Trang chủBệnh hô hấpBệnh say núi cấp tính và mạn tính (chứng say độ cao,...

Bệnh say núi cấp tính và mạn tính (chứng say độ cao, giảm oxy-mô ở độ cao)

SAY NÚI CẤP TÍNH

Tên khác: chứng say độ cao, giảm oxy-mô ở độ cao.

Bệnh sinh: khi áp suất khí quyển giảm thấp thì áp suất riêng phần của oxy trong không khí phế nang cũng giảm, và khi ở độ cao 5000m thì áp suất này chỉ còn bằng một nửa so với áp suất ở ngang mức với mặt biển. Dó đó xảy ra giảm oxy-mô vì giảm mức bão hoà oxy trong máu động mạch. Sự thích nghi khí hậu ở độ cao bao gồm tăng thông khí và tăng nhịp tim do phản xạ, với giảm khí CO2 trong máu và nhiễm kiềm hô hấp có bù một phần. Trong vòng 5-8 ngày sau đó thì xuất hiện chứng đa hồng cầu do erythropoietin kích thích tuỷ xương. Nếu dài hạn, thì chứng đa hồng cầu sẽ trở nên ổn định, tăng thông khí duy trì, và tần số tim sẽ giảm xuống. Khi sự thích nghi khí hậu không được hoàn hảo, thì sẽ có biểu hiện của những dấu hiệu say độ cao (say núi) cấp tính.

Triệu chứng: các biểu hiện say độ cao của những đối tượng kém thích nghi bắt đầu.xuat hiện từ lúc ở độ caò 2500m, nhất la trong trường hợp lên cao nhanh. Dấu hiệu đầu tiên là phấn khích, đôi khi kèm theo bồi chứng mất ngủ. Sau đó thì đối tượng thấy nhức đầu và chóng mặt, tiếp theo bởi chán ăn, buồn nôn và nôn. Tối độ cao trên 4000m, thường hay xảy ra khó thở và ngất. Những biểu hiện này có thể kèm theo những biến đổi trên điện tâm đồ và điện não đồ.

Phù phổi ở đô cao: hiếm xảy ra, tuy nhiên khi xảy ra thì thường về ban đêm, và vào 2-4 ngày sau khi leo núi nhanh hoặc sau một ngàỵ vận động thể lực mạnh ở độ cao từ 3000 đến 4500m. Cơn say độ cao bieu hiện bởi ho khan, nhanh chóng chuyển thành có dòm, khó thở lúc nghỉ ngơi, nhịp tim nhanh, rồi tím tái và khạc đờm có bọt mang tính chất đặc biệt. Nếu không được điều trị thì cơn say độ cao diễn biến tối hôn mê và tử vong sau vài giờ. Phòng ngừa: lên cao và xuống thấp dần dần theo từng giai đoạn để có đủ thời gian nghỉ ở giữa.

Phù não ở độ cao: có thể xảy ra khi lên cao quá nhanh (máy bay) tới độ cao trên 3000-4500m, hoặc xảy ra trong tuần đầu tiên ở trên độ cao đó. Các triệu chứng bao gồm: nhức đầu, mệt mỏi, nôn vọt, chứng thất điều, có khả năng phù mí mắt. Những rối loan này có thể là do tăng áp lực nội sọ. Những rối loạn tri thức có thể tiến triển tới hôn mê.

Chảy máu (xuất huyết): bắt đầu từ 5000m, có thể bị xuất huyết võng mạc nhưng không thể hiện triệu chứng, trừ khi nếu xuất huyết ở điểm vàng, nhưng nói chung mất đi nhanh chóng không để lại di chứng.

Điều trị

– Thể nhẹ: nghỉ ngơi, aspirin hoặc paracetamol để giảm nhức đầu. Tránh những thuốc an thần, không uống rượu, không hút thuốc lá. Các roi loạn sẽ hết sau vài ngày.

– Thể nặng: bắt buộc phải cho nạn nhân trở xuống mức thấp hơn. Đôi khi chỉ cần mức chênh lệch 300m là rối loạn đã được cải thiện rất tốt. Liệu pháp oxy (4 1/phút, qua mặt nạ hoặc ống thông đặt trong mũi) thường có hiệu quả. Nifedipin có tác dụng cải thiện nhưng hiệu quả không mong muốh nặng (hạ huyết áp, giãn mạch ngoại vi) của thuốc hạn chế việc sử dụng. Trong trường hợp phù não, thì cho dexamethason (8 mg, 4-6 lần mỗi ngày theo đường tĩnh mạch, kết hợp với acetazolamid 1-1,5 g/ngày theo đường uống, nếu không có chế phẩm ở dạng tiêm tĩnh mạch). Biện pháp gây tăng áp lại trong một buồng tăng áp suất (buồng khí nén) sách tay có thể làm ngừng quá trình phù não cấp tính.

Dự phòng: khi lên độ cao 3000m, người ta khuyên những nhà leo núi không tiến thêm lên quá 300-600m mỗi ngày. Nếu thời gian nghỉ lại ở độ cao lâu quá 24 giò, thì người ta khuyên những đối tượng dễ bị giảm oxy-mô nên uống 250 mg acetazolamid, 2 lần mỗi ngày. Đảm bảo chế độ uông nước đủ và tránh uống rượu. Nifedipin hình như cũng có ích trong dự phòng phù phổi ở độ cao.

SAY NÚI MẠN TÍNH (SAY ĐỘ CAO MẠN TÍNH)

(Bệnh Monge)

Sự thích nghi với độ cao gây ra cho những cư dân miền núi cao những biến đổi quan trọng: giảm cân nặng cơ thể so với chiều cao, tăng dung tích sống, tăng thông khí phổi, tăng đường kính các phế nang và đường kính động mạch phổi. Ngoài ra, người ta còn thấy tăng tuần hoàn ở các mô và tăng hoạt tính của hệ thống enzym. Quá trình bù trừ tình trạng giảm oxy-mô (thiếu oxy mô) xảy ra quá mức sẽ dẫn tới những thay đổi, gồm chứng đa hồng cầu, tăng hàm lượng hemoglobin (tối 25 g/100ml), tăng hematocrit (tới 80%), giảm thể tích huyết tương, và tăng hoạt động tạo hồng cầu ở tuỷ xương kèm theo tăng tiêu xương. Có thể thấy tăng huyết áp động mạch phổi với tím tái, khó thở, và phì đại thất phải, dẫn tới chứng tâm phế mạn tính khi đối tượng tới 40 tuổi.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây