Mắt hột

Tên khác: viêm kết mạc hạt, đau mắt Ai Cập.

Định nghĩa

Bệnh truyền nhiễm do Chlamydia trachomatis, gây viêm mạn tính giác mạc – kết mạc dẫn đến đục giác mạc, biến dạng mi do sẹo, làm giảm dần thị lực và có thể dẫn đến mù.

Căn nguyên

Nguyên nhân gây bệnh là một vi khuẩn bắt buộc phải sống trong tế bào là Chlamydia trachomatis (có nhiều typ kháng nguyên). Người là nguồn duy nhất mang vi khuẩn. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mắt người bệnh hoặc qua ruồi.

Dịch tễ học

Bệnh phổ biến trên thế giới, nơi có điều kiện vệ sinh kém và khí hậu khô. Khô, bụi và cát mịn bị gió cuốn đi và làm mầm bệnh lan xa. Bệnh mắt hột lưu hành ở Bắc Phi, châu Ogi đen và là nguyên nhân thường gặp gây mù loà. Có các typ huyết thanh A, B, Ba hay c. Các typ huyết thanh D – K gây viêm kết mạc có có thể vùi ở các vùng bệnh không lưu hành (xem thuật ngữ này).

Triệu chứng

Sau thời gian ủ bệnh kéo dài vài tuần, bệnh mắt hột khởi phát ở trẻ dưới 2 tuổi bằng viêm kết mạc, phù mi mắt, chảy nước mắt và sỢ ánh sáng. Kết mạc sụn viêm làm sụn đỏ, dày lên và thô ráp; sau đó xuất hiện các nang lympho màu trắng và các hột chụm vào nhau. Cuối cùng, ranh giới giữa giác mạc và củng mạc trở nên trắng và không rõ (viêm giác mạc mạch). Mạch máu phát triển dần trong giác mạc làm thị giác bị giảm.

Biến chứng

Giác mạc bị đục dần làm giảm thị lực, có thể dẫn tới mù loà.

Hay bị bội nhiễm trong giai đoạn cấp.

Nếu không được điều trị, các tổn thương sẽ hoá sẹo và làm lông mi mọc lệch (lông quặm), làm mi mắt bị biến dạng nặng (cụp mi), loét giác mạc.

Xét nghiệm cận lâm sàng: phát hiện các thể vùi nội tế bào, tương tự như các thể vùi trong viêm kết mạc có thể vùi. Các thể vùi này có thể nhìn thấy trong các tế bào biểu mô trên phiến đồ kết mạc được nhuộm Giemsa. Có thể xác định vi khuẩn bằng nuôi cấy hoặc PCR.

Điều trị

Trong giai đoạn tiến triển: Thuốc hàng đầu là tetracyclin hoặc erythromycin (người lớn uống 0,5 g, 6 giờ một lần; trẻ em: 50 mg/kg/ngày) uống trong 3 tuần. Có thể nhỏ các thuốc kháng sinh trên vào mắt trong 4 – 6 tuần (nếu uống kháng sinh thì không cần nhỏ mắt).

Để điều trị số đông ở các nơi có bệnh lưu hành: bôi thuốc mỡ tetracyclin hoặc erythromycin dài ngày và lặp đi lặp lại.

Có thể phải mổ để lấy các lông mi lọc lệch nhằm tránh gây tổn thương cho giác mạc.

Nhiễm khuẩn mắt thường có bệnh phổi kèm theo. Do đó, nên điều trị mọi viêm kết mạc do mắt hột bằng tetracyclin hoặc erythromycin (uống trong 2 tuần).

Phòng bệnh

Các biện pháp vệ sinh, giáo dục sức khoẻ. Tổ chức các phòng khám ở các vùng có bệnh lưu hành để phát hiện và điều trị sớm cho trẻ em ở lứa tuổi nhỏ (trước tuổi đi học). Không có vaccin hữu hiệu. Có thể phòng bệnh ở trẻ sơ sinh bằng cách bôi thuốc mỡ erythromycin (nếu do cha mẹ bôi thì tỷ lệ thất bại là 50%).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây