Nôn máu Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

Nôn máu là máu từ dạ dày thoát ra ngoài bằng đường mồm, lượng có thể nhiều, có thể ít tùy bệnh trạng. Khi nôn máu không có ho khạc.

Nguyên nhân gây nôn máu có nhiều. Tuệ Tĩnh cho là do ăn uống quá no, khuân vác quá nặng làm tổn hại dạ dày sinh ra, hoặc do lo nghĩ quá, hại đến các kinh tâm, tỳ, phế, và tích nhiệt mà sinh ra, hoặc do té ngã từ trên cao làm tổn hại phế mà sinh ra, hoặc do mắc bệnh thương hàn chưa khỏi, nhiệt tà ở kinh theo khí trào lên mà sinh ra. Giản minh Trung y nội khoa học phân ra 3 loại nguyên nhân: một là ngoại cảm phong hàn, tà uất lại ở biểu, hoặc cảm thụ ôn thử, nhiệt tà làm loạn dinh; hai là nội nhân, như giận dữ làm tổn thương can, can hỏa nghịch lên, hoặc tư lự quá độ tâm và tỳ bị suy tổn, hoặc sắc dục quá độ, hư hỏa bốc lên; ba là bất nội ngoại nhân như ngã gây tổn thương, huyết ngưng ứ lại ở lạc mạch. Thuốc nam châm cứu. Trung y nội khoa học giảng nghĩa, Nội khoa học đều cho là do nhiệt tích ở dạ dày và can hỏa phạm vị làm dương lạc tổn thương, huyết đi sai đường gây nên.

Về điều trị, Nội khoa học nêu ba phép chính: Giáng nghịch thanh hỏa, lương huyết chỉ huyết và ích khí nhiếp huyết, song “Tiên tỉnh trai quảng bút ký” lại nêu ra ba cách: “nên hành huyết không nên chỉ huyết, để cho huyết tuần hoàn theo kinh lạc, không gây huyết ứ, “nên bổ can không nên tả can”, vì tả can làm tổn thương can, mà can hư thì không tàng được huyết, “Nên giáng khí không nên giáng hỏa”, vì khí hữu dư có thể hóa hoả nếu giáng được khí, khí không ứ lại nữa thì đã là giáng hỏa rồi. Thuốc có thể dùng Bạch thược, Cam thảo để chế ngự can. Tỳ bà diệp, Mạch môn, Trần bì, Bối mẫu để thanh phế, Ý dĩ. Hoài sơn để dưỡng tỳ. Hẹ, Tô tử để giáng khí. Thanh hao, Địa cốt bi, Đơn bì để bổ âm thanh nhiệt. Phục thần để dưỡng tâm. Địa hoàng, Sơn thù, Kỷ tử, Ngưu tất để bổ thận.

Nôn máu do ngoại cảm phong hàn

Triệu chứng: Sợ lạnh có mồ hôi, sốt đau đầu, mạch phù hoãn, (các chứng ở biểu), nôn máu.

Phép điều trị: Thanh nhiệt điều hòa dinh vệ tán phong hàn ở biểu.

Thuốc: thường dùng các vị Tía tô, Kinh giới, Bạc hà, Tang diệp, Tiền hồ, Hoắc sơn chi, Đơn bì, Xích thược, Bạch mao căn.             \

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – Thổ huyết)

– Tía tô rửa sạch, nấu kỹ bỏ bã, nước thuốc cô thành cao.

Đậu đỏ sao chín, tán mịn – Trộn với cao trên làm viên bằng hạt ngô đồng. Liều dùng 30 – 50 viên chiêu với rượu, uông thường xuyên sẽ khỏi.

Ngải cứu               2 phần,               Tinh tre 2 phần,

Can khương 1 phần (sao đen), sắc uống.

Ngải cứu
Ngải cứu

Nôn máu do ngoại cảm thử nhiệt.

Triệu chứng: Mình nóng, tâm phiền không yên, nôn máu, mạch hồng đại.

Phép điều trị: Thanh nhiệt lương dinh.

Phương thuốc: Lục nhất tan (Thương hàn trực cách)

Hoạt thạch 6 phần, Cam thảo 1 phần

Ý nghĩa: Hoạt thạch để thanh nhiệt lợi tiểu, nhằm trừ thấp. Cam thảo để thanh nhiệt hòa trung, hợp với Hoạt thạch để sinh tân phòng đái nhiều hao tân dịch.

Thuốc: Thạch cao, Tỳ bà diệp, Tang bạch bì, Đơn bì than, Mao căn, Ngẫu chấp (Nước cốt ngó sen), A giao.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu)

Củ sắn dây sống, giã vắt lấy nửa bát nước cốt uống sẽ cầm được máu.

Phương thuốc: Tứ sinh hoàn (Phụ nhân lương phương)

Sinh địa              15g          Sinh trác bách diệp            12g

Sinh hà diệp       9g            Sinh ngải diệp                    9g.

Ý nghĩa: Trắc bách diệp để lương huyết chỉ huyết, Sinh địa để thanh nhiệt lương huyết, tăng thêm tác dụng chỉ huyết, đồng thời dưỡng âm sinh tân dịch. Hà diệp, Ngải diệp vừa để chỉ huyết vừa để tân ứ.

Phương thuốc: Tê giác địa hoàng hoàn (Thiên kim phương)

Tê giác               1,5-3g,                 Sinh địa                  30g

Thược dược                12g              Đơn bì                    9g.

Ý nghĩa: Tê giác để thanh tâm lương huyết giải độc. Sinh địa vừa để tư âm thanh nhiệt vừa để lương huyết. Thược dược, Đơn bì để lương huyết vừa để tán ứ.

Nôn máu do can hỏa phạm vị.

Triệu chứng: Sườn ngực đau rút, phiền não không yên mất ngủ, miệng đắng, nôn máu đỏ tươi hoặc hơi tím, lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.

Phép điều trị 1: Tả can hỏa, thanh vị nhiệt.

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu)

Tinh tre         40g             Thanh bì 10g

Quả dành dành sao đen 30g Cỏ nhọ nồi sao đen 60g.

Ý nghĩa: Tinh tre để thanh nhiệt trừ nôn, Thanh bì để khai uất hành khí ở can. Chi tử để thanh nhiệt ở tam tiêu. Cỏ nhọ nồi để lương huyết chỉ huyết.

Phương thuốc: Long đởm tả can thang (Y phương tập giải)

Long đởm thảo 6g, Chi tử 9g,
Hoàng cầm 9g, Trạch tả 12g,
Mộc thông 9g, Xa tiền tử 9g,
Đương quy 3g, Sinh địa 9g,
Sài hồ 6g, Cam thảo sống 6g.

Ý nghĩa: Đởm thảo để tả thực nhiệt ở can đởm. Hoàng cầm, Chi tử để tả hỏa. Đơn bì, Sinh địa để lương huyết chỉ huyết. Trạch tả, Mộc thông, Xa tiền tử để thanh nhiệt lợi thấp. Đương quy để dưỡng huyết, Sài hồ để dẫn thuốc vào kinh can đởm. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Có thể thêm Bạch mao căn, Ngẫu tiết để tăng tác dụng chỉ huyết mặt khác có thể dùng Sâm tam thất để hóa ứ chỉ huyết.

Phép điều trị 2: Giáng khí

Triệu chứng: Tô tử, Uất kim, Đơn bì. Chi tử, Qua lâu, Quất hạch.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – Thổ huyết).

Hột cải củ (La bặc tử) lphần, Tô tử l/2phần sắc uống.

Ý nghĩa: cả hai đều giáng khí mạnh; huyết theo khí xuống nên không chảy bậy nữa

Nôn máu do vị tích nhiệt

Triệu chứng: Đau hoặc khó chịu ở thượng vị, bụng cồn cào, miệng hôi, môi đỏ ỉa bí hoặc phân đen, nôn máu đỏ tươi hoặc sẫm màu, lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phép điều tri: Thanh tả vị hỏa.

Phương thuốc: (Thuốc nam châm cứu)

Củ sắn dây tươi             40g          Mạch môn (bỏ lõi) 40g

Cỏ nhọ nồi (sao đen) 40g              Lá tre                        20g.

Sắc uống với 2g Bách thảo sương (Muội nồi)

Ý nghĩa: Củ sắn dây để trừ phiền nhiệt giải cơ thông đại tiểu tiện, Mạch môn để dưỡng vị âm thanh nhiệt, Cỏ nhọ nồi, Bách thảo sương, Lá tre để thanh nhiệt chỉ huyết.

Phương thuốc: Tả tâm thang (Kim quỹ yếu lược)

Đại hoàng 6g, Hoàng liên 3g, Hoàng cầm 6g.

Thêm Trắc bách diệp, Đơn bì, Hà diệp, Bạch mao căn để tăng tác dụng thanh nhiệt, chỉ huyết.

Ý nghĩa: Đại hoàng thuốc chính để chữa nôn máu do vị tích nhiệt. Hoàng cầm, Hoàng liên để giáng hỏa tiết nhiệt.

Nếu chưa có thuốc, có thể dùng khi cấp bách:

Nước tiểu trẻ em 50ml,

Bách thảo sương 2g,

Hẹ tươi (Nước cốt) 20g (Không có cũng được, hòa để uống).

Nôn máu do tâm tỳ hư.

Triệu chứng: Khí đoản, âm thanh yếu, hình sắc tiêu điều, ăn không ngon, tim đập, ngủ ít.

Phép điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ.

Phương thuốc: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)

Hoàng kỳ 1 lạng Nhân sâm 0,5 lạng
Bạch truật 1 lạng Phục linh 1 lạng
Đương quy 0,1 lạng Toan táo nhân 1 lạng
Mộc hương 0,51ạng Cam thảo 0,25 lạng
Viễn chí 0,1 lạng Sinh khương 31át
Đại táo 3quả

Ý nghĩa: Sâm, Kỳ, Truật, Thảo, Khương, Táo để bổ tỳ ích khí, Quy để dưỡng can sinh tâm huyết, Phục thần Nhãn, Toan táo nhân để dưỡng tâm an thần, Viễn chí để giao thông tâm thận ninh tâm, Mộc hương để tỉnh tỳ.

Nôn máu do âm hư hỏa vượng.

Triệu chứng: Sốt đêm, di tinh mồ hôi trộm, tai ù không ngủ, mạch tế sác.

Phép điều trị: Tráng thủy chế hỏa.

Phương thuốc: Lục vị địa hoàng hoàn (tiểu nhi được chứng trực quyết)

Thục địa 8 đồng cân Sơn thù 4 đồng cân
Hoài sơn 4 đồng cân Phục linh 3 đồng cân
Trạch tả 3 đồng cân Đan bì 3 đồng cân.

Thêm Bồ hoàng, Ngó sen (Ngẫu tiết), A giao, Ngũ vị tử.

Ý nghĩa: Thục địa để tư thận ích tinh tủy, Sơn thù, Hoài sơn để bổ can tỳ ích thận. Trạch tả để tả thận giáng trọc, Phục linh để thảm tỳ thấp. Đan bì để tả can hỏa. Bồ hoàng, Ngó sen, A giao, Ngũ vị tử để chỉ huyết.

Nôn máu do chấn thương có ứ huyết:

Triệu chứng: Ngực sườn đau tức, huyết đen thành cục, mạch sáp.

Phép điều trị: Hành ứ.

Phương thuốc: Tứ vật thang (Cục phương) gia vị

Thục địa                     12g              Xuyên khung          8g

Bạch thược                12g              Đương quy             10g

Thêm Đại hoàng, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Hương phụ.

Ý nghĩa: Đương quy để bổ huyết hoạt huyết, Thục địa để bổ huyết, Xuyên khung để lý khí trong huyết, Thược dược để liễm âm dưỡng huyết.

Đại hoàng, Đào nhân, Hồng hoa, Đơn bì, Hương phụ để giúp thanh nhiệt hành huyết tiêu ứ.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu – thổ huyết)

Củ nghệ tán bột (Uống vổi nước giếng), 2 đồng cân hoặc uống với nước tiểu trẻ em. Nặng thì uống vài lần.

Cần lưu ý:

  • Nếu nôn máu cấp nhiều (bạo thổ) thì mạch tế là thuận, mạch hồng đại là nghịch.
  • Nếu chảy máu cấp và nhiều (Bạo huyết) mạch hư đại là thế của hỏa chưa hư. Không kịp sắc thuốc thì dùng nước tiểu trẻ em nóng hoặc nước cốt ngó sen (ngẫu tiết) úống ngay. Sau nửa ngày mạch hồng hoãn lại thì dùng phương thuốc điều dưỡng – Tuy mạch thôn quan yếu song nếu mạch xích hơi huyền thì cần phòng âm hỏa buổi chiều thượng lên vì có âm hư, buổi sáng cần uống Độc sâm thang, Bảo nguyên phương để bổ nguyên khí thông nhiếp huyết, buổi chiều uống Lục vị hoàn chiêu bằng nước tiểu trẻ em. Ngưu tất để tăng phần âm bị hư. Sau khi uống thuốc, mạch thấy điều hòa là thuận có thể chữa được, nếu mạch chưa điều hòa (chưa yên), cần tiếp tục theo dõi.
  • Nếu nôn máu không dứt, màu huyết nhợt là huyết hàn không quay về kinh được, lúc đó chân tay lạnh ngắt, sợ lạnh mạch hư, phải dùng phép điều trí ôn trung để cho huyết về kinh, dùng phương thuốc Lý trung thang gia Mộc hương.
  • Sau khi nôn máu, thân thể hư nhược cần dưỡng âm hòa dương dùng phương thuốc Sinh mạch lục vị hoàn, Sinh mạch tứ quân tử thang để cơ bản bồi bổ nguyên khí.

 

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận