Tên khác: bệnh túi thừa đại tràng.
Định nghĩa
- Bệnh túi thừa: có các túi thừa
- Viêm túi thừa: niêm mạc phủ mặt trong túi thừa bị viêm.
Dịch tễ học
Tỷ lệ mắc bệnh túi thừa là khoảng 10% ở những nước phát triển, tỷ lệ này thay đổi từ 5% ở lứa tuổi 50 tới 30% hoặc 50% kể từ 60 tuổi trở lên. Giữa hai giới không có khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh.
Căn nguyên
- Bệnh túi thừa: chưa rõ căn nguyên. Chế độ ăn nghèo chất sợi có thể là một yếu tố thuận lợi cho túi thừa đại tràng phát triển.
- Viêm túi thừa: thường do vi khuẩn đường ruột, các cầu khuẩn ruột.
Giải phẫu bệnh
90% số trường hợp túi thừa đại tràng nằm ở đại tràng sigma, 10% ở đại tràng xuống hoặc toàn bộ đại tràng. Túi thừa “khổng lồ” (đường kính > 3 cm) hiếm thấy, và thường chỉ có một túi duy nhất.
Triệu chứng
BỆNH TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG: những túi thừa đại tràng thường không có triệu chứng, và được phát hiện ngẫu nhiên nhân khám X quang. Tuy nhiên, bệnh túi thừa đại tràng cũng có thể gây ra những triệu chứng tương tự với triệu chứng của bệnh ruột dễ bị kích thích. Chảy máu có thể xảy ra không có nguyên nhân rõ rệt. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào X quang.
VIÊM TÚI THỪA ĐẠI TRÀNG: là bệnh cảnh của “viêm ruột thừa ở bên trái”, với đau hố chậu trái, sốt, tăng bạch cầu trong máu, phản ứng cơ thành bụng ở vùng hố chậu trái. Thăm trực tràng bằng ngón tay thấy túi cùng Douglas đau ở phía trái. Nội soi đại tràng cho thấy viêm niêm mạc ở vùng xung quanh của túi thừa.
X quang: thụt baryt cho thấy hình ảnh đặc biệt của túi thừa, hiếm khi thấy hình ảnh một túi “khổng lồ”. X quang còn cho phép loại trừ trường hợp ung thư đại tràng.
Nội soi đại tràng: nhất thiết phải làm nếu X quang cho hình ảnh nghi ngồ ác tính.
Chụp cắt lớp vi tính: được chỉ định trong trường hợp viêm túi thừa cấp tính không đáp ứng điều trị nội khoa, hoặc nếu nghi ngờ viêm đã trở thành apxe (sờ nắn thấy một khốì, sốt cao, V..V…).
Biến chứng
Viêm quanh tạng gây hẹp:trong trường hợp viêm túi thừa, một đoạn đại tràng thường là ở đại tràng sigma có thể bị hẹp và gây tắc ruột tiến triển.
Apxe quanh đại tràng sờ nắn thấy: có thể hình thành và vỡ vào ổ phúc mạc (gây ra viêm phúc mạc nặng).
Rò: rò đại tràng sigma-bàng quang dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu và những bọt khí có mùi thôi xuất hiện trong nước tiểu (gọi là tràn khí niệu).
Chảy máu:chảy máu ở ạt hoặc ẩn, bệnh nhân không đau bụng, thường xảy ra ở đại tràng phải. Khó phát hiện được vị trí chảy máu bằng soi đại tràng hoặc bằng chụp động mạch mạc treo ruột chọn lọc. Nên soi dạ dày để loại trừ khả năng chảy máu đường tiêu hoá trên (cao).
Thủng.
Chẩn đoán phân biệt
Phải phân biệt bệnh túi thừa đơn thuần với bệnh đại tràng dễ bị kích thích và bệnh loạn sản mạch máu đại tràng. Viêm túi thừa đại tràng thì cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác của đường tiêu hoá và ngoài đường tiêu hoá, nhất là những bệnh đại tràng dễ bị kích thích, viêm ruột thừa cấp tính, bệnh Crohn, viêm trực-đại tràng loét xuất huyết, viêm đại tràng do thiếu máu cục bộ, ung thư đại tràng, viêm bể thận- thận cấp tính, sỏi niệu, khối phân.
Điều trị
- Bệnh túi thừa đơn thuần,xem: chế độ ăn trong bệnh đại tràng dễ bị kích thích. Ngoài ra, cho thêm thuốc chống co thắt nếu bệnh nhân đau bụng. Thông thường nên yêu cầu cắt bỏ túi thừa “khổng lồ”.
- Viêm túi thừa cấp tính: thuốc kháng sinh ví dụ cefoxitin (1- 1,5g, 4 lần mỗi ngày) hoặc ciprofloxacin (0,5g, 2 lần mỗi ngày) cộng thêm metronidazol (500 mg, 3 lần mỗi ngày). Ngoài ra, chế độ ăn (xem: chế độ ăn trong viêm túi thừa đại tràng). Cắt đoạn đại tràng nếu bệnh nhân trên 50 tuổi và viêm không giảm hoặc tái phát.
- Viêm quanh tạng gây hẹp: cắt đoạn đại tràng khi giai đoạn cấp tính đã được chữa khỏi (xem: tắc ruột).
- Apxe quanh đại tràng và viêm phúc mạc: dẫn lưu bằng phẫu thuật đồng thời điều trị thuốc kháng sinh. Mở thông đại tràng tạm thời ở phía trên đoạn bị apxe. Khâu nối lại đại tràng khi đã làm chủ được nhiễm khuẩn và tình trạng toàn thân cho phép.
- Chảy máu: điều trị nội trú, truyền máu. Trong trường hợp chảy máu tái phát thì cắt đoạn đại tràng. Có thể rất khó phát hiện vị trí chảy máu, ngay cả khi làm nội soi đại tràng và chụp động mạch, cắt toàn bộ đại tràng trong trường hợp chảy máu tái phát và không thể tìm thấy vị trí chảy máu.