Trang chủBệnh mắtCác bệnh nhiễm khuẩn biểu hiện ở mắt

Các bệnh nhiễm khuẩn biểu hiện ở mắt

  1. Bệnh lao có nhiều hình thái

Loét lao ở kết mạc: loét sùi, bờ mềm, đáy có màu tím, trung tâm loét có chất bã đậu; xét nghiệm bệnh lý giải phẫu có thể thấy tế bào bán liên, tế bào khổng lồ, bã đậu, ít khi có B.K, kèm theo loét có hạch trước tai.

Viêm giác mạc lao: có đặc điểm là thẩm lậu sâu, tập trung thành từng đám, có tân mạch từ rìa bò vào. Bệnh thường phát ở từng mắt một hoặc có thương tổn ở màng bồ đào kèm theo, hay tái phát.

Viêm màng bồ đào lao: thoạt đầu biểu hiện như một viêm mống mắt thông thường, về sau xuất hiện nốt hay củ lao ở mống mắt hay trên hắc mạc (củ Bouchut) (H 23.8, xem phần phụ bản màu ở cuối sách), củ lao, nốt lao hình tròn, màu vàng xám, quanh thường có xuất tiết. Lao kê, lao màng não hay gây thương tổn này.

Viêm, teo thị thần kinh (gai thị bạc trắng): có thể gặp sau viêm màng não lao.

Điều trị: dùng hàng ngày 3 loại: rifampicin, INH và pyrazinamid (rifampicin: 0,45 – 0,6 g/ngày, pyrazinamid: 1,5 — 2g/ngày, INH: 5mg/kg/ngày). Rỏ vào mắt dung dịch rifampicin 1%, 2-6 lần/ngày. Tra vào mắt: mỡ rifampicin 1%, 2 – 6 lần/ngày.

Tra vào mắt: mỡ rifampicin 1%, 1 – 2 lần trước khi đi ngủ.

Viêm màng bồ đào lao thì cho thêm atropin 1% (tra), cortison 1/2 ml tiêm dưới kết mạc và tra vào mắt đau.

Viêm thị thần kinh do lao thì cho tiêm thêm Divascol (tolazolin) 10 mg, tiêm sau nhãn cầu mắt đau.

  1. Bệnh giang mai

Hình thái điển hình: viêm giác mạc sâu. Đây là loại giang mai di truyền. Phần lớn các tác giả cho rằng xoắn khuẩn đã có sẵn ở giác mạc nhưng bệnh chỉ phát khi mắt bị một rối loạn sinh vật học: bụi vào mắt, tuổi dậy thì v.v…

Đặc điểm: thẩm lậu sâu, lan toả đều khắp giác mạc. cả hai mắt cùng bị bệnh một lúc. ít có thương tổn của màng bồ đào kèm theo, ít tái phát.

Viêm giác mạc sâu có thể đi kèm hai triệu chứng khác làm thành ba dấu hiệu của Hutchinson: Điếc hay nghễnh ngãng, răng Hutchinson: hai răng số một hàm trên mọc lệch trục, mặt nhai bị khuyết nham nhở. Ba dấu hiệu của Hutchinson được xem là những triệu chứng cổ điển của giang mai di truyền.

Điều trị bệnh giang mai di truyền: dùng Benzyl penicillin G tiêm bắp, mỗi ngày 1.000.000 UI, cách 3 giờ tiêm một mũi 150.000 UI, tổng liều 20.000.000UI – 30.000.000 UI (cho người lớn)

Với giang mai bẩm sinh muộn (trẻ trên 2 tuổi, dưới 12 tuổi) Benzyl penicillin G, tiêm bắp 40.000 Ul/kg, chia làm 4 mũi, tiêm trong 30 ngày, tổng liều 1.200.000 Ul/kg).

Với trẻ trên 12 tuổi, điều trị như người lớn

  1. Bệnh phong

49,2% những bệnh nhân ở Trại phong Quỳnh Lập có thương tổn ở mắt (Phan Dẫn – Đoàn Trọng Hậu, 1963).

Các biểu hiện chính là: rụng lông mày, lông mi, hở mi, lộn mi, viêm, mất cảm giác giác mạc, viêm mống mắt thể mi.

Điều trị bệnh phong: sulfon: liều lượng trung bình là 100 mg mỗi ngày cho người lớn; cho 100 mg ngay từ khi bắt đầu điều trị và giữ nguyên liều lượng không thay đổi, kể cả trong khi có các phản ứng phong.

Rifampicin, liều lượng 600 – 900 mg/ngày.

Tác dụng phụ: viêm gan thận, tủy xương.

  1. Bệnh uốn ván

Những thương tổn ở vùng hốc mắt hay nhãn cầu có thể gây uốn ván. uốn ván thường gặp nhất là những vết thương nham nhở do có dị vật: gỗ, nứa v.v… Thời gian ủ bệnh là từ 6-9 ngày. Uốn ván có thể kèm theo viêm mủ nhãn cầu hay viêm tổ chức hốc mắt. Thoạt tiên uốn ván gây co cứng cơ vòng (cơ vòng cung mi), sau đó có thể gây thương tổn cho các cơ vận nhãn (lác mắt, nhãn cầu bất động). Các cơ trong nhãn cầu, nhất là cơ ở mống mắt cũng thường bị co cứng, gây ra tình trạng đồng tử “cứng”, mất phản xạ đồng tử. Uốn ván do vết thương mắt rất nặng, tử vong rất cao.

Để dự phòng khi bệnh nhân bị những vết thương xuyên sâu vùng hốc mắt hay nhãn cầu, cần cho tiêm huyết thanh chống uốn ván.

  1. Viêm tắc tĩnh mạch hốc mắt

Nguyên nhân: thường là do nặn hon hay chấn thương mụn nhọt, lẹo hoặc do viêm xoang.

Dấu hiệu toàn thân: bệnh nhân ở trong tình trạng rất nguy ngập, toàn thân sốt cao, nhức đầu dữ dội, có khi hôn mê, cứng gáy do viêm não, khi nguy ngập có thể bị hạ nhiệt.

Dấu hiệu ở mắt: mi sưng phù rất nặng, lan rộng lên trán, xuống má, mũi, ra thái dương, sưng vù cả nửa mặt; các tĩnh mạch ở mi và xung quanh hốc mắt nổi rõ, giãn to, cong queo, đau khi ấn vào. Kết mạc sung huyết và phù nề rất nhiều quanh khe mi. cảm giác giác mạc (-).

Nhãn cầu bị đẩy lùi thẳng trục, mất vận động, phù đĩa thị (do tuần hoàn trở về bị nghẽn). Nhãn áp tăng, thị lực giảm, bệnh nhân có thể bị mù hoàn toàn. Tiên lượng rất trầm trọng, bệnh nhân có thể bị lâm vào tình trạng viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm mủ huyết rồi tiến tới hôn mê và tử vong. Nếu khỏi thì thị lực cũng bị giảm sút, có khả năng bị mù hoàn toàn do teo thị thần kinh.

Điều trị: tiêm các kháng sinh (ampicillin tiêm truyền tĩnh mạch 1 g/lần, 2 lần/ngày, cephaloridin tiêm truyền tĩnh mạch lg/lần, 2 lần/ngày v.v. .)

Tiêm corticoid (dexamethason natri phosphat tiêm tĩnh mạch 4-20 mg/ngày). Đồng thời tìm nguyên nhân và điều trị.

  1. Các viêm màng bồ đào nghi ngờ do virus

— Hội chứng Vogt – Koyanagi: biểu hiện bằng hai mắt bị viêm màng bồ đào trước, dính mống mắt, bít đồng tử cả hai bên, có phản ứng màng não kèm theo các rối loạn da, lông, tóc, vết trắng trên da, rụng lông mày, lông mi, bạc và rụng tóc.

— Hội chứng Harada biểu hiện bằng hai mắt bị viêm màng bồ đào sau, phù gai thị, vẩn đục dịch kính, bong võng mạc kèm theo phản ứng của màng não (số lượng tế bào và lượng albumin trong dịch não tủy tăng lên).

Điều trị hai hội chứng trên:

Chống viêm: cortison dùng để tra vào mắt: dung dịch 0,5%, mỗi ngày 4 – 6 lần; tiêm dưới kết mạc 0,5 ml, cách 3 – 5 ngày 1 lần.

Kháng sinh: cephalexin 0,25 uống 1 – 2 g/ngày, cephaloridin 0,5g – lg/lọ, tiêm 1 – 2 g/ngày.

Chống dính mống mắt: nhỏ atropin 1%, ngày/lần vào mắt đau.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây