Trang chủBệnh Cấp cứuXử trí Ngừng tuần hoàn

Xử trí Ngừng tuần hoàn

Vũ Văn Đính

Đại cương

  • Đặc điểm:
  • Ngừng tuần hoàn có nhiều nguyên nhân.
  • Cần can thiệp sớm để khỏi mất não, chỉ có 3 phút để hành động.
  • Ở người lớn tuổi đang làm việc bình thường đột nhiên ngừng tuần hoàn phải nghĩ ngay đến NMCT.
  • Chẩn đoán:
  • Chẩn đoán ngay khi thấy:

+ Mất ý thức đột ngột ở bệnh nhân đang tỉnh.

+ Bệnh nhân đột ngột ngừng thở.

+    Mất mạch bẹn hay mạch cảnh.

+    Các dấu hiệu khác.

+    Da nhợt nhạt do mất máu cấp.

+ Da tím ngắt nếu có suy hô hấp câp.

+ Máu ngừng chảy khi đang phẫu thuật động mạch hay chảy máu  kéo dài từ vùng mổ.

+  Đồng tử giãn to, cố định, mat phản xạ ánh sáng (muộn).

  • Tránh mất Ihời gian vào các động tác như: Đo huyết áp, nghe tim, ghi điện tim.

XỬ TRÍ

  1. Các biện pháp cấp cứu ban đầu (hồi sinh tim phổi cơ bản hay cấp cứu giai đoạn I) thường được áp dụng ngay khi phát hiện ngừng tim chủ yếu là áp dụng kì thuật hồi phục chức năng sống cơ bản hay (ABC technics).

Kiểm soát đường thở (Airway control = A)

  • Cho nạn nhân ngửa đầu ra phía sau.
  • Làm thủ thuật Heimlich nếu có dị vật đường thở.
  • Móc sạch đờm dãi và các chấl tiết họng miệng.
  • Hỗ trợ hô hấp (Breathing support= B)
  • Hô hấp nhân tạo miệng – miệng hay miệng – mũi: Thổi 3 – 5 cái sau đó bắt mạch bẹn hay mạch cảnh. Nếu còn mạch, tiếp tục thổi ngạt 12 lần/phút.
  • Nếu có điều kiện có Ihể hỗ trợ hô hấp bằng bóng Ambu hoặc đặt NKQ và bóp bóng qua NKQ.
  • Luôn ấn 2 ngón tay vào sụn nhẫn để tránh trào ngược dịch vị.
  • Hỗ trự tuần hoàn (Circulation support= C)
  • Cầm máu nếu bệnh nhân có vết thương mạch máu gây mất máu cấp.
  • Để nằm đầu thấp nếu có tụt huyết áp nặng.
  • Nếu không có mạch bẹn hay mạch quay phải bóp tim ngoài lồng ngực.

+ Bóp tim ở 1/3 dưới xương ức.

+ Nếu chỉ có 1 người cấp cứu: 15 lần bóp tim ngoài lồng ngực lại thổi ngạt 2 lần. Bóp tim với tần số 80 lần/phút.

+ Nếu có 2 người cấp cứu: 5 lần bóp tim/ 1 lần thổi ngạt. Bóp tim với lần sô 60 lần/phút.

+ Tiến hành đồng ihời hồi sinh tim và phổi tới khi tim bệnh nhân đập irở lại.

  1. Giai đoạn II

Hồi sinh tim phổi ở một cơ sở cấp cứu đưực trang bị phương tiện cần thiết và có kíp cấp cứu thành thạo.

Tiếp tục công việc của giai đoạn I nếu tim chưa đập lại.

  • Đặt một đường truyền tĩnh mạch chắc chắn và đủ lớn để đưa thuốc và dịch vào dòng tuần hoàn. Nếu có điều kiện có thể đặt catheter tĩnh mạch trung tâm
  • Bảo đảm tình trạng cung cấp oxy cho bệnh nhân
  • Bóp bóng Ambu với oxy 100%
  • Nhanh chóng đặt NKQ sau đó thông khí nhân tạo qua NKQ
    • Thuốc
  • Adrenalin: 0,5 – 1 mg tĩnh mạch, tiêm nhắc lại nhiều lần nếu cần.
  • Natri bicarbonat 1 mEq/kg tĩnh mạch, nếu cần tiêm lại liều bằng 1/2 đối với ưường hợp ngừng tim lâu.
  • Truyền máu khẩn cấp nếu có mất máu cấp.
    • Ghi ĐTĐ và xử lí theo loại ngừng tuần hoàn
  • Rung thất:

+ Chống rung thất bằng đánh sốc điện ngoài lồng ngực cường độ 200 – 300 watt/sec.

+ Xylocain 1-2 mg/kg tĩnh mạch sau đó duy trì 1 – 2mg/phút nếu cần.

+ Kali chlorua truyền tĩnh mạch khi nghi ngờ thiếu kali ở bệnh nhân ngộ độc digitalis, hôn mê tăng thẩm thấu, dùng lợi niệu mạnh.

  • Vô tâm thu:
  • Calci chlorua tĩnh mạch 0,5 – 1 g, đặc biệt là khi có tăng K máu.

+ Isuprel tĩnh mạch 2 – 4 mcg/phút nếu nghi mạch chậm gây ngừng tim (pha 5 ống vào 125 ml glucose 5%).

+ Đặt máy tạo nhịp ngoài kích thích qua catheter tạo nhịp buồng tim.

+ Xoắn đỉnh: Isuprel truyền tĩnh mạch, kali, magnesi truyền tĩnh mạch.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây