Xét nghiệm đờm trong chẩn đoán bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Xét nghiệm đại thể

  • Khối lượng: khạc đờm nhiều nhất là trong bệnh giãn phế quản, trong, trường hợp lao lan rộng và đã muộn, áp xe và hoại thư phổi. Khi bệnh nhân đột ngột khạc ra một lượng mủ lớn, gọi là nôn ra mủ, thì đó là dấu hiệu có một ổ áp xe hoặc một bệnh tích mủ mối bị vỡ hoặc thủng vào phế quản.
  • Trạng thái: có thể là

+ Thanh dịch (dịch lỏng) và sùi bọt: phải nghĩ tới phù phổi.

+ Niêm dịch (nhầy): đờm đặc và dính hơn. Thấy trong trường hợp viêm phế quản, một số thể viêm phổi, và trong các cơn hen, trong các cơn hen đờm có thể rất quánh.

+ Niêm dịch-mủ (nhầy lẫn mủ): đờm sẽ họp thành những khối nhỏ lổn nhổn, màu vàng-xanh nhạt, nổi bập bềnh trong nước bọt (gọi là đờm hình đồng xu). Thấy trong trường hợp lao hang, một số trường hợp viêm phế quản cấp tính, và giãn phế quản; trong những trường hợp này, đờm có thể lắng đọng thành ba lớp: trên cùng là bọt, ở giữa là đờm và dưới cùng là các mảnh vụn tế bào chết.

+ Mủ: do áp xe hoặc bệnh tích mủ vỡ hoặc thủng vào trong phế quản.

  • Mùi: mủ có mùi thôi là dấu hiệu của áp xe phổi.
  • Màu sắc: đờm có thể:

+ Có mầu của máu: thường do những tổn thương ở mũi họng, và đôi khi khạc ra sau một cơn ho kịch phát. Những người hút thuốc lá trên 40 tuổi nếu khạc đờm có mầu của máu thì phải tìm xem có bị ung thư phổi không.

+ Màu rỉ sắt: là dấu hiệu của nhồi máu phổi. Cũng gặp trong bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn.

+ Màu hồng và dạng keo: được mô tả trong bệnh viêm phổi do Klebsiella pneumoniae.

Soi kính hiển vi

  • Bạch cầu hạt: Bình thường chỉ thấy với số lượng ít. Nhưng đặc biệt có nhiều trong đờm của những bệnh viêm phổi nhiễm khuẩn. Không cần nhuộm đặc biệt cũng có thể thấy được những bạch cầu hạt ưa acid, và những bạch cầu này đặc biệt nhiều trong dòm của bệnh nhân bị các bệnh dị ứng.
  • Hồng cầu: thấy với số lượng rất nhiều trong đờm của bệnh nhân ho ra máu.
  • Những sợi chun:khi có trong dòm thì đó là dấu hiệu của quá trình hoại tử nhu mô phổi, nhất là trong trường hợp áp xe hoặc hoại thư phổi, và lao hang.
  • Những cục fibrin(cục sợi huyết): là một loại thể hình trụ (tương tự như trụ niệu) hình thành bởi sợi huyết ngưng tụ ở trong các tiểu phế quản, thấy trong những trường hợp viêm phế quản mạn tính, trong bệnh hen, và giãn phế quản.
  • Các tinh thể Charcot-Leyden:hình kim nhọn, trong suốt, hình lục giác cắt ngang. Không nhìn thấy được trong đờm tươi, nhưng có trong đờm để lưu sau vài giờ. Các tinh thể này thường xuất hiện cùng với những thể hình xoắn ốc Curschmann và là dấu hiệu của bệnh hen.
  • Những yếu tố tế bào khác nữa:

+ Tế bào sắc tố: chứa hemosiderin bắt màu bởi thuốc nhuộm xanh phổ, thấy trong đờm của bệnh nhân bị bệnh phổi ứ đọng dịch mạn tính.

+ Những hạt mỡ: thấy trong đờm của bệnh nhân viêm phổi dạng mỡ (dạng lipid).

+ Sỏi phế quản: (hạt sỏi màu xám, kích thước thay đổi, có một hạt hoặc nhiều hạt): là dấu hiệu một hạch bạch huyết bị calci-hoá (vôi-hoá) vỡ vào trong phế quản, gặp trong bệnh lao phổi, bệnh bụi phổi, bệnh nấm histoplasma.

+ Những hạt thức ăn: nếu thấy trong đờm thì đó là dấu hiệu của lỗ rò phế-thực quản.

+ Những lông: là dấu hiệu của u nang dạng biểu bì của trung thất thủng vào phế quản.

+ Cần phải làm thủ thuật rửa phế quản-phế nang (xem thủ thuật này), để có thể phát hiện được trong dịch rửa những dấu hiệu hoá sinh, hoặc vi thể của bệnh sarcoid, bệnh mô bào X, bệnh tích tụ protein phế nang và đôi khi là bệnh nhiễm phế cầu khuẩn.

Xét nghiệm vi khuẩn

KỸ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM: tránh tất cả mọi loại kháng sinh, hứng đờm vào một ống nhổ hoặc một đĩa Petri vô khuẩn, đờm này thường thuộc loại niêm dịch-mủ hoặc mủ, nếu có thể thì lấy đờm từ phần dưới của đường hô hấp, vì từ vị trí sâu đó, đờm sẽ chứa những vi khuẩn sinh bệnh cần phải phát hiện. Trong thực tế, kết quả những xét nghiệm đờm về vi khuẩn học rất khó thuyết minh, vì khi lấy đờm, rất dễ bị tạp nhiễm bởi các vi khuẩn thông thường cư trú ở họng và miệng. Người ta đã đề xuất những kỹ thuật khác nhau để lấy đờm tránh tạp nhiễm bởi quần thể vi khuẩn hoại sinh ở họng và miệng như sau:

  • Làm phiến đồ bệnh phẩm họng: ở trẻ em, phiến đồ này có thể đại diện cho quần thể vi khuẩn ở phổi.
  • Hút phế quản theo đường nội soi (qua ống soi phế quản).
  • Chải phế quản bằng bàn chải theo đường nội soi.
  • Chọc dò khí quản qua da, rồi đưa một cathete (ông thông mềm, nhỏ) vào phế quản (có nguy cơ gây tràn khí phế mạc, ho ra máu, khí thũng dưới da)
  • Chọc-sinh thiết phổi qua lồng ngực: một số mầm bệnh ví dụ Legionella pneumophila, Pneumocystis cariniichỉ có thể phân lập được trực tiếp từ mô phổi.
  • Muốn tìm trực khuẩn lao thì phải xét nghiệm nhiều lần dịch vị lấy bằng phương pháp thông dạ dày vào lúc đói, nhất là ở những bệnh nhân ít đờm và hay nuốt đờm. Cấy trực khuẩn lao trong môi trường Loewenstein phải chờ 3 tuần mới có kết quả.

THUYẾT MINH KẾT QUẢ

  • Tác nhân gây bệnh thông thường:phế cầu khuẩn, tụ cầu vàng, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae,liên cầu khuẩn tan huyết beta, tụ cầu khuẩn. Một trong số những vi khuẩn thông thường này sẽ được xem là tác nhân gây bệnh đang diễn biến, nếu vi khuẩn đó trội trong xét nghiệm trực tiếp (nhuộm Gram), và/hoặc trong kết quả nuôi cấy, nếu bệnh cảnh lâm sàng cũng tương ứng với vi khuẩn được cho là gây bệnh, và nếu cấy máu cho kết quả dương tính với vi khuẩn này. Chỉ định làm kháng sinh đồ đối với những vi khuẩn được phát hiện với số lượng cao hơn 107/ml.
  • Tác nhân gây bệnh đặc biệt:trực khuẩn lao (hoặc các loại mycobacterium không điển hình) chỉ phát hiện được bằng phương pháp nhuộm Ziehl hoặc cấy trong môi trường Mycoplasma, rickettsia, chlamydia, virus không phát hiện được bằng những xét nghiệm vi khuẩn thông thường. Đối với những tác nhân gây bệnh này, chẩn đoán phải căn cứ vào hiệu giá kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh của bệnh nhân tăng lên trong khoảng thời gian 10-15 ngày, và như vậy chẩn đoán là hậu chẩn (chẩn đoán sau khi bệnh đã khỏi). Muốn phát hiện nhiễm nấm thì phải cấy bệnh phẩm trong những môi trường đặc hiệu kết hợp với phản ứng huyết thanh.

Xét nghiệm ký sinh trùng

  • A míp: đôi khi có thể phát hiện thấy Entamoeba histolyticatrong đòm màu nâu nhạt từ một ổ áp xe vỡ vào phổi.
  • Pneumocystis carini: phải tìm ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
  • Sán Echinococcus:trong trường hợp vỡ nang sán vào phế quản, thì có thể tìm thấy ấu trùng còn nguyên vẹn trong đờm hoặc những bộ phận phân giải của cơ thể chúng (như đầu, móc, màng).
  • Giun đũa: trứng giun đũa hiếm khi phát hiện được trong đờm khi bệnh nhân đang có hội chứng
  • Giun móc\ có thể thấy thể giun lươn (strongyloides: một giống cùng họ với giun móc) trong đờm.
  • Giun tròn: các giống sán máng (schistosoma),sán lá gan, sán lá

Xét nghiệm nấm: các giống: Aspergillus, Candida, Cryptococcus, Histoplasma, Coccidiodes.

Xét nghiệm tế bào

Phải làm xét nghiệm nhiều lần (3-5 lần) để phát hiện các tế bào u, và có thể cho kết quả dương tính tới 50-80% số trường hợp đối với u phổi trung tâm, nhưng nói chung kết quả âm tính đối với những u ngoại vi, những trường hợp này phải soi phế quản và qua đó hút hoặc chải phế quản bằng bàn chải.

Bệnh hô hấp
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

2 Comments

  1. Cho e hỏi kết quả cấy đờm TẠP KHUẨN THƯỜNG TRÚ là gì àh
    Và Kết quả soi/nhộm BC10/QT 10X LÀ GÌ ẠH

    Reply
    1. Author

      Trong thực tế, kết quả những xét nghiệm đờm về vi khuẩn học rất khó thuyết minh, vì khi lấy đờm, rất dễ bị tạp nhiễm bởi các vi khuẩn thông thường cư trú ở họng và miệng.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận