Điều trị nghiện thuốc lá

Sổ tay nội khoa

Mỗi năm, Tại Hoa Kì, có hơn 400.000 người chết do hút thuốc: cứ 5 người hút thuốc lại có 1 người chết. Ước tính khoảng 40% người hút thuốc chết trước tuổi trưởng thành nếu không bỏ thuốc; Các bệnh chính do thuốc lá được liệt kê tại Bảng 217-1.

Nghiện Thuốc Lá

Khai thác các thông tin về: bệnh nhân có hút thuốc hay không? những lần cai cai thuốc trước đó và hiện tại họ có muốn bỏ thuốc không; Nên khuyến khích, động viên những bệnh nhân chưa có ý định bỏ thuốc thì hãy bỏ thuốc. Nhấn mạnh rằng thuốc lá là một yếu tố quan trọng gây hại sức khỏe. Nên đàm phán về ngày bỏ thuốc trong vài tuần thăm khám và liên lạc với bệnh nhân khi gần đến ngày đó. Quá trình đưa dịch vụ hỗ trợ cai thuốc vào thực hành yêu cầu một vài thay đổi trong chăm sóc sức khỏe, gồm:

Bổ sung các câu hỏi về hút thuốc, ý định cai thuốc khi hỏi bệnh.

Bác sĩ cần hỏi bệnh nhân có hút thuốc hay không thường xuyên như là đo các dấu hiệu sinh tồn.

Đưa mục ‘’hút thuốc’’ vào bệnh án như là 1 bệnh.

Nhắc nhở bệnh nhân khi đến ngày họ dự định bỏ thuốc.

ĐIỀU TRỊ Nghiện Thuốc Lá

Các hướng dẫn thực hành lâm sàng đưa ra nhiều can thiệp dùng thuốc và không dùng thuốc để hỗ trợ cai thuốc lá (Bảng 217-2).

Có nhiều sản phẩm thay thế cho thuốc lá, gồm các thuốc không cần kê đơn như miếng dán nicotine, kẹo cao su, kẹo ngậm cũng như thuốc qua kê đơn như nicotine dạng hít; các thuốc này dùng trong khoảng 3-6 tháng với liều giảm dần, và tăng khoảng cách giữa các liều.

Các thuốc qua kê đơn cho thấy có hiệu quả gồm thuốc chống trầm cảm bupropion (300 mg/ngày trong 6 tháng) và varenicline, là chất đồng vận với receptor của nicotinic (liều khởi đầu 0.5 mg/ngày, tăng tới 1mg x 2 lần/ngày vào ngày thứ 8; dùng trong 6 tháng). Các thuốc chống trầm cảm hiệu quả hơn ở bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm.

Clonidine và nortriptyline có thể hiệu quả với bệnh nhân thất bại với liệu pháp trên.

Các khuyến cáo gần đây đưa ra các phác đồ dùng thuốc với liệu pháp thay thế nicotine hoặc varenicline cho tất cả các bệnh nhân đồng ý điều trị, kèm theo tư vấn, các hỗ trợ khác để cai thuốc.

BẢNG 217-1 NGUY CƠ TƯƠNG ĐỐI CỦA HÚT THUỐC

ĐIỀU TRỊ Nghiện Thuốc Lá

PHÒNG BỆNH

Khoảng 90% những người hút thuốc lá bắt đầu hút thuốc từ tuổi vị thành niên (12-18 tuổi) ; dự phòng phải tiến hành từ giai đoạn sớm, tốt nhất từ những năm học tiểu học. Bác sĩ khi điều trị những bệnh nhân độ tuổi này nên ý thức được vấn đề này và tiến hành sàng lọc, giải thích rằng tất cả các loại thuốc lá đều gây nghiện và có hại cho sức khỏe.

BẢNG 217-2 HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG

Các Việc Làm Của Bác Sĩ

Hỏi: Xác định tất cả những người hút thuốc khi thăm khám.
Khuyên: Thuyết phục tất cả những người hút thuốc phải bỏ thuốc
Xác định người hút đã sẵn sàng bỏ thuốc
Hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình cai thuốc
Sắp xếp theo dõi bệnh nhân

Dùng Thuốca

Điều trị ưu tiên
Cao su Nicotine (1.5)
Miếng dán Nicotine (1.9)
Nicotine dạng hít qua mũi (2.7)
Nicotine dạng hít qua miệng (2.5)
Kẹo ngậm Nicotine (2.0)
Bupropion (2.1)
Varenicline (2.7)
Điều trị thay thế
Clonidine (2.1)
Nortriptyline (3.2)

Các Can Thiệp Kháca

Bác sĩ hoặc nhân viên y tế tư vấn (10 phút) (1.3)
Chương trình cai thuốc tích cực (ít nhất 4–7 buổi kéo dài 20- 30 phút tối
thiểu trong 2 tuần, tốt nhất là 8 tuần) (2.3)
Hệ thống phát hiện hút thuốc tại phòng khám (3.1)
Tư vấn, động viên từ gia đình, bạn bè.
Tư vấn qua điện thoại (1.2)


aCác chỉ số ở sau mỗi can thiệp tương ứng là tỉ lệ cai thuốc thành công so với không can thiệp.

Sổ tay nội khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận