Trang chủSổ tay nội khoaCác rối loạn cơ xương khớp cần chú ý

Các rối loạn cơ xương khớp cần chú ý

BỆNH KHỚP DO BỆNH ĐƯỜNG RUỘT

Cả viêm khớp ngoại vi và khớp trục đều có thể kết hợp với bệnh viêm ruột (IBD) như viêm loét đại trang hoặc bệnh Crohn. Viêm khớp có thể xảy ra sau hoặc trước khi khởi phát các triệu chứng đường ruột. Viêm khớp ngoại vi là từng hồi và không đối xứng; nó thường ảnh hưởng đến khớp gối và cổ chân nhất. Các đợt tấn công thường giảm dần trong vòng vài tuần
và đặc trưng được giải quyết một cách hoàn toàn mà không có tổn thương khớp tồn đọng. Viêm điểm bám gân (viêm ở điểm bám của gân và dây chằng vào xương) có thể xảy ra với biểu hiện “ngón xúc xích”, viêm gân Achilles, viêm cân gan chân. Sự tham gia của xương trục có thể biểu hiện như viêm đốt sống và/hoặc viêm khớp cùng-chậu (thường đối xứng). Kết quả xét nghiệm không có gì đặc biệt; yếu tố thấp (RF) âm tính; chỉ 30–70% có HLA-B27 dương tính; x-quang của các khớp ngoại vi thường bình thường; biểu hiện ở xương trục thường không phân biệt được với viêm cột sống dính khớp.

ĐIỀU TRỊ Bệnh khớp do bệnh đường ruột

Điều trị bệnh lý nền đường ruột; NSAIDs có thể làm giảm các triệu chứng ở khớp nhưng có thể làm bùng phát bệnh đường ruột; Sulfasalazin có thể có hiệu quả với viêm khớp ngoại vi; điều trị bệnh Crohn với Infliximab hoặc Adalimumab giúp cải thiện viêm khớp.

BỆNH WHIPPLE

Được đặc trưng bởi viêm khớp đến 75% bệnh nhân trước sự xuất hiện của các triệu chứng khác. Thường một hoặc nhiều khớp, đối xứng, thoáng quan nhưng có thể trở thành mạn tính. Biểu hiện ở khớp đáp ứng với liệu pháp kháng sinh.

BỆNH KHỚP DO BỆNH THẦN KINH

Cũng được biết như khớp Charcot, đây là một bệnh khớp phá hủy nghiêm trọng xảy ra ở các khớp ít bị đau và vị trí có ý nghĩa; có thể xảy ra ở đái tháo đường do bệnh thận, bệnh Tabet, bệnh rỗng tủy sống, bệnh thoái hóa dạng bột, tổn thương tủy sống hoặc thần kinh ngoại biên. Sự phân bố phụ thuộc vào bệnh lý nền ở khớp. Tràn dịch khớp thường không do viêm
nhưng có thể là xuất huyết. X-quang có thể cho thấy hoặc hình ảnh tiêu xương hoặc hình thành xương mới với trật khớp xương và vỡ từng mảnh.

ĐIỀU TRỊ Bệnh khớp do bệnh thần kinh

Ổn định khớp; phẩu thuật gắn xương có thể cải thiện chức năng.

VIÊM ĐA SỤN TÁI PHÁT

Là một rối loạn tự phát được đặc trưng bởi viêm tái phát của các cấu trúc sụn.

Các biểu hiện chủ yếu bao gồm tai mềm và biến dạng gãy mũi, viêm và xẹp khí quản và vòng sụn phế quản, viêm đa khớp không biến dạng từng hồi không đối xứng. Các đặc điểm khác có thể là viêm củng mạc, viêm kết mạc, viêm mống mắt, viêm giác mạc, trào ngược động mạch chủ, viêm cầu thận, và các đặc điểm khác của viêm mạch hệ thống. Khởi phát thường
đột ngột, với sự xuất hiện của 1–2 vị trí viêm sụn. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và được xác định bằng sinh thiết sụn tổn thương.

ĐIỀU TRỊ Viêm đa sụn tái phát

Glucocorticoid (Prednison 40–60 mg/ngày sau đó giảm liều) có thể ngăn chặn các biểu hiện cấp tính và làm giảm mức độ nghiêm trọng/tần suất tái phát. Thuốc gây độc tế bào nên được dành cho bệnh không đáp ứng hoặc bệnh nhân cần liều cao Glucocorticoid. Khi tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng, cần phải mở khí quản.

BỆNH PHÌ ĐẠI XƯƠNG KHỚP

Hội chứng bao gồm hình thành màng xương mới, ngón tay-chân dùi trống, và viêm khớp. Thường gặp nhất khi kết hợp với ung thư biểu mô phổi nhưng cũng xảy ra với bệnh gan, phổi mạn tính; bệnh tim, phổi, gan bẩm sinh ở trẻ em; và các thể loại vô căn và di truyền. Các triệu chứng bao gồm đau nóng và nhức rõ rệt nhất ở ngọn chi. X-quang cho thấy dày màng xương với sự hình thành xương mới của đầu xa xương dài.

ĐIỀU TRỊ Bệnh phì đại xương khớp

Xác định và điều trị các rối loạn liên quan; Aspirin, NSAIDs, các thuốc giảm đau khác, cắt dây phế vị, hoặc phong tỏa thần kinh dưới da có thể làm giảm triệu chứng.

CHỨNG ĐAU CƠ XƠ HÓA

Là một rối loạn thường gặp được đặc trưng bởi đau cơ xương mạn tính lan rộng, nhức, cứng khớp, dị cảm, rối loạn giấc ngủ, và dễ dàng mệt mỏi cùng với nhiều điểm dễ tổn thương. Gặp nhiều ở nữ nhiều hơn nam. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng; đánh giá cho thấy các điểm dễ tổn thương của mô mềm nhưng không có bất thường khi thăm khám, xét nghiệm hay x-quang.

ĐIỀU TRỊ Chứng đau cơ xơ hóa

Pregabalin, Duloxetine, và Milnacipran cho thấy tác dụng với chứng đau cơ xơ hóa. Benzodiazepin hoặc Tricyclic cho rối loạn giấc ngủ, điều trị tại chỗ (nhiệt, mát xa, tiêm vào khớp dễ tổn thương), NSAIDs.

ĐAU ĐA CƠ DO THẤP (PMR)

Hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi nhức và cứng khớp buổi sáng ở đai vai, đai hông, hoặc cổ >1 tháng, tăng tốc độ máu lắng, và đáp ứng nhanh với liều thấp Prednison (15 mg hàng ngày). Hiếm khi xảy ra trước 50 tuổi; hay gặp ở nữ. Đau đa có do thấp có thể xảy ra trong sự kết hợp với viêm khớp tế bào khổng lồ (thái dương), bệnh mà cần điều trị với liều cao Prednison.

Đánh giá nên gồm một bệnh sử tỉ mỉ để đưa ra những triệu chứng gợi ý bệnh viêm khớp tế bào khổng lồ (Chương 170); tốc độ máu lắng; các xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác gồm yếu tố thấp, khán thể kháng nhân, công thức máu, men CPK, điện di protein huyết thanh; kiểm tra chức năng gan, thận, tuyến giáp.

ĐIỀU TRỊ Đau đa cơ do thấp

Bệnh nhân cải thiện nhanh với Prednison, 10–20 mg hàng ngày, nhưng có thể cần điều trị nhiều tháng đến nhiều năm.

HOẠI TỬ XƯƠNG (HOẠI TỬ VÔ MẠCH)

Gây nên bởi sự chết của các phần tử tế bào của xương, được cho là do suy giảm dòng máu cung cấp. Các kết hợp thường xuyên gồm có điều trị Glucocorticoid, bệnh mô liên kết, chấn thương, bệnh hồng cầu hình liềm, thuyên tắc, sử dung alcohol, và bệnh HIV. Các vị trí liên quan thường gặp là đầu xương đùi và xương cánh tay, lồi cầu xương đùi, đầu gần xương
chày. Bệnh lao khớp háng cả hai bên chiếm >50% trường hợp. Biểu hiện lâm sàng thường là khởi phát dau khớp đột ngột. Những thay đổi sớm không thấy được khi chụp x-quang không chuẩn bị và thẩy rõ nhất trên MRI; giai đoạn muộn thấy vỡ xương (“dấu hiệu lưỡi liềm”), bề mặt khớp phẳng với mất khe khớp.

ĐIỀU TRỊ Hoại tử xương

Hạn chế trọng lượng chưa rõ lợi ích; điều trị triệu chứng với NSAIDs.

Phẫu thuật tăng cường dòng máu có thể được xem xét ở giai đoạn sớm của bệnh nhưng hiệu quả còn tranh cãi; thay khớp có thể cần thiết ở giai đoạn muộn của bệnh khi đau không đáp ứng với các phương pháp khác.

RỐI LOẠN QUANH KHỚP

VIÊM TÚI THANH MẠC

Viêm túi thành mỏng xung quanh gân và cơ trùm lên các chồi xương. Túi hoạt dịch ở mỏm cùng vai và mấu chuyển lớn thường gặp nhất.

ĐIỀU TRỊ Viêm túi thanh mạc

Ngăn ngừa tình trạng tăng nặng, nghỉ ngơi, NSAIDs, và tiêm Glucocorticoid tại chỗ.

VIÊM GÂN

Có thể ảnh hưởng đến hầu như bất kỳ gân nào nhưng thường ảnh hưởng đến gân của vòng đai quanh khớp vai, đặc biệt là cơ trên mỏm gai. Đau âm ỉ và nhức nhưng trở nên cấp tính và đột ngột khi gân bị đè nén dưới mỏm cùng vai.

ĐIỀU TRỊ Viêm gân

NSAIDs, tiêm Glucocorticoid, và vật lý trị liệu có thể có hiệu quả. Các gân đai hoặc gân cơ nhị đầu có thể bị rách một cách sâu sắc, luôn cần phẫu thuật để sửa chữa.

VÔI HÓA GÂN

Là kết quả của sự lắng đọng các muối canxi ở gân, thường là mỏm cùng vai. Cơn đau có thể đột ngột và nghiêm trọng.

VIÊM DÍNH BAO KHỚP VAI (“KHỚP VAO ĐÔNG LẠNH”)

Kết quả của sự bất động khớp vai kéo dài. Vai đau và nhạy cảm khi sờ nắn, cả vận động chủ động và thụ động đều bị hạn chế.

ĐIỀU TRỊ Viêm dính bao khớp vai

Cải thiện tự nhiên có thể xảy ra; NSAIDs, tiêm Glucocorticoid tại chỗ và vật lý trị liệu có thể hữu ích.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây