Trang chủBệnh hô hấpLực nén hoặc tăng áp suất (lặn dưới biển) và tác động...

Lực nén hoặc tăng áp suất (lặn dưới biển) và tác động đến cơ thể người

Hiệu quả tăng áp suất: áp suất (lực tác động trên mỗi đơn vị bề mặt) ở mức mặt nước biển là một atmotphe (viết tắt: 1 atm). Khi lặn dưới biển xuống sâu dưới nước, thì cứ sâu thêm 10m, áp suất sẽ tăng thêm 1 atm, tức là nếu ở độ sâu 10m thì áp suất là 2 atm, và ở độ sâu 20m thì áp suất là 3 atm v..v…

Khi áp suất ờ bên ngoài tăng lên, thì áp suất của khí ở trong phổi cũng tăng theo và áp suất ở trong miệng-họng và trong hòm tai (tai giữa) vẫn bằng nhau, nếu các vòi tai (vòi Eistachi) hoạt động bình thường.

Nếu không ở như vậy (vòi tai hoạt động không bình thường) và nếu áp suất bên ngoài tăng lên đột ngột, thì sẽ xảy ra những chấn thương áp lực, tác động tới tai, các xoang hơi, và các răng. Tăng áp suất quá mức cũng là nguyên nhân làm tăng sự hoà tan các khí vào trong máu, là nguồn gốc của hiện tượng giảm áp suất.

Tổn thương của tai giữa: nếu vòi tai không hoạt động thích hợp, thì khi lặn xuống sâu dưới nước, áp suất bên ngoài tăng lên, sẽ gây ra đau nhói ở trong tai.

Nguyên nhân là do, áp suất ở giữa hòm tai và ống tai ngoài không còn giữ được cân bằng thông qua vòi tai nữa. Nếu mức chênh lệch về áp suất này lớn, thì màng nhĩ sẽ bị căng thẳng một cách không bình thường, gây ra xuất huyết dưới niêm mạc và đôi khi thủng màng nhĩ với triệu chứng chóng mặt ghê gớm, có thể dẫn tới hậu quả tai hại cho thợ lặn.

Nguyên nhân thông thường làm cho vòi nhĩ hoạt động không thích hợp là viêm đường hô hấp trên, dễ xảy ra hơn ở người có cơ địa dị ứng và kết hợp với quá trình viêm long ở vòi tai-hòm tai (do đó không bao giờ được lặn trong lúc đang bị sổ mũi, và phải ngừng lặn ngay khi nào có cảm giác đau). Nếu màng nhĩ bị thủng thì có nguy cơ biến chứng viêm tai giữa hoặc điếc đột ngột (gọi là viêm tai áp suất).

Say độ sâu hoặc giâc ngủ khí nitơ: do tăng áp suất riêng phần của khí nitơ, có thể xuất hiện khi lặn xuống sâu bắt đầu từ 20m, hoặc khi áp suất không khí lên quá 3 atmotphe. Người thợ lăn lúc đó cảm thấy phấn khích như say, và năng lực tinh thần giảm sút. Có thể xảy ra ngất.

Ngộ độc khí oxy: lo âu và run, thường có co giật, ảo giác thính giác, và liệt hô hấp. Tai biến này gây ra bỞi thở hít oxy nguyên chất trong quá trình điều áp vượt quá 2 atmotphe (ở độ sâu 10m), hoặc quá 4 atmotphe (ỏ độ sâu 30m) với nồng độ oxy 50%.

Tăng khí CO2 trong máu (ngộ độc khí CO2): xảy ra khi bộ áo lặn hoạt động không tốt (hàm lượng CO2 trong khí thở hít vào khoảng 1,5%), hoặc ở độ sâu quá 40m với không khí trong bình chứa bị ô nhiễm.

Tích tụ khí CO2 trong máu gây ra sững sờ và toát mồ hôi, rồi tiếp theo là tình trạng lú lẫn với mất phương hướng; trong hoàn cảnh này người thợ lặn có thể dứt đầu nối mặt nạ ra khỏi ống dẫn khí và có nguy cơ chết đuối.

Giảm khí CO2: những thợ lặn không dùng bộ áo lặn phải tăng thông khí trước khi lặn xuống dưới nước, gây ra tình trạng giảm khí CO2 trong máu (PaCO2 hạ thấp), và là giảm ngưỡng cảm nhận tình trạng khó thở. Những người này có nguy cơ bị ngất do thiếu oxy-mô nhất là vào lúc đang ngoi lên mặt nước.

Bệnh nghề nghiệp (những tổn thương gây ra bởi lao động ở những nơi có áp suất cao hơn áp suất khí quyển): gây ra viêm xương-khớp xương ở khớp hông hoặc khớp vai, hoại tử xương, hội chứng chóng mặt, giảm thính lực, viêm tai giữa bán cấp hoặc mạn tính.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây