Sa sút trí tuệ là trạng thái hay gặp ở người cao tuổi. Sự giảm sút kéo dài ảnh hưởng đến giảm trí nhớ, ngôn ngữ, nhận thức, khả năng tập trung chú, cử động hữu ý, khả năng cảm xúc. Căn bệnh này gây ra nhiều trở ngại cho sinh hoạt thường ngày ở người cao tuổi.
Nguyên nhân:
Do tổn thương mạch máu gây nên sa sút trí tuệ.
Do tai biến nhồi máu não, mà yếu tố chính là xơ cứng động mạch.
Bệnh này cũng thường xuất hiện ở người già đã trải qua giai đoạn bị bệnh đái đường, loạn mỡ huyết, nghiện thuốc lá, bệnh tim tắc nghẽn, cao huyết áp, nghiện rượu, u nội sọ, nhiễm độc thuốc.
Triệu chứng:
BỊ ảnh hưởng đến tập tính hàng ngày: Hoạt động hàng ngày chậm lại, cẩu thả trong sinh hoạt (vệ sinh thân thể), lơ đễnh trong quan hệ xã hội, thiếu sự linh hoạt về tâm thần và tập tính, cách xử sự máy móc. không có ý thức đặc biệt xuất hiện tính xung khắc (đột phát), gây gổ.
Rối loạn tình cảm: Trầm cảm, lo âu, có suy nghĩ ám ảnh tư lự. Lãnh đạm về tình cảm, mất cảm xúc trong mọi tình huống, mất sự vận động nhanh nhẹn hàng ngày, thiếu tính tự phát.
Người mắc bệnh sa sút trí tuệ không những ảnh hưởng đèn tập tính, tình cảm mà còn gây rối loạn ngôn ngữ, thể lực, tâm thần.
Điều trị:
Sa sút trí tuệ là một bệnh đặc biệt vì căn bệnh này không có khả năng đảo ngược (tức là khi đã mất đi thì không có khả năng hồi phục). Chính vì thế việc phòng ngừa là điều đầu tiên mà bất cứ ai cũng phải chú ý.
Phòng ngừa các bệnh lý mạch máu não để làm chậm quá trình tiến triển bệnh và điều cốt yếu mà không dễ phát sang bệnh khác.
Phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Nếu là các bệnh tim gây tắc nghẽn mạch máu cần phải dùng các loại thuốc chống đông (điều trị theo nguyên nhân phát là tối ưu nhất).
Nếu như chúng ta phòng ngừa không tốt các bệnh cao huyết áp, bệnh lý mạch máu não thì sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của người bệnh. Khi đã chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ thì điều trị chỉ mang tính chất đối phó với các triệu chứng kết hợp với phục hồi chức năng.