Trang chủBệnh mắtPhương pháp khám bệnh và chẩn đoán bệnh mắt của đông y

Phương pháp khám bệnh và chẩn đoán bệnh mắt của đông y

Phương pháp khám bệnh của đông y

Để chẩn đoán được chính xác, điều trị có kết quả, đông y có một phương pháp khám bệnh thống nhất gọi là “tứ chẩn”, để phát hiện lịch sử bệnh, quá trình diễn biến những phương pháp điều trị đã qua và tình hình bệnh hiện tại để có tài liệu chẩn đoán, điều trị và tiên lượng.

Cụ thể của tứ chẩn là: Vọng, văn, vấn, thiết.

1. Vọng (nhìn) quan sát hình thái, màu sắc của bệnh nhân, mặt mũi, lưỡi, da dẻ để phát hiện bệnh. Ví dụ: lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hay đen là nhiệt chương. Mắt mi co coắp, kết mạc cương tụ, chói, chảy nước mắt thuộc phong nhiệt v.v…

2. Văn (ngửi, nghe) quan sát sự thay đổi của âm thanh, hô hấp, mùi của bệnh. Ví dụ: mùi nước giải trong bệnh đái tháo đường; hô hấp khó khăn trong bệnh suyễn v.v…

3. Vấn (hỏi) tình hình bệnh phát sinh, phát triển, điều trị, ăn uống, tình hình bệnh hiện tồn tại. Ví dụ: đau đầu, sốt cao, bụng đầy, ở mắt thì mắt mờ, đau nhức,v..v…

4. Thiết (sờ nắn, bắt mạch) để phát hiện tình hình vị trí bệnh và mạch. Ví dụ: mạch huyền trong bệnh can, mạch phù nhanh trong bệnh nhiệt, hình thái khác thường như khối u, cổ trướng trong bệnh nội, ngoại khoa.

Tóm lại, theo Đông y phải làm đầy đủ tứ chẩn mối có tài liệu quy nạp, chẩn đoán và quyết định phương hướng điều trị và tiên lượng. Quá nhấn mạnh sự quan trọng của bắt mạch, coi nhẹ các phần khám xét khác là không hợp lý.

Phương pháp chẩn đoán bệnh mắt của đông y

Trên cơ sở những tài liệu đã nắm được qua tứ chẩn, để xác định hình thái, vị trí bệnh phải dựa vào một phương pháp nhất định gọi là Bát cương.
Bát cương là:

Dương
Biểu
Nhiệt
Thực
Âm

Hàn

Âm dương là một cương lĩnh tổng hợp, quy nạp cả 6 cương kia. Khái quát mà nói lý, hàn, hư thuộc âm; biểu, nhiệt, thực thuộc dương, do đó có thể suy rộng ra là tất cả các triệu chứng
biểu hiện của lý, hàn, hư đều thuộc âm và tất cả các triệu chứng biểu hiện của biểu, nhiệt, thực đều thuộc dương.

Bảng 26.3. Âm dương

Biểu hiện Âm dương
Âm Dương
Nhiệt độ trong người Rét, sợ lạnh Sốt, nóng
Uống nước Thích uống nước nóng Thích uống nước lạnh
Trạng thái bệnh Nằm yên, co coắp ít động Nằm không yên, duỗi tay chân
Mạch Trầm, tê, chậm Phù to, nhanh
Lưỡi, rêu lưỡi Rêu lưỡi mỏng, lưỡi nhạt Lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, dày
Hô hấp Thở yếu Thở hổn hển
Nước giải Trắng Vàng
Đại tiện Loãng, bình thường Táo bón
Bệnh khí huyết Bệnh ở huyết Bệnh ở khí
Bệnh tạng phủ Bệnh ở tạng Bệnh ở phủ
Nguyên nhân Do hàn táo thấp Phong hoả, thử

Vấn đề âm dương đã rộng, đồng thời lại là vấn đề phức tạp có thể có hai cùng đồng thời biểu hiện, do đó cần thật thận trọng khi chẩn đoán quyết định.

Bảng 26.4. Biểu lý

Biểu hiện Biểu lý
Biểu
Vị trí bệnh Bệnh ở da, ở kinh lạc Bệnh ở tạng phủ
Sốt Sốt, sợ lạnh, đau mình, ngạt mũi Sốt cao, mê sảng, khát nước, nước giải vàng, đại tiện táo
Mạch Mạch phù Mạch trầm
Nước tiểu Nước trắng Nước tiểu vàng
Rêu lưỡi Mỏng trắng Dày, vàng

Đối với bệnh ngoại cảm còn phân biểu hàn, biểu nhiệt, biểu hư, biểu thực, và về lý cũng phân lý hàn, lý nhiệt, lý hư, lý thực. Ngoài ra còn có những trường hợp biểu lý cùng hàn, cùng nhiệt, cùng hư, cùng thực, hay biểu hiện hàn, lý nhiệt, biểu thực lý, hư v.v… cần phải nắm kỹ triệu chứng để tránh nhầm lẫn.
Bảng 26.5. Hàn nhiệt

Biểu hiện Hàn nhiệt
Hàn Nhiệt
Tính chất bệnh Bệnh nhân sơ rét, chân, tay lạnh, thích nắm co yên tĩnh Bệnh nhân sốt, nóng, thích nằm thoáng, buon vật vã
Nét mặt Nhợt nhạt Mặt đỏ bừng
Lưỡi và rêu lưỡi Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, có khi đen, dày.
Uống nước Thích uống nước nóng Thích uống nước lạnh
Nước qiải Nước .tiểu trong Nước tiểu vàng
Đại tiện Đại tiện khi bịnh thường, khi Idahg Đại tiện táo bón
Mắt Đau buốt, ít cương tụ Mắt sưng đau, kết mạc cương tu năng
Mạch Mạch chậm Mạch nhanh

Hàn nhiệt trên lâm sàng những trường hợp lâm sàng dễ phân biệt có trường hợp phức tạp xen kẽ rất khó phân.

Biểu hiện trạng thái của thân thể yếu hay mạnh, tình trạng của bệnh nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính. Trên lâm sàng còn phân hư hàn, thực hàn, hư nhiệt, thực nhiệt.
Bảng 26.6. Hư thực

Biểu hiện Hư thực
Thực
Mồ hôi trong cơn sốt Sốt ra mổ hôi, sợ lạnh Sốt không ra mồ hôi
Cơn đau Ân vào chỗ đau dễ chịu Đau không sờ đến được (như phản ứng thành bụng) trong viêm fnàng bụng
Bụng Bụng khi đầy khi đỡ Bụng chướng càng ngày càng nặng.
Tạng người Tạng người gầy yếu Tạng người khoẻ có lực
Thời gian Tạng người gầy yếu Tạng người khoẻ có lực
Thời gian Thời gian mắc bệnh lâu Bệnh cấp
Mạch Yếu Khoẻ, có lực

Trên lâm sàng có rất nhiều trường hợp có những hội chứng giả tạo, khó chẩn đoán như trong hư ngoài thực, hay thực chứng trên thể trạng hư, V..V..

Tóm lại, cần phải đem các triệu chứng quy lại theo bát cương, tạng phủ và nguyên nhân sinh bệnh để điều trị. Nhưng thực tế lâm sàng phức tạp phải phát hiện cho được bản chất vấn đề, nếu không sẽ giảm bớt kết quả điều trị.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây