Trang chủBệnh tiêu hóaThoát vị hoành - nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Thoát vị hoành – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

Đại cương

Định nghĩa: một phần của dạ dày chui lên lồng ngực xuyên qua lỗ thực quản.

Giải phẫu:

Cơ thắt trên thực quản nằm ở vị trí 15 cm cách cung răng trên và ngang mức đốt sống cổ 6, dài khoảng 3cm

Cơ thắt dưới thực quản dài khoảng 4 cm. Bình thường tâm vị trùng với vị trí đường z có thêm sự trợ giúp của cơ hoành

Lâm sàng

Thoát vị hoành gồm 2 thể thoát vị:

  • 95% thoát vị trượt: vị trí tâm vị chui cao vào trong lồng ngực. Do mất 1 phần giải phẫu giúp co bóp tâm vị làm dịch dạ dày trào ngược lên thực quản
  • 5% thoát vị cuộn (tâm vị cố định, phình vị chui vào trong lồng ngực).

Chẩn đoán xác định dễ dàng bằng: chụp X quang ngực và nội soi tiêu hóa trên. Tùy trường hợp có thê chụp thêm transit.

Biến chứng chính:

  • Trào ngược dạ dày thực quản và những biến chứng của trào ngược.
  • Loét ở cổ thoát vị.
  • Xuất huyết tiêu hóa cấp tính hay mạn tính

Biểu hiện: thiếu máu thiếu sắt mạn tính hay cấp tính đôi khi kết hợp với thrombose túi mật tái phát

  • Thoát vị nghẹt (thoát vị do cuộn).

Điều trị

  • Thoát vị trượt: điều trị trào ngược dạ dày thực quản và biến chứng.
  • Thoát vị cuộn: phẫu thuật.
TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY DÀY – THỰC QUẢN

Thoát vị hoành

Nội soi Không có viêm thực quản

hay viêm không năng

Giai đoạn 1 – II 80% số bệnh nhân.

Viêm thực quản nặng

Giai đoạn III – IV 20% số bệnh nhân

Điều trị Điều trị: IPP 20mg/ngày X 4 tuần IPP 20mg/ngày X 8 tuần. Dự phòng xuất hiện biến chứng

Điều trị nong thực quản bằng nội soi nếu có hẹp

Kiểm tra nội soi Không
Điều trị duy trì Nếu có tái phát sớm Hệ thống
IPP với liều tối thiểu có hiệu quả
Chỉ định cân nhắc Điều trị nội khoa không kết quả Không có CCĐ phẫu thuật

Phẫu thuật (Fundoplicature) phải chọn lọc bệnh nhân

Điều trị:

  • Gối đầu cao ít nhất 20 cm.
  • Giảm cản nếu quá béo.
  • Sau ăn không được nằm ngay.
  • Dùng thuốc làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực quản (Theophylin, chẹn calci, dẫn xuất nitrin).
KHÓ NUỐT

thoat-vi-hoanh-2

1 r
1.  Hẹp do tổn thương thành thực quản

*  K thực quản.

* Viêm thực quản (hẹp -hạch).

*  Sẹo hẹp thực quản do hóa chất.

*  Túi thừa thực quản:

–   Túi thừa khi quản – thực quản (Zenker): hơi thở chua, ợ nóng, ho về đêm.

–   Túi thừa 1/3 giữa và dưới thực quản: thứ phát sau rối loạn vận động.

–   Viêm thực quản do vi khuẩn (Candida, herpes), thuốc (Cycline, AINS), tia xạ

2.  Đè vào thực quản

–  Khối u: K phế quản, hạch trung thất, u tuyến ức, tuyến giáp nằm trong lổng ngực, lao đốt sống với ổ áp xe lạnh.

–  Mạch máu: phình động mạch chủ ngực, nhĩ trái giãn, ĐM dưới đòn phải lạc chỗ.

3.  Nguyên nhân trong lòng thực quản (hiếm)

– Vòng Schatzki

–    Hội chứhg Plummer – Vinson: tồn tại màng thực quản cổ, thiếu máu, thiếu sắt, nguy cd K thực quản cao.

1.   Rối loạn vận động thực quản tiên phát

*  Phình giãn thực quản không rõ nguyên nhân (Achalasie)

–  Đối tượng 40 – 60 tuổi, khó nuốt kiểu cơ nãng, đau ngực.

–  Nội soi tiêu hóa cao: cảm giác khó khàn khi qua tàm vị.

–   Chụp Transit: hẹp dần và đều phần dưới thực quản.

–  Đo vận động thực quản (Manometrie) +++: sóng nhu động và tăng trương lực cơ thắt tâm vị.

–  Biến chứng: bệnh phổi do sặc và ung thư biểu mô (theo dõi).

–   Phương pháp điều trị giãn cơ (chẹn dòng calci dẫn xuất Nitrin) nong thực quản bằng khí, phẫu thuật: tạo hình tâm vị.

*  Bệnh co thắt thực quản lan toả.

*  Thực quản dạng vỏ hạt dẻ

2.  Rối loạn vận động thứ phát

–  Xơ cứng bì (giảm trương lực cơ thắt tâm vị) và các bệnh khác (Lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp).

– Trypanosomiase: phình to thực quàn không rõ căn nguyên, chẩn đoán bằng huyết thanh.

–  Đái tháo đường, amylose, trào ngưọc dạ dày – thực quản.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây