Y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị, ở mắt hay dùng là châm và thuốc. Châm cứu là một phương pháp điều trị cổ truyền phương Đông. Nó không ngừng phát triển về kỹ thuật: ấn huyệt, châm, điện châm, tiêm thuốc vào huyệt, kích thích huyệt bằng lade, bằng siêu âm. Phương tiện châm cũng không ngừng cải tiến từ đá, kim loại đồng, bạc, và nay thường dùng là thép không gỉ.
Đối với mắt chỉ châm mà không cứu để tránh gây bỏng, châm hốc mắt không về để tránh chảy máu và tổn thương tổ chức.
Một số bệnh nhân mắt điều trị bằng châm
1. Lẹo mới, viêm cấp chân lông mi.
Huyệt thường dùng:
chọn trong số những huyệt: toản trúc, ngư yêu, dương bạch, ty trúc không, đồng tử liêu, thái dương, thừa khấp, hợp cốc, liệt khuyết, phế du.
Lẹo mi trên chọn huyệt phía trên
Lẹo mi dưới dùng huyết mi dưới.
Kỹ thuật là cường độ, tần số từ trung bình đến mạnh. Riêng phế du có thể châm hoặc nhổ, khi lẹo đã thành mủ phải chích.
2. Chắp tấy viêm:
Chắp là viêm mạn tính tuyến Meibomius châm không khỏi, song khi nhiễm khuẩn sưng có thể châm, các huyệt và kỹ thuật như châm điều trị lẹo.
Kết quả cũng chỉ hết viêm, chắp không tiêu được mà phải mổ.
Định kỳ châm có thể giảm và thưa mật độ tái phát của lẹo hay chắp nhiễm khuẩn.
3. Liệt dây III ngoại biên
Nguyên nhân phức tạp, ở đây tập trung vào nhóm hậu đắc, sau viêm, sau chấn, sau chấn thương đụng dập, liệt dây III có thể phân hai nhóm:
– Nhóm đơn thuần sụp mi
Huyệt thường dùng: toản trúc, ngư yêu, ty trúc không, đồng tử liêu, đầu day, dương bạch.
– Nhóm kết hợp sụp mi và liệt một hay các cơ trực trên, trong, dưới. Ngoài những huyệt trên thêm các huyệt quanh mắt như thừa khấp, hậu nhãn cầu, tinh minh, thương minh, tứ bạch, hợp cốc, phong trì.
Kỹ thuật: có thể châm đơn huyệt, có thể châm xuyên huyệt này sang huyệt kia.
Châm theo kiểu bổ, tức là tần số, cường độ từ thấp đến trung bình.
Có thể châm tay, điện châm hay tiêm huyệt bằng vitamin B12.
Tên loại bệnh | Số ca | Tốt | Tiến bộ | Không đổi | Nặng thêm |
Liệt dây III sụp mi đơn thuần | 135 | 36
26,6% |
67
49,6% |
32
23,7% |
0
0 |
Liệt dây III sụp mi – liệt cơ trực | 75 | 7 | 35 | 25 | 8 |
9,3% | 46,6% | 33,3% | 10,6% |
Nhận xét:
Loại đơn thuần sụp mi, nhóm điều trị sớm kết quả cao và nhanh hơn.
Loại xâm phạm đến nhiều cơ, loại đến muộn kết quả thấp và chậm.
4. Liệt dây thần kinh số VI ngoai biên
Nguyên nhân có nhiều, hay liên quan đến ung thư hạ hầu, thường châm loại do viêm, do sau chấn thương.
Các huyệt thường dùng thái dương, ty trúc không, đồng tử liêu, hậu nhãn cầu, ngư vĩ, điểm cạnh nhãn cầu gần cơ trục Ìgoài, hợp cốc, quang minh.
Kỹ thuật: cường độ, tần số từ nhẹ đến trung bình.
Liệu trình 10 lần, ngừng 3 ngày sau lại tiếp tục.
Những bệnh nhân liệt dây VI đến điều trị sớm, kết quả 77% đáng được quan tâm. Chú ý loại do ung thư được chuyển đi chuyên khoa.
5. Liệt dây thần kinh VII
Là loại bệnh hay gặp, được điều trị ở rải rác nhiều khoa: thần kinh, tai mũi họng, ở mắt hay gặp nhóm mắt nhắm không kín, nhóm này ít gặp hơn nhóm gây méo mồm.
Đơn thuần da tê bì, méo mồm về bên bị liệt. Thường dùng các huyệt giáp xa, địa thương, quyền liệu, nghinh hương, thính hội. Nếu có hiện tượng nhắm mắt không kín thêm các huyệt toản trúc, thái dương, dương bạch, ngư yêu, tứ bạch.
Kỹ thuật châm tương tự như liệt dây III, VI.
Kết quả điều trị 98 bệnh nhân như sau:
Bảng 26.18.
Tên
bệnh |
Số BN | Tốt | Tiến bộ | không đổi | Nặng thêm |
Liệt dây | 98 | 40 | 35 | 20 | 3 |
40% | 35% | 20% | 3% |
Nhận xét:
Những bệnh nhân mới đến kịp thời tỷ lệ hồi phục cao và nhanh hơn.
6. Co quắp mi:
Thường do viêm, kích thích thần kinh số III.
Huyệt dùng: toán trúc, ngư yêu, ty trúc không, thừa khấp, tứ bạch, dương bạch, hợp cốc, kinh cốt, túc tam lý, côn lôn.
Kỹ thuật châm từ vừa đến nhanh, tần số 180-240 lần/phút
7. Viêm kết mạc
Là bệnh do nhiều nguyên nhân Vi khuẩn, virus, dị ứng có chu kỳ, có tính lây lan.
Các huyệt hay dùng: tình minh, toán trúc, tứ bạch, thái dương, ngư yêu, tứ bạch, dương bạch, phế du, can du, hợp cốc, túc tam lý.
8. Viêm thị thần kinh
Do nhiều nguyên nhân: do viêm nhiễm, virus, nhiễm độc v.v…
Huyệt thường dùng: hậu nhãn cầu, phong trì, tình minh, toản trúc, thái dương, dương bạch, tứ bạch, huyệt quanh nhãn cầu, túc tam lý, can du, thận du.
Kỹ thuật châm kích thích vừa, tần số 120-180 lần/phút, hàng ngày hay cách ngày dùng châm tay, điện châm hay tiêm vào các huyệt vitamin B 12.
9. Teo thị thần kinh
Nguyên nhân phức tạp, nhiều trường hợp không phát hiện được nguyên nhân.
Huyệt dùng tương tự như huyệt điều trị viêm thần kinh, kỹ thuật khác viêm thị thần kinh là bổ, tức là kích thích. Cường độ thấp, tần số thưa, độ 120 lần/phút.
Có thể điện châm, tiêm vitamin B 12 vào huyệt, kết quả trên 258 bệnh nhân.
Về thị lực tăng từ đnt. 1- 5 m là 83 mắt (31%), từ 1/10 – 5/10 là 71 mắt (27%), từ 6/10 – 10/10 là 21 mắt (8%) thị trường mở rộng, nhưng ở đáy mắt, địa thị màu sắc không thay đổi.
Phần nhiều những bệnh nhân thị lực tiến bộ là sau viêm thị thần kinh.
10. Với bệnh hắc võng mạc như co thắt mạch, bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch.
– Huyệt dùng tinh minh, hậu nhãn cầu, các huyệt quanh nhãn cầu, thái dương, phong trì, tam âm giao, quang minh, hợp cốc, can du, thận du, túc tam lý.
11. Châm chống đau nhức, chói cộm chảy nước mắt.
Có hai loại:
– Đơn thuần đau nhức hốc mắt. Có khi kèm theo chói cộm, không tìm ra triệu chứng thực thể.
Huyệt dùng: Thái dương, thừa khấp, toản trúc,dương bạch, tứ bạch, bách hội, đầu quy, phong trì, hợp cốc, thần môn, nội quan.
Kỹ thuật: phương pháp tả, kích thích mạnh, tần số cao kết quả trên 247 bệnh nhân, khỏi 218 bệnh nhân (74%), đỡ 35 bệnh nhân (11%) không khỏi 44 bệnh nhân (14%).
Thời gian điều trị nhanh là 7 ngày chậm là 30 ngày, trung bình là 13 ngày.
– Đối với đau nhức có bệnh thực thể: viêm loét giác mạc, biến chứng viêm kết mạc, tăng nhãn áp, viêm mống mắt thể mi v.v…
Dùng những huyệt như trên và kỹ thuật tả. Kết quả trong thời gian châm, đau, cộm, chói đỡ.
Song, sau rút kim từ 15 – 30 phút đau lại tồn tại như khi chưa châm.