Chứng tý Đông y và pháp, phương thuốc điều trị

Bệnh chứng Đông y

Tý là bế tắc, chứng tý là chứng kinh mạch bị ngoại tà vào làm bế tắc dẫn đến khí huyết vận hành bị trở ngại gây nên bì phu cân cốt cơ nhục khớp xương đau tức ê ẩm tê bì, nặng thì khớp sưng lên co duỗi khó khăn.

Hai nguyên nhân phối hợp với nhau gây nên bệnh: Một là nguyên khí hư yếu, hai là phong hàn thấp ba loại tà khí thừa hư cùng xâm nhập vào kinh lạc, làm bế tắc kinh lạc, hoặc là phong hàn thấp tà uất lâu hóa nhiệt, hoặc là kinh lạc có tích nhiệt, nay lại có phong hàn thấp tà xâm nhập.

Nội kinh chia làm 5 chứng tý: Cân tý, Cốt tý, Cơ nhục tý, Mạch tý và Bì tý.

Mùa đông bị bệnh là cốt tý, mùa xuân bị bệnh là cân tý, mùa hạ bị bệnh là mạch tý, mùa trưởng hạ bị bệnh là cơ tý, mùa thu bị bệnh là bì tý.

Nếu cốt tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào thận.

Nếu cân tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào can.

Nếu mạch tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào tâm.

Nếu nhục tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào tỳ.

Nếu bì tý không khỏi lại cảm phải phục tà thì sẽ vào phế.

Phế tý thì phiền mãn, khó thở và mửa; tâm tý thì mạch không thông, phiền thì tâm hạ nổi lên, khí bạo thượng gây khó thỏ, ợ khan, quyết khí thượng lên thì sỢ hãi; can tý đêm ngủ giật mình, uống nhiều, đái nhiều ở trên như có cục; thận tý thì trướng, vùng cùng cụt sưng, cột sống, đầu sưng; tỳ tý thì chân tay rã rời, ho, nôn, ở trên rất lạnh.

Cũng có phân loại một cách tổng quát theo nguyên nhân gây bệnh, và thường chỉa làm 2 loại: phong hàn thấp tý và nhiệt tý cũng gọi là phong thấp nhiệt tý.

Tuy là tà khí cùng tác động trong phong hàn thấp tý, song có lúc phong là yếu tố trội (phong thắng) có tên là hành tý, có lúc hàn là yếu tố trội (hàn thắng) tên là thống tý, có lúc thấp là yếu tố trội (thấp thắng) có tên là trước tý. ở phong hàn thấp tý gặp lạnh thì cấp, gặp nóng thì hoãn.

Tuệ Tĩnh cho là phát bệnh ở buổi sáng là do khí trệ dương hư, vào buổi chiều là huyết nhiệt âm tổn Trong điều trị, Lãn ông đề ra “chữa phong nên bổ huyết, chữa hàn nên bổ hỏa, chữa thấp nên kiện tỳ, tuy dùng thuốc phong thấp nhưng cần dùng thuốc bổ khí huyết để khống chế không cho bệnh tà chủ yếu vào hai kinh can thận, bổ nguồn gốc của tinh huyết để tác dụng đến gân xương, vì đó là bên trong có hư mà gây nên”. Các thầy thuốc nói chung còn quan tâm đến cả khu phong, trừ thấp tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Các bệnh thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thông phong, viêm cột sống dính khớp, đau nhức cơ khớp nằm trong phạm vi chứng tý.

Tuy chia 5 chứng tý ở cân, cốt, mạch, cơ nhục, bì và chú ý đến tý lâu có thể vào can thận tâm tỳ phế, song trong lâm sàng cụ thể thường chữa theo nguyên nhân gây bệnh, và đã phân thể theo cách đó.

Phong hàn thấp tý.

Triệu chứng: Đau ê ẩm thân thể nhất là ở các khớp cổ tay, chân, bàn ngón tay chân, khuỷu, khi vận động thường gây đau tăng, song không sưng nóng đỏ đau.

Có người có sợ gió với đau có di chuyển (phong thắng)

Có người thấy đau tại chỗ, sợ thấp lạnh, gặp nóng thì dễ chịu (hàn thắng).

Có người thấy thân thể nặng nề (thấp thắng).

Lưỡi nói chung thay đổi không rõ. Mạch có thể huyền (đau nhiều) hoặc khẩn (lạnh nhiều) song không sác.

Phép điều trị: Khu phong tán hàn trừ thấp thông lạc.

Phương thuốc: Quyên tý thang gia giảm (Bách nhất tuyển phương)

Khương hoạt 1,5 lạng Khương hoàng 1,5 lạng
Đương quy 1,5 lạng Hoàng kỳ 1,5 lạng
Xích thược 1,5 lạng Phòng phong 1,5 lạng
Cam thảo 0,5 lạng Gừng 5 lát
Đại táo 2 quả
Khương hoạt
Khương hoạt

Quyên tý thang (Y học tâm ngộ)

Khương hoạt 1 đồng cân Độc hoạt 1 đồng cân
Quế tâm 0,5 đồng cân Cam thảo 0,5 đồng cân
Đương quy 3 đồng cân Xuyên khung 0,7 đồng cân
Hải phong đằng 2 đồng cân Tang chi 3 đồng cân
Nhũ hương 0,8 đồng cân Mộc hương 0,8 đồng cân
Tần giao 1 đồng cân Kê huyết đằng 5 đồng cân

Ý nghĩa: Khương hoạt, Độc hoạt, Quế, Tần giao, Hải phong đằng, Tang chi để khu phong tán hàn hóa thấp thông lạc, Đương quy, Xuyên khung, Nhũ hương, Mộc hương để hoạt huyết lý khí, chỉ thông, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Nếu phong thắrig thêm Phòng phong, tăng Khương hoạt, để tăng khu phong.

Nếu hàn thắng thêm Chế xuyên ô, Tế tân để tăng tán hàn.

Nếu thấp thắng thêm Phòng kỷ, Ý dĩ nhân để tăng trừ thấp.

Nếu bệnh lâu dinh vệ đều hư, tự hãn ố phong thêm Hoàng kỳ, Đảng sâm, Bạch thược, Sinh khương, Đại táo (để bổ dinh vệ) và giảm bớt thuốc khu phong Khương Độc hoạt, Tần giao.

Nếu thêm can thận hư có lưng đau, gối đau, co duỗi khó thêm Đỗ trọng, Ngưu tất, Tang ký sinh.

Phương thuốc: Thấp khớp II (Viện đông y)

Xấu hổ 16g Thổ phục 12g
Dây đau xương 12g Dây gắm 12g
Thiên niên kiện 12g Kê huyết đằng 12g
Hy thiêm 12g Ngưu tất 12g

Nếu phong thắng thêm Ngân hoa, Vòi voi, Kinh giới Nếu hàn nhiều thêm Quế tiêm, Can khương Nếu thấp nhiều thêm Tỳ giải, tăng Thổ phục linh Nếu có nhiệt thêm Thạch cao, Tri mẫu.

Phương thuốc: (Hướng dẫn Thuốc nam châm cứu)

Thổ phục linh 200g Ngưu tất 100g Cà gai leo 100g

  • Phương thuốc riêng cho các thể Hành tý, Thông tý, Trước tý.
Phòng phong 1 đồng cân Cát căn 2 đồng cân
Khương hoạt 0,8 đồng cân Tần giao 2 đồng cân
Quế chi 0,5 đồng cân Cam thảo 1 đồng cân
Đương quy 1 đồng cân Hạnh nhân 1 đồng cân
Gừng 3-51át Xích linh 1 đồng cân

Rượu nửa bát sắc với nước. Uống xa bữa ăn.

Vị thuốc Phòng phong
Vị thuốc Phòng phong

Thông tý: Ngũ tích tán (Cục phương) gia giảm:

Bạch chỉ 3 lạng Xuyên khung 3 lạng
Chích thảo 3 lạng Phục linh 3 lạng
Đương quy 3 lạng Quế chi 3 lạng
Xích thược 3 lạng Bán hạ 3 lạng
Trần bì 6 lạng Chỉ xác 6 lạng
Ma hoàng 6 lạng Thương truật 14 lạng
Can khương 4lạng Cát cánh 12 lạng
Hậu phác 4 lạng

Cách làm: Hậu phác, Quế tán thô để riêng. Các vị khác tán thô, sao nhỏ lửa đến hơi vàng, để nguội, cho bột Quế, Hậu phác vào rồi trộn đều. Mỗi lần dùng 3 đồng cân sắc với nửa bát nước, 3 lát gừng, uông lúc còn nóng.

Ý nghĩa: Ma hoàng, Bạch chỉ để phát hãn giải biểu, Can khương, Nhục quế để ôn tý trừ hàn, Thương truật, Hậu phác để táo thấp kiện tỳ, Trần bì, Bán hạ, Phục linh để lý khí hóa đờm. Đương quy, Xuyên khung, Xích thược để hoạt huyết chỉ đau. Cát cánh để điều hòa khí cơ. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Phương thuốc: Hoạt lạc đơn (Cục phương)

Xuyên ô                6 lạng              Thảo     ô           6 lạng

Địa long                6 lạng              Nam     tinh       6 lạng

Nhũ hương          2,2 lạng           Một dược      2,2 lạng

Làm hoàn mật nặng 9g/hoàn, ngày lần, mỗi lần 1 hoàn uống với rượu hoặc nước ấm.

Ý nghĩa: Xuyên thảo ô cay nhiều để khu phong trừ thấp thông lạc chỉ đau, Nam tinh để hóa đờm ở kinh lạc. Nhũ hương, Một dược để hành khí hoạt huyết chỉ đau. Địa long để thông kinh hoạt lạc.

Trước tý: Trừ thấp quyên tý thang. (Trích từ Lổại chứng trị tài – chứng tí)

Thương truật 2 đồng cân Bạch truật 1 đồng cân
Phục linh 1 đồng cân Khương hoạt 1 đồng cân
Trạch tả 1 đồng cân Trần bì 1 đồng cân
Cam thảo 0,5 đồng cân Nước gừng 3 thìa
Trúc lịch 3 thìa

Sắc uống.

Có thể thêm Tầm sa, Phòng kỷ, Ý dĩ.

Nếu bệnh lâu năm có thể dùng:

Phương thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang (Kim quỹ yếu lược).

Hoàng kỳ              3 lạng              Thược dược         3 lạng

Quế chi                  3 lạng              Sinh khương        6 lạng

Táo                        12 quả

tìăc uống. Có thể có tác dụng tốt với chứng cơ nhục tê dại cảm giác kém.

  • Nếu phong hàn thấp tý thêm huyết hư.

Phép điều trị: ích can thận, khu phong tán hàn trừ thấp, thông kinh hoạt lạc.

Phương thuốc: Độc hoạt ký sinh thang (Bị cấp thiên kim yếu phương)

Độc hoạt 2 lạng Ký sinh 2 lạng
Đỗ trọng 2 lạng Ngưu tất 2 lạng
Tế tân 2 lạng Tần giao 2 lạng
Phục linh 2 lạng Nhục quế 2 lạng
Phòng phong 2 lạng Xuyên khung 2 lạng
Nhân sâm 2 lạng Cam thảo 2 lạng
Đương quy 2 lạng Thược dược 2 lạng
Can địa hoàng 2 lạng.

Phương thuốc:

Độc hoạt phong thấp hoàn (Viện đông y)

Độc hoạt 12g Hy thiêm 12g
Thổ phục linh 12g Đương quy 12g
Xuyên khung 8g Hà thủ ô 12g
Thục địa 12g Cốt toái bổ 12g
Kê huyết đằng 12g Đảng sâm 12g
Quế chi 8g Can khương 4g
Đỗ trọng 12g Ngưu tất 8g
Cam thảo 4g Kim ngân 6g

Nếu phong hàn thấp kiêm khí huyết đều hư dùng phương trên thêm Hoàng kỳ hoặc Phương thuốc: Tam tý thang. (Phụ nhân lương phương)

Tục đoạn 5phân Đỗ trọng 5phân
Phòng phong 5phân Quế 5phân
Tế tân 5phân Nhân sâm 5phân
Bạch linh 5phân Đương quy 5phân
Bạch thược 5phân Hoàng kỳ 5phân
Ngưu tất 5phân Cam thảo 5phân
Tần giao 3phân Sinh địa 3phân
Xuyên khung 3phân Độc hoạt 3phân

Gừng sắc uống.

Ý nghĩa: Độc hoạt khu phong hàn thấp ở hạ tiêu và cân cốt, Tế tân trừ phong thấp ở cân cốt, Phòng phong, Tần giao để khu phong thắng thấp thư cân. Tục đoạn, Ký sinh, Đỗ trọng, Ngưu tất để khu phong thấp bổ can thận. Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược để dưỡng huyết, Sâm, Phục Linh để bổ khí kiện tỳ, Nhục quế để thông mạch, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Vị thuốc Độc hoạt
Vị thuốc Độc hoạt
  • Nếu khớp sưng dần, rêu lưỡi chuyển sang vàng cáu. Đó là tà đã hóa nhiệt. Cần phải chữa cả hàn và nhiệt

Phép điều trị: Giải biểu hàn thanh lý nhiệt, thông kinh lạc.

Phương thuốc: Quế chi Thược dược Tri mẫu (Kim quỹ yếu lược)

Quế chi                         8g              Thược dược              6g

Cam thảo 4g Ma hoàng 4g
Bạch truật 10g Tri mẫu 8g
Phòng phong 10g Phụ tử 8g
Sinh khương 10g

Ý nghĩa: Quế chi, Thược dược, Ma hoàng, Phòng phong, Phụ tử, Sinh khương để khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc. Tri mẫu để thanh nhiệt tư âm. Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Nhiệt tý hoặc phong thấp nhiệt tý:

Triệu chứng: Một hoặc nhiều khớp có sưng, nóng, đỏ, đau, sờ càng đau, vận động càng đau, gặp lạnh thì dễ chịu. Còn có các chứng nóng sốt, khát, bồn chồn không yên, rêu lưỡi vàng, mạch hoạt sác.

Phép điều trị: Thanh nhiệt giải độc, sơ phong thông lạc. Phương thuốc: (Hướng dẫn thuốc nam và châm cứu Bộ y tế)

Hy thiêm                   50g               Thổ phục linh 20g

Ngưu tất                    20g               Lá lốt             20g

Làm hoàn. Bột Hoài sơn làm áo, bột áo nhuộm bằng nước Chi tử. Lá lốt để tán hàn. Ngưu tất để dẫn thuốc hành huyết. Có thể thêm Cà gai leo 20g. Cây xấu hổ, Ngải cứu 12g.

Phương thuốc: Bạch hổ gia Quế chi thang (Kim quỹ yếu lược).

Tri mẫu 6 lạng (9g)                         Cam thảo 2 lạng (3g)

Thạch cao 16 lạng (30g)                 Ngạnh mễ 2 hộp (6g)

Quế chi 3 lạng (5-9g)

Ý nghĩa: Thạch cao để thanh nhiệt sinh tân. Tri mẫu để tư âm thanh nhiệt. Cam thảo, Ngạnh mễ để ích vị bảo vệ âm, Quế chi để thông kinh lạc sơ phong.

Thêm Ngân hoa, Uy linh tiên, Hoàng bá, Đơn bì, Tang chi để tăng tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc. Nếu nhiệt thịnh thêm Hoàng cầm, Chi tử, có táo bón thêm Đại hoàng.

Nếu tân dịch bị hao tổn thêm Sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn. Nếu vị âm kém thêm Thạch hộc, Thiên hoa phấn, Mạch môn, Tri mẫu. Nếu thấp nhiệt hạ trú, thêm Thương truật, Hoàng bá.

Thuốc chườm tại chỗ:

Lưu hoàng                60g                Bạch    chỉ              30g

Xuyên khung            30g                Nhũ    hương         10g

Mộc dược                 10g.

Tán mịn, cho vào túi vải dàn mỏng đều dày 0,3cm, sát gừng tươi vào chỗ đau, sau đó đặt thuốc chườm lên. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần dùng xong bảo quản kín. Có thể dùng được 2 tuần.

Bệnh chứng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận