Trang chủCây thuốc NamTác dụng và tác hại của Lá lốt với sức khỏe

Tác dụng và tác hại của Lá lốt với sức khỏe

Tên khoa học: Piper lolot L Họ khoa học: Thuộc họ Hồ tiêu – Piperaceae

Mô tả

Cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt. Lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, Tác dụng của lá lốt làm gia vị và làm thuốc. Bò nướng lá lốt là một món ăn đặc sắc của Việt Nam.

Tác dụng và tác hại của Lá lốt
Tác dụng và tác hại của Lá lốt

Lá lốt còn gọi là Tất bát . Theo Y học dân tộc, lá lốt vị cay, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng trừ khớp, ấm bụng, tiêu thực, hạ khí, trừ hôi tanh.

Tác dụng dược lý

Theo nghiên cứu của Trường đại học dược khoa Hà Nội, thành phần hóa học của lá lốt chủ yếu là tinh dầu (tỷ lệ 0,57%), piperin, piperolin. Kết quả thực nghiệm trên súc vật cho thấy nước ép lá lốt, cao lá lốt tươi và cao lá lốt khô đều có tác dụng kháng sinh, chống viêm rõ rệt trên súc vật gây viêm thực nghiệm.

Theo nghiên cứu về kháng sinh thảo mộc của Viện y học dân tộc, lá lốt (lá giã dập) có tác dụng mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.

Điều này phù hợp với thực tế sử dụng lá lốt chữa các bệnh thấp khớp, đau răng, chân tay lạnh, tê bại, đau lưng, mỏi gối, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy do phong hàn. Liều dùng mỗi ngày 8-12g dưới dạng thuốc sắc. Có thể dùng tươi hay phơi khô.

Bài thuốc dùng lá lốt chữa bệnh

Chữa thấp khớp, đau nhức xương

Bài 1: Lá lốt 20g, thiên niên kiện 12g, gai tầm xoong 16g sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống ngày một thang.

Bài 2: Lá lốt (cả rễ và thân cây) 20g, dây đau xương 10g, rễ thầu dầu tía 10g. Tất cả cắt ngắn, phơi khô, sắc với 600ml nước, còn 200ml uống làm 2 lần trong ngày. Dùng 7-8 ngày.

Bài 3: Lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cành dâu 20g, cà gai leo 20g, ngải cứu 10g. Tất cả sao qua, sắc uống mỗi ngày 1 thang, trong 3-5 ngày liền.

Chữa đau răng

Rễ lá lốt rửa sạch, giã nát với mấy hạt muối, ép lấy nước, dùng bông sạch tẩm vào răng đau, ngậm 2-5 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày tẩm thuốc 3-4 lần, trong 1-2 ngày răng đau sẽ khỏi hoặc giảm đau rõ rệt.

Tác dụng của lá lốt trong một số đơn thuốc

Chữa đau lưng sưng khớp gối, bàn chân tê buốt: rễ lá lốt tươi 50g, rễ bưởi bung 50g, rễ cây vòi voi 50g, rễ cỏ xước 50g. Sao vàng, sắc; chia uống 3 lần trong ngày.

Chữa phong thấp, đau nhức xương: rễ lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, cỏ xước 12g, hoàng lực 12g, độc lực 12g, đơn gối hạc 12g, hạt xích hoa xà 12g. Sắc uống.

Chữa phù thũng: lá lốt 12g, rễ cà gai leo 12g, rễ mỏ quạ 12g, rễ gai tầm xoọng 12g, lá đa lông 12g, mã đề 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân: Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Giải độc, chữa say nấm, rắn cắn: lá lốt 50g, lá đậu ván trắng 50g, lá khế 50g. Giã nát, thêm ít nước, ép gạn lấy nước cho uống ngay trong khi chờ chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.

Cháo lá lốt: cành nụ lá lốt khô 30g, hồ tiêu 30g, quế 12g, cùng tán mịn mỗi lần dùng 9g. Đầu tiên nấu nước hành tươi (một nắm) gạn lấy nước bỏ bã, cho tiếp gạo tẻ nấu cháo. Khi cháo chín cho bột thuốc vào khuấy đều, cho ăn khi đói. Món này thích hợp cho người đầy bụng không tiêu, chán ăn có liên quan với hư hàn, hàn thấp. Lá lốt còn là một nguyên liệu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò cuốn lá lốt…

Bệnh tổ đỉa: Lá lốt giã nát chắt lấy nước cốt, uống hết 1 lần. Bã cho vào nồi đổ 3 bát nước sắc kỹ dùng để rửa vùng tổ đỉa. Rửa xong lau khô rồi lại lấy bã lá lốt đã sắc đắp lên, băng lại. Ngày làm 1 – 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày sẽ khỏi.

Đau nhức xương khớp: 20 gr lá lốt, 12 gr thiên niên kiện, 16 gr gai tầm xoang, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, chia uống trong ngày. Uống liền trong một tuần.

Sữa bò sắc lá lốt: sữa bò 200ml, lá lốt tươi 30g, thái nhỏ, cùng cho vào nấu sắc cho uống khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy trướng bụng tăng sinh hơi, trung tiện nhiều trong ngày. Lá nụ toàn cây lá lốt khô tán bột: mỗi lần uống 1,5 – 2g với nước canh hoặc nước cháo. Thích hợp cho người ho nhiều đờm dãi, nôn thổ.

Đầu chân dê hầm lá lốt: đầu dê 1 cái, chân dê 4 cái làm sạch, cho nước nấu chín. Cho tiếp lá lốt, gừng tươi mỗi thứ 30g, hạt tiêu 10g, hành trắng 50g, đậu xị lượng tùy ý, muối ăn và các gia vị, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho chín nhừ, chia ăn nhiều lần trong ngày. Dùng cho bệnh nhân có bệnh mạn tính, cơ thể suy nhược, tỳ vị hư hàn, đau quặn bụng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng.

Ngoài ra: Tác dụng của lá lốt giúp chữa đau nhức cơ thể. Nếu ra nhiều mồ hôi tay, chân: Lấy khoảng 100 gr (cả lá, thân, rễ) thái nhỏ cho khoảng 200 gr muối hột nấu 500 ml nước, đun sôi chừng 5-10 phút, để khi nước còn nóng già thì ngâm chân hay tay, mỗi lần ngâm khoảng 20-30 phút, làm hằng ngày sẽ giảm chứng ra mồ hôi, hết “mùi” và càng đỡ đau nhức xương. Ngâm làm cồn xoa bóp: lấy thân và rễ cây chặt nhỏ, ngâm trong rượu mạnh (trên 400) dùng làm cần xoa bóp khi bị đau nhức hay chấn thương.

Ăn lá lốt sống nhiều quá có tốt không?

Có khá nhiều công dụng của việc ăn lá lốt sống mà chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên việc ăn quá nhiều loại lá này có tốt không?

Câu trả lời là không. Tất nhiên việc sử dụng một loại thảo dược từ thiên nhiên rất tiện lợi và giúp chúng ta tiết kiệm được nhiều tiền, nhưng không nên quá lạm dụng vì nó có thể gây ra nhiều phiền phức.

Lá lốt thuộc tính ẩm, nên sử dụng với liều lượng vừa phải, đủ cần thiết, nếu không từ bổ nó sẽ thành độc cho cơ thể chúng ta. Cụ thể là:

– Bị nhiệt người, nóng người, táo bón, biểu hiện là môi lưỡi khô, khát nước bất thường, lợi hàm sưng đỏ,…

– Ảnh hưởng dạ dày, đường ruột. Nếu ăn lá lốt sống trong nhiều ngày liên tiếp sẽ khiến cho dạ dày bị nòng.

– Ngộ độc thực phẩm do cơ địa không thích ứng với thành phần hóa học của cây lá lốt hoặc người bị dị ứng.

– Nôn mửa, choáng váng cũng là một trong số những phản ứng bất thường của người ăn quá nhiều lá lốt sống.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây