Trang chủBệnh hô hấpCảm lạnh - triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh

Cảm lạnh – triệu chứng, cách phòng ngừa và điều trị bệnh

Cảm hay cảm lạnh là một trong những nhóm bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus gây ra, có tính lây lan cao. Thường gặp nhất là hai nhóm virus: Picornavirus (bao gồm Rhinovirus) và Coronavirus.

Dịch tễ

Nhiễm trùng đường hô hấp trên là loại nhiễm trùng phổ biến nhất ở người lớn và trẻ em. Trung bình, người lớn thường bị cảm 3 lần/năm nhưng cũng không phải bất thường nếu ai đó bị 6 lần. Tỉ lệ mắc bệnh cảm cao nhất là ở em bé và trẻ đang tập đi vì hệ miễn dịch của chúng chưa phát triển. Trẻ đi học có thể nhiễm cảm cả chục lần trong năm. Con số này sẽ giảm theo độ tuổi. Những người có hệ miễn dịch tốt đối với nhiều loại virus có thể chỉ bị cảm 1-2 lần hoặc thậm chí không bị.

Virus nào cũng đều hoạt động quanh năm, nhưng phần đông chúng ta bị nhiễm cảm vào mùa thu và mùa đông (khoảng 60%). Có lẽ vì vào mùa thu và mùa đông, cũng là mùa trẻ em đi học, thời tiết làm người ta ở trong nhà nhiều hơn và tiếp xúc với người khác gần hơn, nên khả năng lây lan virus tăng lên.

Tác nhân gây bệnh

Cảm lạnh thường do một trong 100 loại virus thuộc nhóm Rhinovirus (một loại của Picornavirus) gây ra. Ngoài ra còn có các loại virus khác như Coronavirus, adenovirus, enterovirus Do đó, không thể có miễn nhiễm với bệnh cảm, nghĩa là người bệnh cảm rồi vẫn có thể mắc lại.

Virus lây truyền từ người qua người bằng một trong 2 cách:

+ Khi người bệnh ho hay hắt hơi.

+ Tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết của người bệnh.

Triệu chứng

Thông thường, triệu chứng xuất hiện sau 2 đến 5 ngày tiếp xúc với virus, cá biệt có trường hợp khởi phát sau 10 giờ. Biểu hiện đầu tiên của cảm thường chỉ là đau hay rát họng.

Các triệu chứng thường gặp khác là chảy mũi, nghẹt mũi, ho hoặc hắt hơi. Những triệu chứng này thường đi kèm với đau cơ, mỏi một, nhức mỏi, khó chịu, nhức đầu, chán ăn. cảm lạnh đôi khi làm sốt, nếu sốt cao có thể làm người bệnh kiệt sức (thường gặp ở bệnh cúm hơn). Những triệu chứng của cảm lạnh thường mất đi sau 1 tuần, nhưng cũng có khi kéo dài đến 14 ngày, trong đó ho thường kéo dài hơn các triệu chứng khác. Trẻ em thường có những triệu chứng nặng hơn, và có thể gặp sốt, phát ban.

Biến chứng

  • Cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng cơ hội như viêm phế quản cấp, viêm phổi cấp, viêm xoang, viêm tai giữa… với những người hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản mãn thì cảm lạnh có thể làm khởi phát những cơn kịch phát cấp tính.
  • Cần phân biệt bệnh cảm lạnh với bệnh cảm cúm. Bệnh cúm khác xa với cảm, mặc dù cả hai giông nhau ở giai đoạn đầu – đều gây đau cổ họng, tứ chi ê ẩm và nhức đầu. Tuy nhiên, cảm ít gây sốt và hiếm khi làm thân nhiệt cao hơn 38,8 độ c, trong khi cúm có thể làm thân nhiệt bạn lên trên 39,4 độ c.
  • Một điểm khác nhau nữa là khi bị cảm, bạn có thể chảy nước mắt, còn cúm làm mắt bạn bị đau (đồng thời với đau lưng và tứ chi). Bệnh cúm thường lâu hết gấp đôi so với cảm. Cúm còn dẫn đến viêm phổi, gây nguy hiểm nặng cho sức khỏe của những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi, cũng như ở người bệnh tim, ngực, hệ miễn dịch và rối loạn chức năng thận.

Phòng ngừa

Cách phòng bệnh tốt nhất là tránh tiếp xúc gần với người bệnh, rửa tay kỹ và thường xuyên; và tránh chạm mặt và miệng. Xà phòng diệt khuẩn thì không có tác dụng với virus cảm, tuy nhiên những động tác cọ rửa sẽ giúp tẩy đi các virus. Tác nhân gây bệnh cảm lạnh là hàng trăm loại virus nên hiện chưa có vaccine phòng bệnh cảm. Theo kinh nghiệm dân gian, cũng nên phòng ngừa cảm lạnh bằng cách giữ ấm và hiện nay. cũng đã có một số nghiên cứu nhỏ ủng hộ quan điểm này.

Điều trị

Cho đến nay, chưa có thuốc kháng sinh hay kháng virus nào tỏ ra hiệu quả với bệnh cảm. Tất cả những điều trị trong bệnh cảm chỉ là điều trị triệu chứng, giúp cho người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong giai đoạn nặng của bệnh. Thông thường, bệnh sẽ nặng nhất vào các ngày thứ 2-3 của bệnh, sau đó các triệu chứng sẽ lui dần. Do đó, các thuốc điều trị trong cảm cúm nên được cho càng sớm càng tốt. Hơn nữa, việc dùng thuốc sớm có thể hạn chế được những biến chứng như viêm xoang, viêm tai giữa của bệnh dù chưa được chứng minh bởi các công trình nghiên cứu lớn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây