Chẩn đoán và điều trị Viêm kết mạc

Bệnh mắt

Viêm  kết mạc bao gồm nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẩn đoán theo nguyên nhân để điều trị thích hợp, đây là bệnh thường gặp nhất tại phòng khám bệnh.

VIÊM KẾT MẠC MỦ

CHẨN ĐOÁN :

Viêm kết mạc mủ thường ở một hay hai mắt. Thường không có hạch trước tai.

PHÂN LOẠI LÂM SÀNG:

KHỞI PHÁT MỨC ĐỘ TÁC NHÂN
Chậm (ngày -> tuần) Nhẹ -> Vừa Tụ cầu vàng Moraxella

Trực khuẩn mủ xanh

Bán cấp cấp (Giờ -> ngày) Vừa -> Nặng Tụ cầu vàng phế cầu

Hemophilus

Tối cấp (< 24 giờ) Nặng Lậu cầu Não mô cầu

ĐIỀU TRỊ :

1. Viêm kết mạc mãn tính :

  • Thuốc nhỏ : coll Tobrex 3% nhỏ 6 lần / ngày/ tuần.
  • Thuốc uống : Erythromycine 02g/ngày/tuần, Cephalexin 0,5g 1,5g/ ngày/ tuần.

2. Viêm kết mạc bán cấp :

  • Thuốc nhỏ :coll Ciloxan 3% (Ciprofloxacin) nhỏ 6 lần / ngày
  • Thuốc uống : Ciprofloxacine 0,5g 1g/ ngày/ tuần

3. Viêm kết mạc lậu cầu ở người lớn :

  • Cần điều trị bằng kháng sinh toàn thân:
  1. Ceftriaxone 1g/ngày tiêm TM (nếu không có loét ở giác mạc).
  2. Ceftriaxone 1g x 02 lần/ngày tiêm TM (nếu có loét ở giác mạc). có thể uống Ofloxacine 200mg 1viên x 02 lần/ngày/05 ngày.

–  Tai mắt :

+ Dùng thuốc nhỏ coll Tobrex 0.3% nhỏ 6 lần/ ngày/tuần.

+ Dùng thuốc mỡ pd Tobrex 0.3% tra 3 lần/ ngày/tuần.

Điều trị bổ sung vì thường có nhiễm thêm Clamydia (33%). Tetracycline 500mg uống 1g/ ngày.

4. Viêm kết mạc lậu cầu ở sơ sinh :

Xuất hiện vào 02 đến 05 ngày sau sinh.

-Toàn thân:Tiêm bắp hoặc tỉnh mạch Ceftriaxone 1g 50-100mg/kg/7 ngày

– Thuốc nhỏ:coll Gentamycine0.3% nhỏ 6 lần / ngày,coll Tobrex 0.3%

VIÊM KẾT MẠC KHÔNG MỦ

1. Viêm kết mạc do Virus :

  • Thị lực thường không bị ảnh hưởng.
  • Viêm thường bị cả 02 mắt.
  • Kết mạc đỏ tỏa
  • Thường có hạch trước
  • Có thể có hột ở kết mạc.

ĐIỀU TRỊ :

  • Thuốc nhỏ : Chloramphenicol 0.4% nhỏ 6 lần / ngày, Coll Tobrex 0,3%nhỏ 6 lần / ngày/ tuần.
  • Thuốc mỡ :pd Tetracycline 1% 02 lần/ngày, Tobrex 0,3% tra3 lần/ ngày/ tuần

Chú ý : Không dùng thuốc nước hoặc thuốc mỡ Corticoide để điều trị mắt đỏ khi chưa có chẩn đoán bệnh căn rõ ràng.

2. Viêm kết mạc dị ứng :

  • Xảy ra theo mùa.
  • Tạng bệnh dị ứng.

ĐẶC ĐIỂM :

  • Thị lực không ảnh hưởng.
  • Không có hạch trước
  • Có u nhú ở kết mạc, nhãn cầu + sụn.

ĐIỀU TRỊ :

  • Thuốc uống: kháng Histamine(Teltaft, chlopheniramine) 1viên x 2 lần / ngày/tuần.
  • Thuốc nhỏ: kháng Histamine ( Pataday (olopatadine hydrochioride ophthalmic solution)0.2% nhỏ 1 lần/ ngày/tuần.

Bệnh mắt
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận