Đặc điểm bệnh tật ở Phụ Nữ khác gì so với Nam giới

Sổ tay nội khoa

Nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong ở cả nam và nữ là bệnh tim mạch và ung thư, trong đó ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh ung thư, nhưng thường nhầm rằng ung thư vú là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nữ giới. Nhận thức sai đó dẫn đến thái độ xử trí không đúng mức với các yếu tố nguy cơ ở phụ nữ như rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, hút thuốc. Hơn nữa, từ khi tại Hoa Kì, nữ giới thường sống lâu hơn nam trung bình trên 5,1 năm thì các bệnh liên quan đến tuổi già như tăng huyết áp, bệnh Alzheimer’s xuất hiện nhiều ở phụ nữ.

BỆNH ALZHEIMER

Bệnh Alzheimer gặp ở nữ giới với tỉ lệ gấp đôi nam giới, do tuổi thọ phụ nữ cao hơn nam giới và sự khác nhau về kích thước não, cấu trúc và chức năng của các cơ quan. Liệu pháp hormone trong giai đoạn sau mãn kinh có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng nhận thức và làm khởi phát bệnh Alzheimer.

BỆNH MẠCH VÀNH 

Bệnh mạch vành biểu hiện ở nữ khác ở nam giới (thường sống lâu hơn từ 10-15 năm) và thường có bệnh lí kèm theo như tăng huyết áp, suy tim mạn, đái tháo đường. Phụ nữ thường có triệu chứng không điển hình như buồn nôn, nôn, chậm tiêu, đau lưng trên. Bác sĩ thường ít nghĩ đến bệnh tim khi phụ nữ đau ngực dẫn tới ít làm các thủ thuật để chẩn đoán và điều trị. Các yếu tố nguy cơ kinh điển gây bệnh mạch vành giống nhau ở cả nam và nữ nhưng phụ nữ thường ít được can thiệp để làm giảm nguy cơ như ở nam. Nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng đáng kể sau mãn kinh hoặc cắt buồng trứng gợi ý estrogen nội sinh là một yếu tố bảo vệ tim mạch. Tuy nhiên, liệu pháp thay thế hormone ở phụ nữ sau mãn kinh chưa cho thấy hiệu quả giảm nguy cơ bệnh tim mạch trong các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng (vd nghiên cứu Women’s Health Initiative). Điều trị phổi hợp estrogen và progestin làm tăng các biến cố tim mạch. Sự khác nhau về tác dụng của estrogen nội sinh so với ngoại sinh chưa rõ cơ chế, nhưng có thể do tác dụng gây độc do tái tiếp xúc với estrogen sau một khoảng thời gian thiếu hụt.

ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Tỉ lệ mắc ĐTĐ typ 2 bằng nhau ở nam và nữ. Hội chứng buồng trứng đa nang và đái tháo đường thai nghén là 2 bệnh hay gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc ĐTĐ typ 2. Tỷ lệ mắc bệnh mạch vành ở phụ nữ tiền mãn kinh mắc ĐTĐ bằng với nam giới.

TĂNG HUYẾT ÁP

Tăng huyết áp, là bệnh liên quan đến tuổi, thường gặp ở phụ nữ hơn nam giới trên 60 tuổi. Điều trị tăng huyết áp bằng thuốc có hiệu quả tương đương ở 2 giới; tuy nhiên, phụ nữ thường có nhiều tác dụng phụ hơn.

CÁC BỆNH TỰ MIỄN 

Hầu hết các bệnh tự miễn thường hay gặp ơ nữ hơn nam; gồm bệnh của tuyến giáp, gan, lupus, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì, đa xơ cứng, xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn. Cơ chế của sự khác biệt này vẫn còn chưa rõ.

NHIỄM HIV

Quan hệ tình dục với người có nguy cơ là nguyên nhân lây nhiễm HIV nhanh nhất, và phụ nữ dễ nhiễm HIV hơn nam giới. Phụ nữ khi nhiễm HIV thì tốc độ giảm tế bào CD4 nhanh hơn nam giới. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như nhiễm chlamydial, bệnh lậu là nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nữ, nhiễm HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.

BÉO PHÌ 

Tỉ lệ béo phì ở nữ cao hơn nam, một phần do các yếu tố nguy cơ khi mang thai và mãn kinh. Ngoài ra, sự phân bố mỡ khác nhau ở 2 giới, ở nữ tập trung ở mông và đùi, ở nam tập trung ở bụng và phần trên cơ thể. Các chất mỡ phân bố theo kiểu ở nam giới có nguy cơ cao hơn mắc hội chứng chuyển hóa, đái tháo đường, bệnh tim mạch. Béo phì  làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung sau mãn kinh một phần do mô mỡ tiết enzym chuyển androgen thành estrogen.

LOÃNG XƯƠNG

Tỉ lệ loãng xương ở nữ giới sau mãn kinh cao hơn nhiều so với nam giới cùng tuổi, do nam giới tích trữ nhiều chất xương hơn khi trẻ tuổi và quá trình tiêu xương xảy ra chậm hơn so với nữ giới, đặc biệt là sau 50 tuổi, khi đó quá trình tiêu xương ở nữ giới sau mãn kinh xảy ra rất nhanh. Ngoài ra, sự khác nhau về nồng độ vitamin D, calci, estrogen cũng góp phần tạo ra sự khác biệt về quá trình tạo xương và hủy xương. Thiếu Vitamin D gặp ở đa số những phụ nữ lớn tuổi sống ở vùng cực Bắc. Gãy khớp háng do loãng xương là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở nữ giới, lớn tuổi.

DƯỢC HỌC

Tính trung bình, nữ giới có cân nặng thấp hơn, các cơ quan nhỏ hơn, tỉ lệ mỡ trong cơ thể cao hơn, tổng lượng nước trong cơ thể cao hơn so với nam giới. Các hormone steroid sinh dục, chu kì kinh nguyệt, thai nghén có thể ảnh hưởng tới chuyển hóa, tác dụng của tất cả các thuốc. Phụ nữ thường dùng nhiều thuốc hơn nam giới, gồm các thuốc không qua kê đơn, các thực phẩm bổ sung. Việc dùng nhiều thuốc hơn cùng với sự khác nhau về đặc tính sinh học có thể giải thích cho tình trạng hay gặp tác dụng phụ của thuốc ở nữ giới.

RỐI LOẠN TÂM THẦN

Trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn (ăn vô độ, chán ăn tâm căn) hay gặp ở phụ nữ hơn nam giới. Trầm cảm xảy ra ở 10% phụ nữ khi mang thai và 10-15 % phụ nữ sau sinh.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 

Trong khi ngủ, phụ nữ thường tăng số lượng các sóng chậm, tăng số lượn các sóng não. Tỉ lệ có rối loạn ngừng thở khi ngủ ở nữ thấp hơn ở nam, có thể liên quan đến lượng androgen thấp.

NGHIỆN CHẤT và HÚT THUỐC

Nghiện chất thường hay gặp ở nam hơn nữ. Tuy nhiên, phụ nữ nghiện rượu thường ít được chẩn đoán và điều trị hơn. Khi muốn đi khám, họ thường tìm đến bác sĩ riêng hơn là các cơ sở y tế. Phụ nữ nghiện rượu thường uống ít rượu hơn so với nam giới nhưng biểu hiện tác hại là ngang nhau. Nghiện rượu có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ, sức khỏe của đứa trẻ ( hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi). Thậm chỉ uống rượu ở mức trung bình cũng tăng nguy cơ ung thư vú, tăng huyết áp, đột quỵ. Số đàn ông hút thuốc nhiều hơn phụ nữ, nhưng tỉ lệ nam giới hút thuốc đang giảm nhanh hơn. Tác hại của thuốc lá trên phổi (COPD, ung thư) rõ ràng hơn ở nam giới.

BẠO HÀNH PHỤ NỮ

Bạo lực gia đình là nguyên nhân phổ biến nhất gây chấn thương cơ học ở phụ nữ. Phụ nữ có thể có các triệu chứng như đau bụng kéo dài, đau đầu, nghiện chất, rối loạn ăn uống, ngoài ra có thể biểu hiện rõ ràng là chấn thương. Bạo hành tình dục là một dạng phạm tội phổ biến nhất ở phụ nữ (theo báo cáo 1/5 phụ nữ tại Mỹ) và thường do chồng, chồng cũ hoặc người quen hơn là người lạ.

Sổ tay nội khoa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận