Bệnh chai chân và mắt cá – Nguyên nhân, điều trị

Bệnh da liễu

Là những mảng dày sừng có giới hạn được gây ra ở những vùng da bị cọ xát, đè ép, lặp đi lặp lại nhiều lần.

MẮT CÁ

VỊ trí

Thường gặp nhất ở lòng bàn chân.

Nguyên nhân và triệu chứng

Do sự cọ xát, tì ép lặp đi lặp lại nhiều lần khiến lớp sừng ở da dày lên.

ở lòng bàn chân, mắt cá đồi khi được xuất phát từ mụn cóc, do áp lực đè lên, mụn cóc được ấn sâu vào trong và có lớp da dày phủ lên.

Mắt cá thường không đau, chỉ đau khi nó rất dày, bị nứt nẻ và ở những vị trí dễ bị cọ xát gây nhiễm khuẩn, gây khó khăn cho việc đi lại của bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Đặc điểm Mắt cá Chai da
– Có những đường vân ở trên da +
– Có một nhân trắng ở trung tâm +
– Đau; ấn có cảm giác đau +

Điều trị và phòng ngừa

Dùng miếng đệm lót lên vùng dễ bị mắt cá để làm giảm áp lực.

Dán Salicylic acid 40% để làm tiêu sừng.

Đốt điện.

Chấm Azote lỏng.

Đi giày thích hợp và nếu có thể, giải quyết những biến dạng của bàn chân bệnh nhân, nếu có.

CHAI CHÂN

Vị trí

Thường khu trú ở những chỗ xương lồi.

Nguyên nhân và triệu chứng

Do sức đè ép mạnh và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Là những mảng da dày giới hạn rõ, cứng như sừng, có hình như chiếc nón với phần đáy chiêc nón là bề mặt da, phần chóp hướng vào trong và đè lên cấu trúc phía dưới.

Có 2 loại:

Chai cứng: Bề mặt sáng bóng, màu vàng trong, sờ cộm. Thường có chai do nghề nghiệp ở lòng bàn tay các người thợ thủ công (thợ rèn, thợ mộc), ở mặt lưng ngón chân do đi giày cứng và quá chật.

Chai mềm: Giữa các ngón chân, thường là giữa ngón 4 và ngón 5. ở đó có xuơng lồi tại khớp xương đốt bàn chân-đốt ngón chân và đè lên ngón chân kế cận khi ta đi đứng, lâu dần tạo nên chai da. Chúng thường có màu trắng, mềm do thường xuyên bị ẩm ướt.

Khi ấn lên vùng chai da thường đau do có thần kinh cảm giác nằm ở bên dưới, trong lớp nhú bì.

Chẩn đoán phân biệt: Khi gọt bớt lớp sừng bên trên

Chai da: Phần trung tâm cứng như sừng, không có mạch máu.

Mụn cóc: Lớp nhú bì bị kéo dài ra, có những mạch máu nhỏ li ti.

Điều trị

Tránh cọ xát, đè ép lên vùng da dày.

Đi giày thích hợp.

Gọt bỏ vùng da chai với dao vô khuẩn, sau khi đã ngâm với nước ấm.

Chấm AT (Acid Trichloracetic).

Laser CO2.

Chấm Azote lỏng.

Thuốc Salicylic acid 40%, dán lên vùng da chai 48 giờ. Sau đó tháo ra, lau sạch vùng da trắng, ẩm ướt và lại dán lớp khác lên. Cứ làm như vậy cho đến khi lành bệnh.

Dùng Duofilm.

Bệnh da liễu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận