Trang chủCây thuốc NamChìa vôi lông-Chìa vôi mũi giáo-Chìa vôi sáu cạnh

Chìa vôi lông-Chìa vôi mũi giáo-Chìa vôi sáu cạnh

Chìa vôi lông

Tính vị, tác dụng: Rễ hơi độc, có tác dụng tiêu thũng, bạt độc. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết. Ở Trung Quốc (Hải Nam) người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Chìa vôi lông, Dây xo – Cissus assamica (Laws.) Craib, thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo; cành non có lông sét hình thoi. Lá hình bầu dục dạng tim, dài đến 12cm; gân gốc 5; lúc non có lông dầy, nâu ở mặt dưới; cuống có lông sét. Ngù hoa kép, ngắn hơn, đầy lông; hoa mẫu 4; cánh hoa có lông. Quả mọng hình quả lê, cao 6-8mm, chứa 1 hạt. Ở thứ pilosissima Gagnep., có rất nhiều lông. Ra hoa tháng 11-12, quả tháng 1.

Bộ phận dùng: Rễ – Radix Cissi Assamicae.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh Tây Nguyên (Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng). Rễ cũng được thu hái như rễ Chìa vôi.

Tính vị, tác dụng: Rễ hơi độc, có tác dụng tiêu thũng, bạt độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ta thường dùng chữa mụn nhọt, ghẻ và dùng giải độc, lọc huyết. Ở Trung Quốc (Hải Nam) người ta dùng trị bắp thịt bầm sưng mưng mủ.

Chìa vôi mũi giáo

Chìa vôi mũi giáo, Hồ đằng mũi giáo – Cissus hastata (Miq.) Planch. (Vitis hastata Miq.), thuộc họ Nho -Vitaceae.

Mô tả: Dây leo hơi mập; thân có 3-4 cánh có eo ở các mấu; tua cuốn đơn. Lá có phiến hình tim thon, dài 8-10cm; gân từ gốc 5, gân phụ 4-6 cặp, mép có răng thấp, cuống 2-3cm; lá kèm 2-3cm. Cụm hoa đối diện với lá, ngắn, mang 2-4 tán; cánh hoa 4. Quả mọng tròn, đỏ, chứa 1 hạt. Ra hoa tháng 6, có quả tháng 12-1.

Bộ phận dùng: Thân và dây – Caulis et Liana Cissi Hastatae.

Nơi sống và thu hái: Loài của vùng nhiệt đới Á Châu và Phi châu. Ở nước ta, cây thường mọc ở rừng thưa.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi chua, chát, tính bình; có tác dụng thư cân hoạt lạc, hoạt huyết, tiêu thũng, khư phong thấp và rút mủ mụn nhọt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chồi non ăn được. Dây và thân được dùng ở Vân Nam (Trung Quốc) trị phong thấp, đòn ngã, cơ bắp co quắp, khó co duỗi và dùng ngoài đắp trị mụn nhọt.

Chìa vôi sáu cạnh

Chìa vôi sáu cạnh, Hồ đằng sáu cạnh – Cissus hexangularis Thorel ex Planch., thuộc họ Nho – Vitaceae.

Mô tả: Dây leo cao 3-7m; nhánh non to, có 6 cánh thấp, xanh. Lá có phiến không lông, gốc cắt ngang; gân từ gốc 3, mép có răng mịn, cuống dài 5-9cm. Ngù hoa đối diện với lá; nụ hoa xoan; cánh hoa 4, cao 3-4mm, chứa 1 hạt.

Bộ phận dùng: Cành lá – Ramulus cissi Hexangularis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở nhiều nơi từ Thanh Hoá, Thừa Thiên – Huế tới tận Đồng Nai, Kiên Giang.

Tính vị, tác dụng: Tán huyết, khứ ứ, thư cân hoạt lạc

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cành lá dùng trị đòn ngã, dao chém.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây