Gây mê nội khí quản là một cuộc mê phối hợp được tiến hành với một ống thông vào khí quản của người bệnh với mục đích:
+ Duy trì thông thoáng đường hô hấp trên.
+ Hút khí quản dễ dàng.
+ Dễ dàng hô hấp hỗ trợ hay chỉ huy.
+ Đảm bảo hô hấp trong suốt cuộc gây mê toàn thân ở các tư thế, ở các giai đoạn nguy kịch và hồi sức sau phẫu thuật.
CHỈ ĐỊNH:
- Tất cả những cuộc mổ, trừ những cuộc mổ quá ngắn. Nhất là những cuộc mổ mà người gây mê cần kiểm soát chắc chắn đường hô hấp như mổ ở vùng đầu, vùng mặt, trong miệng, vùng cổ, và vùng bụng trên.
- Những cuộc mổ phải hô hấp điều khiển: mổ trong lồng ngực, dùng máy thở, dùng thuốc dãn cơ.
- Những cuộc mổ bệnh nhân ở tư thế bất thường: nằm nghiêng, nằm sấp, ngồi.
- Những cuộc mổ lớn, kéo dài, cần hồi sức tích cực.
- Những bệnh nhân có dạ dày đầy, tắc ruột.
- Mổ ở vùng nhiều phản xạ: vùng hậu môn, tử cung, bàng quang
- Mổ ở trẻ em vì khó điều khiển hô hấp hữu hiệu.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH TƯƠNG ĐỐI:
- Túi phình ở cung động mạch
- Viêm thanh quản cấp tính
- Lao phổi trong thời kỳ tiến triển
- Nhiễm trùng đường tiêu hoá và hô hấp trên: viêm hầu, viêm mũi, viêm hạch hạnh nhân.
- Không đủ dụng cụ và thiếu kinh nghiệm.
CHUẨN BỊ
- Cán bộ chuyên khoa: bác sĩ, cử nhân, KTV gây mê hồi sức.
- Phương tiện:
+ Đèn và lưỡi đèn nội khí quản thẳng, cong, các cỡ , kiểm tra đèn cháy sáng.
+ 1 kìm Magill, đèn đặt nội khí quản khó.
+ Ống nội khí quản, airway
+ 1 bơm tiêm 10ml, găng sạch, máy hút, ống hút đàm.
+ Hệ thống bóng để hô hấp bằng tay.
+ Xylocain 5% khí dung, salbutamol khí dung.
+ Băng dính cố định nội khí quản, băng dán bảo vệ mắt.
+ Máy thở, máy mê, hoặc phương tiện bóp tay.
+ Phương tiện theo dõi: điện tim, mạch, huyết áp, SpO2.
+ Phương tiện cấp cứu và hồi sức tuần hoàn, hô hấp.
- Người bệnh:
+ Người bệnh có đủ các xét nghiệm tiền phẫu.
+ Người bệnh được sử dụng các thuốc chống nôn, trào ngược: ondansetron, primperan, kháng acid…
+ Người bệnh đồng ý.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Kỹ thuật đặt nội khí quản qua đường miệng:
- Người đặt nên đứng và điều chỉnh bàn mổ cho thích hợp: Đầu bệnh nhân ngang vùng thượng vị của người đặt.
- Bệnh nhân nằm ngửa, cổ ngửa, đầu có thể đặt trên gối cao 10cm, sao cho trục của khí quản hầu và miệng trên một đường thẳng.
- Người gây mê dùng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải để tì vào răng hàm dưới và răng hàm trên bên phải của bệnh nhân để mở rộng miệng của bệnh nhân
- Tay trái cầm đèn, cầm ở cán đèn sát với gốc của lưỡi đèn, cho đỉnh lưỡi đèn theo sát mặt trên bên phải của lưỡi và gạt lưỡi từ phải qua trái cho đến khi nhìn thấy sụn nắp.
- Cho đỉnh của lưỡi đèn vào góc hàm bởi đáy lưỡi và sụn nắp.
- Đẩy cán đèn về phía và nâng cán đèn về phía trên, lúc đó sụn nắp sẽ kéo ra đằng trước và ta nhìn rõ thanh quản.
- Tay phải cầm ống thông, cầm nơi gần gốc cho đầu ống thông chui qua giữa 2 dây thanh, khi đầu ống chui qua dây thanh từ 2 – 3 cm hoặc túi hơi qua khỏi dây thanh thì dừng lại.
- Đặt airway vào miệng bệnh nhân và rút đèn
- Giúp thở và kiểm tra phổi bệnh nhân: lồng ngực nở đều, âm phế báo nghe rõ 2 phổi.
- Bơm căng túi hơi vừa đủ kín ống thông và thanh khí quản. Nếu ống thông không có túi khơi có thể dùng gạc ướt để chèn nếu ống thông nhỏ, nếu không khó điều khiển hô hấp cho bệnh nhân được.
- Cố định ống thông bằng băng keo dán quanh ống thông với má bệnh nhân.
Kỹ thuật đặt nội khí quản qua mũi:
+ Thường hay chọn lỗ mũi bên phải, mép gọt vát của ống hướng vào vách ngăn của mũi.
+ Đường đi thẳng góc với mặt phẳng thẳng góc khuôn mặt.
+ Xoay nhẹ khi đẩy ống vào cùng làm giảm bớt nguy cơ làm chấn thương xoắn mũi.
+ Phối hợp với gây tê tại chỗ và co mạch cho phép làm co mạch ở niêm mạc mũi, làm tăng đường kính lỗ mũi và giảm nguy cơ chảy máu.
+ Đưa ống vào được 15 – 16 cm. Dùng đèn soi thanh quản (kỹ thuật như đưa đèn vào ở đặt ống đường miệng).
+ Người phụ đẩy ống vào dần.
+ Người đặt ống sử dụng kim Magill hướng ống, đẩy qua lỗ thanh quản.
+ Sau khi bóng của ống nội khí quản vượt qua dây thanh âm # 2cm thì dừng. Bơm bóng nội khí quản
+ Cố định ống nội khí quản.
+ Kiểm tra vị trí của ống nội khí quản: nghe thông khí đều hai phổi
DUY TRÌ MÊ:
- Bệnh nhân có thể để tự thở hoặc thở chỉ huy tuỳ theo từng trường hợp.
- Duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp qua bình bốc hơi chuyên biệt hoặc thuốc mê tĩnh mạch, phối hợp thuốc giảm đau, thuốc dãn cơ bằng cách tiêm cách quãng hoặc duy trì bằng bơm tiêm điện truyền liên tục.
- Trước khi kết thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi.
Tập thở cho bệnh nhân khi đã đóng phúc mạc xong hoặc cuộc mổ gần kết thúc.
- Theo dõi các thông số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SpO2,, EtCO2 .
- Đề phòng tụt ống nội khí quản, gâp ống, ống bị đẩy sâu bằng cách kiểm tra thường xuyên hai phổi bệnh nhân nhất là mỗi khi thay đổi tư thế.
TIÊU CHUẨN RÚT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN SAU GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN:
- Người bệnh tỉnh làm theo y lệnh: mở mắt, há mồm, thè lưỡi, nắm tay chặt, nhấc đầu cao giữ được 5 giây.
- Tự thở sâu, đều, không phải nhắc. Tần số thở trên 14 lần/ phút.
- Mạch, huyết áp, ổn định, SpO2 98 – 100%.
- Nếu không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, phải đánh giá tình trạng người bệnh, tác dụng của thuốc dãn cơ, tác dụng ức chế hô hấp của thuốc fentanyl, người bệnh còn ngủ do thuốc.
KỸ THUẬT RÚT ỐNG NỘI KHÍ QUẢN:
Hút sạch họng, miệng bằng ống hút vô khuẩn.
Hút ống thông dạ dày (nếu có đặt).
Tháo bóng của ống nội khí quản.
Luồn ống hút vô khuẩn vào ống nội khí quản vừa hút vừa rút ống.
THEO DÕI VÀ XỬ LÝ TAI BIẾN:
- Tai biến do đặt nội khí quản:
- Thất bại do không đặt được ống: khám người bệnh trước phẫu thuật để đánh giá và tiên lượng đặt nội khí quản.
- Đặt nhằm vào dạ dày: nghe phổi kiểm tra xác định đúng vị trí của ống nội khí quản c- Chấn thương khi đặt ống.
- Tăng mạch, tăng huyết áp trong giai đoạn đặt nội khí quản: dùng xylocain trước khi đặt ống; bệnh nhân mê đủ sâu, giảm đau đầy đủ.
- Gập ống nội khí quản, tut ống, ống bị đẩy sâu: kiểm tra hai phổi, theo dõi SpO2,, EtCO2
- Tai biến do thuốc dãn cơ, morphin: giải dãn cơ và dùng thuốc đối kháng với morphin là naloxon.