Trang chủBệnh hô hấpNang phế quản bẩm sinh

Nang phế quản bẩm sinh

I. ĐẠI CƯƠNG

1. Đặc điểm

  • Tổn thương dạng nang, thường tìm thấy trong trung thất, nhu mô phổi hoặc đôi khi ở cổ.

2. Phôi thai

  • Xuất hiện từ tuần thứ 4 đến 8 của thai kỳ, do sự nhô bất thường của ruột trước về phía bụng

3. Tần suất

– 1/68.000 – 1/42.000

4.  Phân loại

Nang phế quản trung thất: 60 – 90%, bội nhiễm thấp, ít thấy mực nước hơi

Nang phế quản trong phổi 10 – 35%, bội nhiễm cao, thấy mực nước hơi

II. CHẨN ĐOÁN

Bệnh sử: đau ngực, rối loạn nuốt, nhiễm trùng phổi tái diễn

Triệu chứng lâm sàng: hậu quả của sự chèn ép vào đường thở và khí quản, vị trí của nang quan trọng hơn kích thước

  • Không triệu chứng
  • Chán ăn, sụt cân, sốt
  • Đau ngực, ho, ho ra máu, khò khè, khó thở.
  • Rối loạn nuốt, đau lưng

Cận lâm sàng

X-quang ngực thẳng:

  • Hình ảnh ban đầu được chỉ định ở trẻ rối loạn hô hấp
  • Điển hình: khối bờ rõ, kích thước thay đổi, ở trung thất giữa quanh phế quản gốc; nếu có bội nhiễm hình ảnh giống khối bướu đặc hoặc có mực nước hơi

CT scan hay MRI ngực:

  • Khối bờ mềm mại, thành mỏng và có chứa chất tiết, mủ, máu, có thể có vôi hóa.

Xét nghiệm: CTM, CRP, cấy đàm…

Chẩn đoán

  • Xác định: dựa vào CT scan hoặc MRI
  • Phân biệt: CCAM, phổi biệt trí, bướu trung thất…

III. ĐIỀU TRỊ

1. Nguyên tắc điều trị

Chuẩn bị trước mổ:

  • Điều trị ổn viêm phổi với kháng sinh
  • Hỗ trợ hô hấp

Chỉ định phẫu thuật:

  • Nang phế quản có triệu chứng
  • Nang phế quản không triệu chứng ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.
  • Nang phế quản tăng kích thước

2. Phương pháp phẫu thuật

a. Phẫu thuật mở ngực:

Cắt bỏ toàn bộ

Nếu thành nang dính chặt với các cấu trúc quan trọng nên được đốt điện nếu có thể.

Nếu có sự thông thương giữa nang và cây khí phế quản thì phải được cắt khâu.

Có thể phải cắt thùy phổi trong trường hợp nang phế quản trong nhu mô phổi

b. Phẫu thuật nội soi lồng ngực:

Được sử dụng trong trường hợp đơn giản, nang không dính chặt vào cấu trúc quan trọng và không thông thương với cây khí phế quản

Ưu điểm: thẩm mỹ, giảm đau, giảm nguy cơ dính xương sườn sau mổ.

Nhược điểm: kỹ thuật khó, có thể tái phát do không lấy hết thành

c. Chọc hút nang

Qua thành ngực hoặc nội soi phế quản

Chỉ định: bệnh nhân không thích hợp để phẫu thuật hoặc không đồng ý phẫu thuật

Ưu điểm: can thiệp tối thiểu, có thể bơm chất xơ hóa như ethanol, bleomycin vào nang

Nhược điểm: giải pháp tạm thời, nguy cơ tái phát cao, nguy cơ thấp hóa ác.

3. Chăm sóc sau mổ

  • Giảm đau
  • Vật lý trị liệu hô hấp

IV. THEO DÕI

Biến chứng

a. Biến chứng chung:

  • Xẹp phổi, viêm phổi, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương thần kinh lang thang hoặc thần kinh hoành, tràn dịch màng phổi
  • Xử trí: giảm đau tốt, thông khí và vật lý trị liệu sau mổ tốt, kháng sinh dự phòng, dẫn lưu màng phổi

b. Biến chứng nặng:

  • Rò thực quản hoặc khí quản: ống dẫn lưu màng phổi ra dịch bọt hoặc khí.
  • Tái phát nặng: hiếm gặp, do không cắt hết niêm mạc nàng; xử trí: phẫu thuật

Tái khám

– 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây