Huyệt thường dùng trong châm cứu điều trị mắt

Bệnh mắt

1. Tinh minh

– Vị trí: trên đường thẳng góc với khoé mắt trong 1cm. Dưới da có gân cơ vòng cung mi và tĩnh mạch.

Thần kinh V chi phối da, thần kinh III và VII chi phối vận động.

– Kỹ thuật: kim thẳng, ấn về phía hướng lên trên ra sau ngoài với góc sống mũi líf , dưới 30 , chú ý tránh chạm nhãn cầu, chạm tĩnh mạch, có vật cản hay bệnh nhân kêu đau thì dừng không đẩy tiếp, châm sâu 5cm. Khi rút kim có ấn và phân nhiều nấc rút.

– Điều trị: đau hốc mắt, liệt dây thần kinh III, VII, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh. Bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.

2. Toản trúc

– Vị trí: chỗ lõm đầu lông mày, dưới là xương trán thần kinh chi phối như tình minh.

– Kỹ thuật: châm hướng đi lên, sâu 3-5 cm, cũng có thể xuyên ngư yên.

– Điều trị: đau đầu, lẹo mới viêm, sụp mi, co quắp mi, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh.

3. Thừa khấp

– Vị trí: giao điểm đường thẳng qua đồng tử và bò trên thành xương dưới hốc mắt.

Thần kinh III và VII chi phối.

– Kỹ thuật: châm sâu 2-7 cm sát thành xương, ấn nhãn cầu lên trên không vê.

Lưu ý bệnh nhân cận thị nặng hay gây chảy máu.

– Điều trị: Co quắp mi, liệt dây VII gây hở mi, lẹo mới mi dưới, liệt cơ trục dưới, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh.

4. Tứ bạch

– Vị trí: thừa khấp đi xuống, gặp lỗ ra dây thần kinh dưới hốc. TK VII chi phối.

– Kỹ thuật châm sâu 3-5 cm

– Điều trị liệt dây VII, co quắp mi, lẹo mói, đau răng.

4. Địa thương

– Vị trí: đường kéo dài từ mép ra 5cm, do TK V và vn chi phối.

– Kỹ thuật châm sâu 3-5cm, có thể châm xuyên về phía giáp xa.

– Điều trị: liệt dây VII gây méo mồm.

5. Giáp xa

– Vị trí: Dưới dái tai 8cm, đầu xương quai hàm, cắn răng chỗ lồi cao nhất, (TK V chi phối).

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-4cm, xuyên về phía địa thương.

– Điều trị: Liệt dây TK VII, cứng hàm, đau răng.

6. Đầu duy

– Vị trí: góc tóc đi vào 1,5 thốn, TK V chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 2-4 cm, độ chéo 20 – 30° lên hướng đầu.

– Điều trị: Đau đầu, đau hốc mắt, lẹo mới, viêm kết mạc.

7. Ty trúc không

– Vị trí: Chô lõm đuôi lông mày, nhánh thần kinh vn chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-5 cm có thể hướng về huyệt ngư yêu.

– Điều trị: Đau hốc mắt, lẹo bắt đầu, sụp mi, co quắp mi, viêm kết mạc, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh, liệt VI, vn.

8. Nhĩ môn

– Vị trí: Chỗ lõm hai tai phía trên, dưới là xương thái xương TK VII chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 2-3

– Điều trị: liệt dây VII, sụp mi.

9. Đồng tử liêu

– Vị trí: khoé mắt ngoài kéo dài 5 phân TK V và VII chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 2-5 phân, có thể xuyên ty trúc không, thái dương.

– Điều trị: đau đầu, đau hốc mắt, liệt dây III và VI, VIII, lẹo mối, viêm kết mạc, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh.

10. Dương bạch

– Vị trí: Trên đường thẳng qua con ngươi, trên lông mày 1 thôn, lỗ ra của TK trên hốc.

Nhánh dây TK V, VII chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-5 cm, hướng xuống ngư yêu.

– Điều trị: đau đầu, đau hốc mắt, lẹo mi trên, viêm kết mạc, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh.

11. Phong trì

– Vị trí: Sau vai, chỗ lõm dưới u chẩm, bò ngoài là cơ thang, bờ trong cơ ức đòn chũm.

+ Thần kinh số 2 cổ và thần kinh chẩm chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 5-8 cm, hướng sang mặt đối diện khác bên, lên trên, ra trước, một số có cảm giác tê đi lên đầu và mắt cùng bên.

– Điều trị: Đau đầu, cứng cổ, ù tai, viêm kết mạc, viêm thị thần kinh, teo thị thần kinh, mắt mờ, bệnh hắc võng mạc trung tâm.

12. Quang minh

– Vị trí: Sát bờ trước xương mác, trên mắt cá ngoài 5 thốn, khe giữa cơ duỗi ngón chung và cơ mác.

Nhánh thần kinh chày chi phôi.

– Kỹ thuật: châm sâu 3-5 phân, thường hay kết hợp tinh minh và phong trì.

– Điều trị: Đau vùng cẳng chân, mắt mờ, bệnh đáy mắt.

13. Nôi quan

– Vị trí: Mặt trong cẳng tay, cách nếp cổ tay 2 thốn, giữa hai gân gấp ngón tay.

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-5

– Điều trị: Đau trong mắt, mất ngủ

14. Thần môn

– Vị trí: Ngữa bàn tay, trên làn nếp cổ tay phía ngót út trong gân cơ gấp ngón út. Nhánh TK trụ chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 2-3

– Điều trị: Đau hốc mắt, mất ngủ, đau bàn tay.

15. Quyền liêu

– Vị trí: Chỗ lõm dưới xương gò má, nhánh dây TK V chi phôi.

– Kỹ thuật: Châm thẳng sâu 3-5

– Điều trị: Đau hốc mắt, co qoắp mi, liệt dây VII.

16. Thính cung

– Vị trí: Chính giữa chân vành tai trước, há miệng lõm sâu hơn (chỗ gây tê TK mắt) do nhánh TK V chi phôi.

– Kỹ thuật: Châm sâu 5-7

– Điều trị: Liệt TK mặt méo mồm, hở mi, ù tai, điếc.

17. Tam âm giao

– Vị trí: Trên mắt cá trong 3 thốn, bờ sau xương chiày. Nhánh TK chày chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 5 cm đến 1 thốn.

– Điều trị: Kém ăn, mất ngủ, sụp mi.

18. Hợp cốc

– Vị trí: Giữa hai đốt 1 ngón cái và ngón trỏ, sát về phía giữa ngón trỏ.

– Kỹ thuật: Châm thẳng, gây tê buốt.

– Điều trị: Đau đầu, mắt, họng, co quắp mi, viêm kết mạc. Không châm ở phụ nữ có thai.

19. Phế du

– Vị trí: Dưới đốt sống lưng số 3 ngang ra 2 bên 1,5 thốn. TK gian sườn 3 và TK XI đám rối co chi phối.

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-5 cm không nên châm thẳng mà chéo từ trên xuống, tránh chạm vào màng phổi.

– Điều trị: Lẹo mới, chắp tấy viêm, viêm kết mạc.

20. Can du

– Vị trí: Đốt sống lưng số 9 đi ngang ra hay bên 1,5 thôn.

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-5 cm như phế du.

– Điều trị: Đau lưng, đau mắt, mắt mò.

21. Thận du

– Vị trí: Đốt sống hông số 2, ngang ra 1,5 thôn.

– Kỹ thuật: Châm sâu 3-5

– Điều trị: Đau lưng, ù tai, mắt mờ.

22. Ân đường

– Vị trí: Giao điểm đường nối 2 lông mày và đường giữa (đốc mạch).

– Kỹ thuật: Châm từ trên xuống, sâu 1-3 cm.

– Điều trị: Đau đầu, đau hốc mắt, liệt dây III.

23. Ngư yêu

– Vị trí: giao điểm đường thẳng đồng tử và lông mày. TK sinh ba chi phối.

– Kỹ thuật: Có thể châm 1 trong 3 hướng đi dương bạch, xuyên toán trúc hay ty trúc không.

– Điều trị: Liệt dây III, lẹo mới, đau hốc mắt, viêm kết mạc, co qoắp mi.

24. Thái dương

– Vị trí: Giao điểm giữa đường kéo dài từ khoé mắt và lông mày, nhánh TK sinh ba chi phối.

– Kỹ thuật: Có hai hướng châm:

Với bệnh phía trước: viêm kết mạc, lẹo mới, sụp mi, co thắt mi châm vê hướng ty trúc không hay ngư yêu.

Đôi với bệnh đáy mắt, thị thần kinh v.v… dùng hướng xuyên qua khe dương thái dương độ sâu 5 – 15 cm.

25. Hậu nhãn cầu

– Vị trí: Chỗ ranh giới 2/3 trong và 1/3 ngoài ở thành dưới hốc mắt.

TK dưới hốc mắt, TK sinh ba chi phôi.

– Kỹ thuật: Kim thẳng, không vê, nhãn cầu dày lên, đẩy kim áp sát thành xương sâu 1-1,5 thốn khi có vật cản hay đau không đẩy tiếp.

Bệnh nhân cận thị nặng cẩn thận vì dễ chảy máu.

– Điều trị: Liệt ở trực dưới, viêm thị thần kinh, bệnh võng mạc. Có thể chọn những điểm trong hốc mắt cạnh nhãn cầu ở dưới (kiến minh) phía trên (thượng minh) hay phía trong tình minh trên dưới và phía ngoài (ngoại minh), ở những vị trí gần cơ liệt. Kỹ thuật chú ý: kim thẳng, không vê, tránh chạm nhãn cầu, cẩn thận với bệnh nhân cận thị nặng vì dễ xuất huyết võng mạc.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận