Trang chủBệnh chứng Đông yỈa chảy (tiết tả) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Ỉa chảy (tiết tả) Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

ỉa chảy (tiết tả) là ỉa ra phân lỏng, có thể phân toàn nước, số lần ỉa đi trong ngày nhiều hơn bình thường.

Thường là do bệnh lý ở tỳ vị, tiểu trường, đại trường, do các nguyên nhân thời khí như thấp hàn, phong, hỏa nhiệt hoặc ăn uống không cẩn thận (thức ăn sống lạnh, ôi thiu, bẩn), hoặc do tỳ vị đương hư (tỳ vị hư hàn) hoặc do mệnh môn hỏa suy, hoặc do tình chí không điều hòa.

Người ta đặt những tên khác nhau cho chứng này như thấp tiết, hàn tiết, nhiệt tiết, phạn tiết, thủy tiết, đờm tiết, tỳ tiết, thận tiết, hoạt tiết, ngũ canh tiết. Hải thượng lãn ông cho là “do nước ở tiểu trường mà sinh ra đi tả, và lúc đó tiểu tiện không lợi (do tiểu trường không phân được thanh trọc). Thường chia ra phòng, thử, táo, thấp, hỏa, hàn, nhiệt, đờm, thực, về cách chữa chỉ cần thảm thấp táo tỳ làm chủ, dùng Tứ linh, Ngũ linh, ỉa chảy nhiều giá Kha tử, Đậu khấu. Ngoài ra còn ba chứng hư là “do nội thương ẩm thực là tỳ hư, do sắc dục là thận hư, do hay cáu giận là can hư”.

Như vậy có thể thấy ỉa chảy (tiết tả) có thể do ngoại tà tác động, do ăn uống không điều hòa, do tạng phủ suy yếu và chức năng của tạng phủ bị rối loạn. Biểụ hiện lâm sàng chủ yếu là thấp thắng và chức năng vận hóa của tỳ vị bị trở ngại.Bệnh được thể hiện ở cả trạng thái cấp tính và trạng thái mạn tính.

Các rối loạn chức năng hoặc tổn thương thực thể của dạ dày, ruột, gan tụy gây nên ỉa chảy như viêm ruột cấp tính, mạn tính, lỵ, lao ruột v.v… thuộc phạm vi tiết tả.

Tùy theo nguyên nhân bệnh và trạng thái của tạng phủ người ta có thể chia thành các thể bệnh chính như sau:

ỉa chảy cấp tính:

ỉa chảy do cảm phải ngoại tà:

Thường thấy là yếu tố thấp, và nó thường phối hợp với hàn (hàn thấp) hoặc phối hợp với nhiệt (thấp nhiệt).

Cảm phải hàn thấp:

Triệu chứng: Đau bụng sôi bụng, ỉa chảy nhiều nước trong loãng, người nặng nề, mỏi mệt, không muốn ăn, không khát, rêu lưỡi trắng, mạch nhu hoãn (thấp nhiều) hoặc đau quặn, thích nóng, người lạnh, chân tay lạnh, không khát, mạch trầm trì (hàn nhiều).

Phép điều trị:

  • Nếu thấp nhiều: ôn trung, phân thanh trọc, lợi thủy thấp.

Phương thuốc: Vị linh tán: (Bình vị tán 1 đ.c Ngũ linh tán 1  đồng cân) (Đan khê tâm pháp)

Bình vị tán:

Thương truật                                 5 cân

Hậu phác                       3 cân 2lạng

Trần bì                           3 cân 2lạng

Cam thảo                      1 cân 4 lạng

Ngũ linh tán:

Trư linh              2/3 lạng              Quế chi           1/2 lạng

Trạch tả              2/3 lạng              Bạch truật 2/3 lạng

Phục linh 2/3 lạng Tán mịn.

Cách dùng: sắc với Táo 4 quả, Gừng 2 lát, chắt lấy nước uống. Lãn Ông thêm Bào khương, Nhục quế.

Ý nghĩa: Ngũ linh để hành khí lợi thủy, Bình vị để khử thấp hòa vị.

Vị thuốc Thương truật
Vị thuốc Thương truật
  • Nếu hàn nhiều: Ôn trung khứ hàn.

Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận)

Đảng sâm                  3 đồng cân   Bạch truật               3 đồng cân

Can khương              3 đồng cân   Cam thảo                 3 đồng cân

Sắc uống.

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung tiêu khu lý hàn, Sâm để bổ khí giúp vận hóa, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Cam thảo để ích khí hòa trung.

  • Nếu nặng, phương thuốc trên thêm Phụ tử để tăng ôn dương khu hàn.

Hoặc Can khương nướng tán nhỏ 2  đồng cân, uống với nước cháo (Nam dược thần hiệu) để ôn trung trừ hàn.

  • Nếu cả hàn và thấp:

Phép điều trị: Tán hàn trừ thấp chỉ tả. (Trích từ Thuốc nam châm cứu).

Phương thuốc:

Củ riềng thái mỏng sao vàng 40g.

Vỏ ổi rộp sao     80g.

Tán mịn. Mỗi lần uống 6 – 8g với nước sôi để nguội (bỏ cặn).

Ý nghĩa: Riềng cay thơm ấm để ôn trung tiêu thực, vỏ ổi rộp đắng chát ấm để ôn trung sáp tràng chỉ tả.

  • Nếu thêm nôn:

Phương thuốc: Ôn trung tán hàn chỉ tả tán (Thuốc nam châm cứu).

Can khương              12g              vỏ quýt                   12g

Hạt đậu ván              40g              Sa nhân sao             20g

Hoắc hương sao 20g

Tán mịn, mỗi lần uống 2-6 g hòa với nước sôi (bỏ cặn).

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung tiêu khu lý hàn. Bạch biển đậu để bổ tỳ, trừ thấp lợi tiểu giải độc. Hoắc hương để chỉ tả chỉ nôn tán phong hàn hóa trọc, vỏ quýt để lý khí hòa vị, hợp với Hoắc hương để chỉ nôn, Sa nhân để hành khí tỉnh tỳ chỉ nôn giảm đau.

Phương thuốc: Hoắc hương chính khí tán (Cục phương).

Đại phúc bì 1 lạng Bạch chỉ 1 lạng
Tử tô 1 lạng Phục linh 1 lạng
Bán hạ 2 lạng Bạch truật 2 lạng
Trần bì 2 lạng Hậu phác 2 lạng
Cát cánh 2 lạng Hoắc hương 3 lạng
Cam thảo 2,5 lạng

Tán mịn. Mỗi lần dùng 2  đồng cân sắc với Gừng 3 lát, Đại táo 1 quả, chắt nước bỏ bã, uống lúc nóng

Ý nghĩa: Hoắc hương để chỉ nôn ỉa, tán phong hàn, hóa trọc. Tô diệp, Bạch chỉ để phát tán giúp Hoắc hương giải phong hàn ở ngoài, hóa thấp trọc ở trong. Bán hạ, Trần bì để táo thấp vận thấp chỉ tả. Hậu phác, Đại phúc bì để hành khí hóa thấp thông trung tiện, trừ đầy, Cát cánh để tuyên phế lợi hoành vừa giải biểu, vừa hóa thấp ở lý, Sinh khương, Đại táo, Cam thảo để điều hóa tỳ vị. Nếu thấp nhiều gia Thương truật, Trạch tả.

Cảm phải thấp nhiệt:

Triệu chứng: Hễ đau bụng là đi ỉa ngay, phân vàng, khắm, nát lỏng, hậu môn hóng, nước đái ít đỏ, khát nước, nóng, tâm phiền, rêu lưỡi vàng bẩn, mạch nhu sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp chỉ tả.

Phương thuốc: (Hướng dẫn thực hành điều trị)

Hoàng bá                125g                Ngũ bội tử            37,5g

Ngũ vi tử                42,5g               Phèn phi                2,5g

Tán mịn làm viên 0,5 g.

Dưới 4 tuổi dùng 4 viên/ ngày chia 2 lần. Cứ thêm í tuổi thì thêm 2 viên/ngày tối đa không quá 12 viên/ngày, dùng 7 ngày.

Phương thuốc (Hướng dẫn thực hành điều trị)

Búp sim, Mộc hương, Mã đề, Xuyên tâm liên lượng bằng nhau.

Tán bột, đóng gói hoặc viên 0,5g. Cách dùng như bài trên.

Phép điều trị: Thanh nhiệt lợi thấp chỉ tả

Phương thuốc: Cát cări mã đề thang (Thuốc nam châm cứu).

Củ sắn dây (cát căn) 30g               Rau má cả củ             40g

Lá và bông mã đề          20g          Cam thảo dây            12g

Sắc uống.

Ý nghĩa: củ sắn dây để thanh nhiệt (lý) giải cơ (biểu). Rau má, Hoàng bá, Xụyên tâm liên đắng mát để thanh nhiệt tiêu độc lợi tiểu. Mã đề ngọt lạnh để thanh nhiệt lợi thủy trừ thấp. Cam thảo dây ngọt bình trừ nhiệt giải độc, Ngũ bội tử, Ngũ vị tử, Phèn chi để liễm khí sáp tràng, tiêu độc. Nhiệt thanh, thấp trừ thì hết ỉa.

Phương thuốc: Cát căn cầm liên thang (Thương hàn luận) gia Thược dược cam thảo thang.

Cát căn                   15 g Cam thảo 5g

Hoàng cầm 09 g Hoàng liên 9 g

Thêm thược dược                          12 g.

Ý nghĩa: Cát căn để giải biểu, thanh nhiệt, nâng khí dương của tỳ để chỉ tả, hợp với Hoàng cầm, Hoàng liên khổ hàn để thanh nhiệt táo thấp ở trường vị, Cam thảo để hòa trung, Thược dược để hành khí hòa huyết chỉ đau.

Phương thuốc: (Nam dược thần hiệu),

Lá mã đề giã vắt lấy nước cốt hòa với 1 chén mật ong, sắc nóng lên cho uống,

Hoặc hạt Mã đề tán nhỏ mỗi lần 2  đồng cân với nước cơm chữa nhiệt tả.

ỉa chảy do thương thực:

Triệu chứng: Đau bụng là ỉa, ỉa rồi đau giảm, phân thường loãng hoặc có hòn nhỏ hôi thối (như trứng ung), bụng đầy cứng, ợ khan có mùi hôi thức ăn, trung tiện nhiều, không muôn ăn, rêu dày, mạch hoạt sắc.

Phép điều trị: Tiêu thực đạo trệ.

Phương thuốc: vỏ rụt vỏ quýt tán (Thuốc nam châm cứu).

Vỏ rụt (sao vàng)           40g          vỏ với (sao vàng) 20g

Vỏ quýt (sao vàng)        20g          củ sả (sao vàng)         20g

Củ gấu giã dập (sao vàng) 40g.

Tán mịn – Mỗi lần dùng 6-8 g với nước đun sôi để nguội.

Ý nghĩa: vỏ rụt đắng hàn, củ sả cay ấm để tả trung tiêu thực, thông kinh, chỉ nôn… vỏ quýt cay ấm để kiện tỳ  lý khí, Vỏ với đắng ấm, Củ gấu đắng bình đều là thuốc thơm để hóa trọc tăng tác dụng tiêu thực, giảm tích trệ.

Phương thuốc: Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp)

Sơn tra 6 lạng Thần khúc 2 lạng
Phục linh 3 lạng Bán hạ 3 lạng
Trần bì 1 lạng Liên kiều 1 lạng
La bặc tử 1 lạng.

Mỗi lần uống 3  đồng cân với nước ấm.

Tán mịn làm hoàn nước.

Ý nghĩa: Sơn tra để tiêu các loại thức ăn tích trệ, nhất là thịt mỡ. Thần khúc để tiêu thức ăn, kiện tỳ nhất là thức ăn ôi, La bặc tử để hạ khí tiêu thức ăn nhất là ngũ cốc. Bán hạ, Trần bì để hành khí, hóa trệ, hòa vị chỉ nôn. Phục linh để kiện tỳ chỉ tả, Liên kiều để thanh nhiệt và tán kết do thực tích.

Tác dụng chính là tiêu thực hòa vị.

Phương thuốc: Bình vị tán gia Sơn tra, Thần khúc.

Thương truật        5 lạng              Hậu phác        3,2 lạng

Trần bì                  3,2 lạng           Cam thảo        l,llạng

Mỗi lần 2  đồng cân sắc với 3 lát gừng, 1 quả táo.

Ý nghĩa: Bình vị để trừ thấp hòa vị, Thần khúc, Sơn tra để tiêu thực. Tác dụng chính là tiêu đạo vận hóa.

ỉa chảy mạn tính:

ỉa chảy do tỳ vị hư hàn.

Triệu chứng: ỉa chảy thức ăn chưa tiêu hết, hay tái phát nhất là khi ăn thức ăn sống lạnh, dầu mỡ, số lần đi ỉa sẽ tăng, trong bụng khó chịu, sắc mặt nhợt, mệt mỏi, kém ăn, chân tay mát lạnh, lưỡi bệch rêu trắng, mạch hoãn nhược.

Phép điều trị: Ôn bổ tỳ vị chỉ tả.

Phương thuốc: Ôn trung chỉ tả tán (Thuốc nam châm cứu)

Sa nhân 16g                      Bố chính sâm sao gừng     20g

Vỏ quýt (sao)16g             vỏ rụt (sao)                               20g

Củ mài (sao)16g               Can khương                              16g

Gạo tẻ lâu năm rang cháy       30g

Tán mịn. Mỗi lần uông 6-8g hòa với nước đun sôi. Ngày 3 lần.

Phương thuốc: Cốm bổ tỳ (Viện đông y)

Đảng sâm 8g Biển đậu 8g
Trần bì 4g Liên nhục 8g
Hoài sơn 8g Nhục đậu khấu 6g
Cốc nha 8g Ý dĩ 8g
Sa nhân 4g

Ý nghĩa: Sâm, củ mài, Biển đậu, ý dĩ, Gạo để bổ trung kiện vận, Can khương để ôn trung, Trần bì để lý khí, kiện tỳ, Sa nhân, Đậu khấu để tỉnh tỳ chỉ thông hành khí tiêu thực, Cốc nha, vỏ rụt để thông kinh tiêu thực.

Phương thuốc: Sâm linh Bạch truật tán (Cục phương)

Liên nhục  1 cân

Ý dĩ     1 cân

Sa nhân   1 cân

Cát cánh  1 cân

Biển đậu 0.5 cân

Bạch linh 2 cân

Bạch truật 2 cân

Sơn dược 2 cân

Cam thảo 2 cân

Nhân sâm 2 cân.

– Tán mịn: mỗi lần dùng 2 đồng cân với nước sắc Đại táo, hoặc sắc uống.

Ý nghĩa: Sâm linh, Truật Thảo để bổ khí của tỳ vị, Ý dĩ, Hoài sơn, Liên tử bổ trợ để Bạch truật vừa kiện tỳ, vừa giảm thấp chỉ tả. Sa nhân để chỉ thống, hành khí tiêu thực tỉnh tỳ, Cát cánh nhằm ích phế khí. Phương này chủ yếu để ích khí kiện tỳ, thảm thấp chỉ tả.

Phương thuốc: Lý trung thang (Thương hàn luận).

Đảng sâm              3 lạng                Can khương      3 lạng

Cam thảo              3 lạng                Bạch truật          3 lạng

Tán mịn làm hoàn mật 9g/viên.

Ngày uống 3 lần, đêm 2 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung khu hàn. Sâm để bổ khí. Truật để kiện tỳ, táo thấp, Thảo để ích khí, hòa trung.

Phương thuốc này chủ yếu là để ôn trung khu hàn, bổ khí kiện tỳ để chỉ tả. Nếu lý hàn nặng thêm Phụ tử để ôn dương.

Nếu ỉa loãng nếu có sa dom thêm Thăng ma, Sài hồ để thặng đề.

ỉa chảy do thận dương suy hư không ôn được tỳ.

Triệu chứng: ỉa chảy lúc rạng động (canh năm), đau quanh rốn, sôi bụng rồi ỉa, ỉa xong do phủ khí thông nên đau giảm. Bụng dưới lạnh, chân tay người lạnh, lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Phép điều trị: Ôn thận trợ tỳ dương, chỉ tả.

Phương thuốc: Tứ thần hoàn (Chính trị chuẩn thằng).

Nhục đậu khấu 2 lạng                    Phá cố chỉ          4 lạng

Ngũ vị tử               2 lạng               Ngô thù du        1 lạng

Sinh khương 8 lạng                       Đại táo 100 quả

Tán mịn 4 vị đầu. Luộc gừng, táo: lấy thịt táo trộn với bột làm hoàn 3g, uống lúc đói hoặc trước bữa ăn với nước, mỗi lần 6-9g, ngày 1-2 lần.

Ý nghĩa: Phá cố chỉ để bổ mệnh môn, ích thổ. Nhục đậu khấu để ôn tỳ thận, sáp trường chỉ tả. Ngô thù du để ôn tỳ tán hàn trừ thấp. Ngũ vị tử để ôn sáp. Sinh khương để tán hàn hành thủy. Táo để dưỡng tỳ vị.

Nếu khí hư hạ hãm ỉa không cần thêm: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Thăng ma, để ích khí thăng đề.

ỉa chảy do can khí thừa tỳ.

Triệu chứng: Thường có sườn đầy, căng, ợ hơi, ăn kém, khi cảm xúc mạnh thì gây đau bụng ỉa lỏng, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.

Phép điều trị: ức mộc, phù trung, chỉ tả,

Phương thuốc: Thống tả yếu phương (Cảnh nhạc toàn thư)

Phòng phòng         2 lạng               Bạch thược 3 lạng

Bạch truật             3 lạng               Trần bì              l,51ạng

Ý nghĩa: Phòng phong để tán can sơ tỳ, Bạch thược để dưỡng huyết tả can. Bạch truật để táo thấp kiện tỳ, Trần bì để lý khí tỉnh tỳ.

Một số phương thuốc chữa ỉa chảy khác:

Hành trắng giã nát sao nóng chườm ở rôn, lại dùng 21 tép hành giã nát xào với rượu cho uông để hồi dương, chữa thổ thả thoát dương nguy cấp, chân tay lạnh giá bất tỉnh (Nam dược thần hiệu)

Hạt sen già bóc vỏ tím sao vàng tán nhỏ, dùng 2 đồng cân nấu với gạo cũ cho uông lúc đói bụng, chữa tỳ hư ỉa chảy lâu năm (Nam dược thần hiệu).

ích trí nhân 2 lạng sắc đặc cho uống chữa bỗng nhiên đi ỉa bụng trướng, ỉa ngày đêm không cầm do khí thoát (Nam dược thần hiệu).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây