một tình trạng tương phản chứng ta biết sau khi tỳ hư đại tiện nát lỏng, có lần tôi điều trị một bênh nhân sau khi bệnh khí hư, đại tiện không được dùng bổ trung ích khí thang. Bệnh nhân này được Trung cho là thấp ôn, tức thương hàn của Tây y, sau khi bệnh đỡ, thân thể không hồi phục được, sâu bệnh nặng thì hư, đại tiện thô tháo (sống phân), khó đi. Thô tháo là do tỳ hư tiêu hóa không hoàn toàn, khó đi chính là do quá nhiều tích tồn, khí không thể giáng trọc. Kết quả uống bổ trung ích khí thang rất hiệu quả. Ngoài ra còn có một bà cụ, tiểu tiện dầm dề không dứt, bụng dưới chướng nặng, nhưng tiểu không thông sướng, đây cũng là thuộc khí hư. Dùng bổ trung ích khí thang hiệu quả tốt. Đây rõ ràng “ trung khí bất túc, sửu tiện vị chi biến”. ( trung khí bất túc tiểu tiện thay đổi). Nên có khi nói “tắc nhân tắc dụng” , từ biển hiện bên ngoài là ngược nhau, từ biện chứng luận trị, thẩm chứng cầu nhân (xét chứng tìm nguyên nhân) để xem là chính. Cái khác này vẫn là vì khí hư, nên dùng thuốc này vẫn hiệu quả.

Trong bổ trung ích khí thang còn có một tên gọi, như vấn đề “âm hỏa”, tạm thời không cần nghiên cứu, nếu không trong giai đoạn hiện nay dễ tạo thành hỗn loạn. Ở đây thì nắm rõ một vấn đề, chính là khí hư. Khí lao thì sẽ tiêu hao, sao khi tiêu hao chứng trạng sẽ rõ ràng, sẽ đặc thù.

Trong phương tễ bổ khí, tứ quân tử thang dễ lý giải cũng dễ nhớ, nhưng cần giải thích được tại sao nói tứ quân tử thang là chủ phương, phương cơ sở của bổ khí, mấy phương bổ khí này đều là trên cơ sở gia giảm biến hóa mà thành. Chỉ có tìm hiểu phương cơ bản này, mới tiện tìm hiểu phương khác. Từ nó đến lục thần thang, lục quân tử thang, hương sa lục quân tử hoàn, sâm linh bạch truật tán, từ vị thuốc tạo thành mà nói chúng có điểm khác biệt nào? tại sao có khác biệt này? Như vậy mới liên hệ được chứng của nó, liên hệ được công dụng dược vật của nó. Ví dụ, trong mấy phương này có cái dùng Phục linh, có cái không dùng. Trong tứ quân tử nói qua tại sao dung phục linh, trong sâm linh bạch truật tán cũng đã nói về nó, vậy sâm linh bạch truật tán điều trị cái gì? Trong bổ trung ích khí có không? nó là bổ ích khí của tâm tỳ, nhưng nó còn có tác dụng gì? Tác dụng của nó có liên hệ gì với bổ khí thăng dương của bổ trung ích khí ? Đến trong bổ trung ích khí thang bỏ đi phục linh, tại sao lại dùng Hoàng kỳ, đồng thời Hoàng kỳ còn làm chủ dược. Do đó thì có thể liên hệ đến khí hư hạ hãm, thanh dương hạ hãm nên cần bổ khí thăng dương. Chính vì bổ khí thăng dương nên có thể khiến bệnh chứng của trung khí hạ hãm được giải quyết. Ví dụ sa nội tạng, xuất huyết hạ bộ, nó có thể thông qua ích khi để nhiếp huyết, thông qua ích khí thăng dương để cử hãm, sẽ khiến dương khí hạ hãm có thể thăng cử lên. Ở đây có khi còn liên hệ đến vấn đề trước đây, tức khí hư tại sao phát nhiệt? cần lý giải rõ tác dụng của khí, để liên hệ khí và biểu, đặc điểm bản chất của khí. Khí là ôn, là động. Thường khí hư phát nhiệt, cam ôn trừ nhiệt không dễ lý giải. Do khí hư dẫn đến dương phù ra ngoài, nên phát nhiệt. Phù này là do khí hư mà phù nên tuy phát nhiệt mà biểu khí vẫn hư, biểu khí hư nên ra mồ hôi, ra mồ hôi nên huyết cũng bị thương. Trên cơ sở này từng bước xem xét trong cam ôn làm sao bổ huyết, ở đây dùng đương quy, giúp chúng ta làm rõ. Đương qui tính ôn, bổ khí mà không mâu thuẫn, mà đương quy vốn lại bổ huyết, hãn là tâm dịch, Đương qui bổ tâm huyết nên vấn đề cần lý giải từ phương diện này.

Có khí khí và dương là lẫn lộn mà nói vì khí là dương, vấn đề này cần chú ý. Phía trên nói nhiều phương tễ như vậy chính là phải nắm rõ mấy vấn đề này.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây