Trang chủBài thuốc Đông YHiểu sâu sắc về bài thuốc Tứ quân tử thang

Hiểu sâu sắc về bài thuốc Tứ quân tử thang

Thành phần:

Nhân sâm    10g

Bạch truật    9g

Phục linh     9g

Cam thảo     6g

Nhân sâm vị thuốc Bổ khí trong Đông y
Nhân sâm vị thuốc Bổ khí trong Đông y

Cách dùng

Tán bột nhỏ, mỗi lần dùng 2 tiền, nước 1 bát, sắc đến 7 phần. Uống không câu nệ thời gian, cho vào ít muối.  Hiện nay dùng thang sắc uống.

Công dụng

Bổ khí, kiện tỳ.

Chủ trị

Chữa chứng tỳ vị khí hư, vận hóa kém gây sắc mặt trắng bệch, nói nhỏ, ăn kém, ỉa phân nát, tay chân mỏi mệt, chất lưỡi nhạt, mạch tế hoãn.

bạch truật phiến
bạch truật phiến

Phương giải

Thuốc trong tứ quân tử thang rất đơn giản, mọi người cũng rất quen thuộc, vì trong phương tễ khá cũng thường đề cập đến 4 vị thuốc này, có nhân sâm, bạch truật, Phục linh, Cam thảo. Nó là phương tễ cơ bản của bổ khí, nó có thể ích khí kiện tỳ. Qua ích khí kiện tỳ có thể khiến công năng vận hóa, công năng sinh hóa của cơ thể được tăng cường, được hồi phục, thì có thể tinh vi của đồ ăn sinh hóa thành khí, còn có thể chuyền thành huyết. Chứng chủ trị của nó là vậy, trên thực tế là chứng tỳ hư, chính là công năng của bất túc. Vậy căn cứ vào công năng sinh lý của tỳ thì có thể biết chứng này. Khi phát sinh dị thường, tỳ khí hư nhược, công năng của nó cũng giảm xuống, nên thấy ăn uống giảm bớt hoặc ăn uống không dễ tiêu hóa, đại tiện thì không bình thường. Đồng thời do khí hư, sắc mặt trắng xám, khí hư tỳ hư, tứ chi mệt mỏi không lực, do trung khí bất túc, phế khí cũng hư, nên ngữ âm thấp. Biểu hiện này chủ yếu chính là do công năng của tỳ yếu giảm. Nhìn thấy tình trạng này thì cần dùng biện pháp bổ khí để trị.

Cái gọi là phương pháp bổ khí chính là phương pháp bổ tỳ để trị, thông quá công năng của tỳ sung thực và phục hồi thì tự nhiên có thể sinh khí. Nhưng đặc điểm của phương tễ này là ở đâu? Phương tễ này tại sao mang tên tứ quân tử thang? Chính là nói tính chất của nó qua phối ngũ các vị thuốc khá bình hòa, tuy là cam ôn ích khí nhưng ôn mà không táo, ôn mà không nhiệt, ví dụ khoan hậu mà bình dị gần với người quân tử. Từ nguyên tắc phân lượng mà thấy cũng là bổ mà không ủng, phân lượng nhỏ. Bổ khí tại sao lấy tứ quân tử thang làm chủ? Tất nhiên khí hư dùng lực lượng lón thuốc bổ khong được sao? Lượng lớn một chút, lực có thể mạnh một chút không? “nội kinh” có câu này “ thiểu khí giả …bổ dương tắc âm kiệt, tả âm tắc dương thoát, như thị giả, khả tướng dĩ cam dược, bất khả ẩm dĩ chí tễ”. Nên khí tất nhiên thiểu, từ quan hệ khí huyết bất huyết cũng sẽ không sung túc, do đó trong khi bổ khí, nếu dùng lượng lớn cam ôn có thể bổ ích khí nội thể nhưng cũng có thể ảnh hưởng ăn uống thậm chí hung muộn. Chỉ có như vậy mới có thể cân bằng, bổ khí mà không thương huyết.

Nhân sâm, bạch truật, Cam thảo trong phương đều là bổ nhưng Phục linh là làm gì? Bên trên vẫn nói Phục linh thẩm thấp hạ lợi, có thể lợi thủy thấp cũng có thể bổ khí tâm tỳ. Vì khí hư nên công năng của tỳ vị hư nhược, công năng vận hóa bất túc. Vận hóa không chỉ là khiến tinh vi của thủy cốc hóa sinh huyết, còn cần vận hóa thủy thấp, hấp thu một phần tinh vi, còn cần bài tiết những phần thừa nhiều. Tất nhiên là tỳ hư, đầu tiên cần xem xét đến công năng vận hóa thủy thấp cũng yếu giảm, nên trong khi kiện tỳ ích khí, dùng một ít thuốc thẩm thấp hạ lợi. Trước đây trong thẩm thấp tễ đã nói, nếu thấp nhiều tỳ sẽ bị thương, tỳ hư thì có thể thấp đình lại, khi đề cập đến nguyên nhân nội thấp cũng đưa ra vấn đề này. Do đó liên hệ vấn đề này để xem xét thì có thể biết được, trong phương tễ kiện tỳ ích khí tại sao dùng thuốc này? Vì phối hợp như vậy thì có thể kiện tỳ hữu lực hơn. Ngoài ra, còn có điều này, thường đưa ra câu “bổ khí phòng ủng”. Vì khí bản thân hư, lực lượng vận hành sẽ hư, dùng thuốc bổ khí dễ sinh ra ủng, do đó cần phối thuốc lý khí hành khí. Trong phương tễ này không dùng thuốc hành tán,  nhưng dùng thuốc thẩm thấp hạ lợi, hạ hành là giáng, mà đồng thời bạch phục linh là tiên thăng hậu giáng. Qua thăng giáng như vậy để trợ giúp vận hành của khí, nên trong đó phối phục linh còn có hàm nghĩa như vậy bên trong.

Đương nhiên hàm nghĩa này, công năng như vậy, còn cần chú ý so sánh với dị công tán. Bên trên Tứ quân tử thang có phụ phương gọi là dị công tán, chính là thêm 1 vị phương hương trần bì, lại là bổ khí, cùng “tứ quân” có cái hay của dị khúc đồng công. Nên thêm một vị trần bì, chính là vì khí của tỳ vị hư nhiều, so với chứng mà tứ quân tử thang trị hư nhiều hơn. Tình trạng như vậy thêm 1 vị thuốc hành khí, kiện vị, có thể khiến tác dụng và công năng kiện vị của nó thêm mạnh. Phương tễ có giai đoạn phát triển, cũng chính là bất đầu từ tứ quân tử thang, sau tứ quân tử thang, trên thực tiễn phát hiện, khi tỳ vị càng hư thêm 1 vị trần bì có thể khiến nó bổ khí không ủng, công năng của tỳ vị được hồi phục thêm. Cũng chính là trên cơ sở này, chứng mà tứ quân điều trị còn có đàm, lại gia thêm bán hạ gọi là lục quân tử thang. Trong thuốc nhị trần thang của khứ đàm tễ nói đến vấn đề bán hạ và trần bì, cùng dụng ý ở đây là một. Ngoài ra, ở đây cũng có thể lý giải, trước đây tại sao nói nhị trần thang là một chủ phương trị đàm, đồng thời thông qua phương tễ trị đàm khác cung có thể nhìn ra được, đều là trên cơ sở nhị trần thang gia giảm biến hóa. Cho nên nói nhị trần thang là chủ phương trị đàm. Tại sao trị đàm cần dùng nhị trần thang? Cái đó cần nhìn từ sự sinh thành của đàm, vật chất sinh ra đàm, còn có mối liên hệ giữa đàm với thủy thấp và tỳ. Nhưng ở đây cái cần chú ý là chứng của nhị trần thang do đàm nhiều cần hóa đàm, cần khứ đàm, để đàm thanh trừ ra ngoài. Đương nhiên, từ lý luận trên đã nói tỳ là nguồn sinh ra đàm, nhưng khi đàm nhiều, cần lấy khứ đàm làm mục đích chủ yếu, nhưng khi khí càng hư mà đàm không phải quá nhiều thì nên dùng lục quân tử thang, tức trừ đàm lại có thể ích khí kiện tỳ. Chỉ có ích khí kiện tỳ mới là trị đàm từ gốc, đây và đạo lý “ tỳ vượng thấp tự tiêu” là một. Công năng của tỳ mạnh rồi, công năng vận hóa thủy thấp mạnh lên, tự nhiên sẽ không sản sinh nội thấp. Vậy khí mạnh rồi, sự vận hóa lên xuống của nó thông sướng, công năng của tỳ sẽ mạnh, năng lực vận hóa thủy thấp và hấp thu tinh vi thêm mạnh lên, tự nhiên cũng không sinh ra đàm nữa. Nên tuy nó và nhị trần thang chỉ là thêm bớt vào 2 vị sâm, truật, tức lục quân tử thang thêm bớt 2 vị, nhưng nó chính là nhị trần thang, đây gọi là lục quân tử thang. Từ đây có thể thấy quan hệ biện chứng và lập pháp, quan hệ giữa lập pháp và tạo thành bài thuốc, mục đích chủ yếu của nó khác nhau. Mục đích khác nhau là vì chứng khác nhau, điều trị phải khác nhau. Khi khí hư mà đàm không thịnh thì nên ích khí hóa đàm, đồng thời cũng chỉ có ích khí mới có lợi cho trừ đàm. Khí hư thì đàm sẽ không ra được, nên ích khí còn giúp đàm bên trong bài trừ ra ngoài.

Điều này khi vận dụng cụ thể còn cần nắm một tình trạng vừa nêu trên, chứng đàm không phải quá nhiều, không nhiều như chứng của nhị trần thang, ngoài ra từ đây thì có thể biết sở trị thuần túy của nó là hàn đàm, thấp đàm của nhị trần thang, nếu là nhiệt đàm thì không thể dùng, thuốc cam ôn tân táo thì cũng không thích hợp. Tiếp đó còn có thể so sánh 1 chút lượng dùng của nhị trần với lượng dùng của lục quân tử thang và phối ngũ tỷ lệ có phải là giống nhau không, như vậy có thể dần nhìn ra, căn cứ mục đích gì để tạo thành một phương tễ, làm sao để biến đổi lượng dùng của nó hơn nữa. Chúng ta thường sử dụng còn có hương sa lục quân tử thang, chính là lục quân tử thang thêm mộc hương, sa nhân, chủ yếu là để kiện khí của tỳ vị hơn nữa. Mộc hương có thể thông điều khí của tam tiêu, có thể thăng có thể giáng, chủ yếu là có thể tỉnh tỳ, cái gọi tỉnh là ý phấn chấn, phục tô (sống lại), tỉnh tỳ chính là phấn chấn tỳ khí. Sa nhân có thể kiện vị, có thể ôn vị, có thể hành khí, nên gọi nó kiện vị. Mà nói lại thuốc này thêm 1 chữ “ ôn”, có thể điều trị tỳ hư mà có thấp đàm, đối với quản phúc trướng mãn, ăn uống không được thì tốt hơn, nên phương tễ này trong phương tễ điều lý tỳ vị cũng thường dùng đến. Hương sa lục quân tử thang trong vận dụng biến hóa rất nhiều, do đó cần nắm thứ căn bản là điều trị công năng tỳ vị hư, là khí hư, khí hư tắc hàn. Do tỳ vị hư nên công năng hấp thu tiêu hóa không được, thì dễ sinh đàm, nên để tiêu thấp trừ đàm, dùng hương sa lục quân tử thang điều chỉnh tỳ vị. Ngoài ra giảng nghĩa trên còn có lục thần tán, là do tứ quân tử thang thêm biển đậu, hoàng kỳ mà thành, dùng cho trẻ em tỳ khí hư mà thấy đại tiện lỏng nát.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây