Phát hiện sớm bệnh Glôcôm mắt

Bệnh mắt

Hỏi bệnh

– Thăm hỏi, tìm hiểu những triệu chứng chủ quan của bệnh nhân, giúp người thầy thuốc phát hiện được bệnh. Ví dụ như những cơn nhức đầu, nhức mắt, mò mắt, nhìn đèn có quầng,… xuất hiện khi làm việc căng thẳng, khi làm việc nhiều, khi đọc sách … Hướng tới chẩn đoán glôcôm góc đóng, cần khai thác kỹ tính chất của cơn nhức, thời điểm xuất hiện cơn nhức^thời gian kéo dài của cơn…

Những triệu chứng toàn thân thường kèm theo triệu chứng tại mắt: cơn nhức mắt xảy đến sau khi mất ngủ, những lo lắng, stress của cuộc sống,…

– Yếu tố gia đình: có ai bị bệnh Glôcôm cấp không ? có ai bị bệnh mù không ?

Thăm khám

– Cấu tạo của nhãn cầu: như đường kính giác mạc, độ sâu tiền phòng, màu sắc và tính chất mống mắt, tình trạng đĩa thị như màu sắc, độ lõm đĩa, đặc biệt so sánh giữa hai mắt, lõm đĩa sinh lý hay bệnh lý

– Khúc xạ của mắt

– Đo thị lực xem có giảm sút hay không ? có viễn thị sớm ?

– Đo nhãn áp: chú ý trị số nhãn áp trong giới hạn bình thường? Chênh lệch nhãn áp giữa hai mắt? Độ chênh lệch nhãn áp giữa hai mắt của người bình thường < 5 mm Hg. Chênh lệch nhãn áp giữa sáng và chiều?

– Làm thị trường để phát hiện những tổn thương sốm của bệnh Glôcôm: xuất hiện ám điểm, điểm mù to ra …

Như vậy, trong việc phát hiện sớm glôcôm, cần tập trung chú ý vào các đối tượng là những người ruột thịt của bệnh nhân glôcôm và những mắt có cấu trúc giải phẫu nghi ngờ glôcôm. Đặc biệt ở lứa tuổi trên 35 tuổi.

Một số thử nghiệm phát hiện glôcôm

1. Cách đánh giá kết quả

– Dương tính:

+ Nhãn áp sau thử nghiệm > 5 mm Hg so với nhãn áp trước thử nghiệm

+ Nhãn áp sau thử nghiệm > 25 mm Hg

– Nghi ngờ: Nhãn áp sau thử nghiệm > nhãn áp trước thử nghiệm 4 – 5 mm Hg.

– Kết quả âm tính: Nhãn áp sau thử nghiệm < 3 mm Hg so với nhãn áp trước thử nghiệm

2. Một số loại thử nghiệm

Nghi ngờ glôcôm góc đóng thì cần tiến hành các loại thử nghiệm như: thử nghiệm homatropin, thử nghiệm buồng tối, thử nghiệm bịt mắt, thử nghiệm đọc sách, thử nghiệm pilocarpin, thử nghiệm nằm sấp (Hyams)…

Thử nghiệm Hyams: cho bệnh nhân nằm sấp trên mặt bàn, hai bàn tay khoanh trước mặt, trán tỳ vào mặt sau cẳng tay sao cho mặt bệnh nhân song song với mặt bàn. Bệnh nhân nằm tư thế đó trong một giờ, tuyệt đối không ngủ. Đo nhãn áp trước và sau thử nghiệm. Nếu sau thử nghiệm, nhãn áp cao, thì cứ 5 phút đo lại một lần cho tới khi nhãn áp trở về bình thường.

Nghi ngờ glôcôm góc mở: tiến hành làm thử nghiệm uống nước, thử nghiệm pilocarpin.

Để tăng cường hiệu quả của thử nghiệm, nên tiến hành hai loại thử nghiệm kết hợp như:

– Thử nghiệm nằm sấp kết hợp homatropin

– Thử nghiệm homatropin kết hợp uống nước.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận