Trang chủCây thuốc NamTác dụng của chuối hột

Tác dụng của chuối hột

Chuối hột (còn gọi chuối hạt, chuối chát) có tên khoa học là: Musa balbisiana L.A.Colla, hay Musa brachycarpa, Musa seminifera Musaceae (họ Chuối).

Đặc điểm thực vật và phân bố:

tác dụng của chuối hột
tác dụng của chuối hột

Chuối hột thuộc cây thân giả, cao 2-4m, to, màu xanh. Lá to có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, bẹ xanh. Buồng hoa nằm ngang, mo đỏ sẫm, không quấn lên. Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4-5mm. Mỗi quả chứa trung bình 15-25 hạt. Bộ phận thường dùng là củ, quả, thân. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Cây mọc hoang hoặc được trồng ở nhiều nơi trên đất nước ta, đặc biệt là vùng rừng núi phía Bắc và các tỉnh miền Trung. Người dân ở đây thường dùng lá để gói bánh, quả để ăn và làm gia vị, thân để nuôi gia súc. Theo kinh nghiệm dân gian, một số người đã sử dụng các bộ phận khác nhau của cây để làm thuốc.

Thành phần hóa học:

Năm 1987, J.Horry và M.Ray (Pháp) đã nghiên cứu và xác định trong lá bắc của cây có anthocianin. Trong đó, delphinidin và cyanidin là các anthocianidin chính.

Năm 1995, Kong. L & cộng sự (Trung Quốc) đã nghiên cứu phân lập enzym polyphenol oxydase trong vỏ quả chuối.

Năm 1998, T.Kamo & cộng sự (Nhật Bản) xác định được phytoalexin; 1,2,3,4-tetrahydro-6,7-dihydroxy-1-(4′-hydroxycinnamyliden)naphthalen-2-on; 2-(4′-methoxyphenyl)-1,8-naphthalic anhydrid; 2-phenyl-1,8-naphthalic anhydrid trong quả.

Năm 1991 M.Ali (Ấn Độ) công bố ba Neo-clerodan Diterpenoid phân lập được từ hạt Musa balbisiana là: musabalbisian A, B, C. Cấu trúc của các thành phần này cũng đã được xác định bằng phương pháp phân tích quang phổ và phương pháp hóa học.

Ở Bộ môn Dược liệu-khoa Dược, Đại học Y Dược, TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và Bùi Mỹ Linh đã  nghiên cứu xác định thành phần hóa học của hạt chuối hột. Kết quả cho thấy, trong hạt chuối hột có các chất: saponin, coumarin, tanin, flavonoid anthocianosid và hợp chất uronic, tinh dầu, phytosterol…

Tác dụng của cây chuối hột:

  • Trị đau răng, lợi có mủ: Vỏ hoặc củ chuối hột, da trăn, cam thảo nam đồng lượng đốt toàn tính cùng phèn phi, tán bột, trộn dầu dừa bôi vào chân răng.
  • Trị nóng sốt phát cuồng, nói sảng: Thân chuối xẻ đôi, bỏ giun đất vào nướng kĩ, ép lấy nước uống.
  • Trị sỏi đường niệu: ▪ Hạt, quả xanh sắc nước uống.

▪ Nước trích từ thân cây, uống mỗi sáng một chén, dùng 1-2 tháng.

  • Trị chứng viêm loét dạ dày: Chuối hột già thái mỏng, phơi khô, tán bột uống với nước nóng.
  • Trị chứng trĩ ra máu:

▪ Nõn chuối hột nướng nóng chườm vào hậu môn.

▪ Nõn chuối tiêu, bột khô của trái chuối hột đem giã nát gói vào lá chuối non, nướng cho nóng đắp vào hậu môn.

  • Trị mụn nhọt: Khi nhọt đã hình thành, sưng, nóng, đỏ, đau nhức nhiều; củ chuối rửa sạch giã nát với muối rồi đắp lên nhọt mỗi ngày.
  • Giải độc thực phẩm: quả xanh thái mỏng, ăn sống cùng với các rau sống khác, trừ được các chất độc trong rau sống hay trong thịt cá.
  • Trị bệnh đường ruột :

▪ Ăn quả chín, nhai cả hạt trị giun.

▪ Vỏ quả 4-8g sắc uống trị kiết lị.

  • An thai: Củ chuối, rễ móc mỗi thứ 20g sắc uống.
  • Chữa sản hậu tê thấp, chân tay tê dại: Hoa chuối thái nhỏ, sao vàng hạ thổ, sắc lấy nước uống, bã đắp vào nơi tê đau.
  • Cầm máu: Thân cây giã nát đắp vào vết thương chảy máu.
  • Trị tiểu đường:  Uống nước trích từ thân cây chuối hột mỗi sáng.

▪ Trái chuối hột già hoặc vừa chín, xát mỏng, phơi khô, sắc uống thay nước trong ngày.

▪ Củ chuối giã nát lấy nước uống.

▪ Ốc bươu rửa sạch bung với củ chuối ăn chữa bệnh đái tháo đường.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây