Xử trí Cảm nóng

Bệnh Cấp cứu

Những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi

Không được điều hoà khí hậu.

Gắng sức thể lực.

Uống không đủ nước.

Chứng béo phì (tỷ số cân nặng/bề mặt cơ thể: cao).

Sử dụng thuốc: thuốc chống tiết cholin, phenothiazin, thuốc kháng histamin, thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm nhân ba vòng, thuốc làm dịu, thuốc lợi niệu.

Bị bệnh làm giảm tiết mồ hôi: đái tháo đường, suy tim, bệnh thận và bệnh phổi mạn tính, tổn thương thần kinh.

Bị bệnh làm tăng sản xuất nhiệt lượng: tăng năng tuyến giáp, nhiễm khuẩn, u tế bào ưa crôm, bệnh động kinh.

Bệnh da liễu cản trở tiết mồ hôi.

Triệu chứng

Cảm nắng: da bị tiếp xúc với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra ban đỏ tiếp theo bởi đau, phù, bong vảy, và nốt phỏng trong trường hợp tiếp xúc lâu.

Cảm nóng: tiếp xúc lâu với nhiệt độ cao và ẩm, nhất là những người kém thích nghi hoặc người già đang được điều trị bằng thuốc lợi niệu, sẽ gây ra rối loạn ở những trung tâm điểu hoà thân nhiệt và làm suy thoái những cơ chế gây toả nhiệt (mất nhiệt). Từ đó xuất hiện những triệu chứng sau:

+ Tăng thân nhiệt tối trên 41°c.

+ Da khô, màu đỏ, nóng.

+ Nhịp tim nhanh, mạch nảy.

+ Nhức đầu, suy nhược cơ thể, co giật, đôi khi kích động tâm thần-vận động.

+ Ngất: do máu bị tích tụ lại ả trong những mạch máu của chi dưới giãn rộng vì nhiệt độ cao.

+ Mất dịch quá mức có thể dẫn tới máu bị cô đặc và sốc giảm thể tích máu.

Biến chứng (nhất là ở người già): xuất huyết não với suy giảm thần kinh, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, hoại tử ống thận cấp tính với suy thận, đông máu nội mạch rải rác.

Điều trị

Đưa nạn nhân tới một nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo ngoài, tuỳ tình hình có thể ngâm nạn nhân vào nước mát đồng thời xoa bóp. Cho nạn nhân ra khỏi nước mát khi thân nhiệt đã hạ xuống thấp quanh 38°C. Đo nhiệt độ ở trực tràng đều đặn. Trong trường hợp nạn nhân bị tăng thân nhiệt lại, thì lại trườm lạnh tiếp. Trong trường hợp hạ thân nhiệt thì ủ ấm.

Những biện pháp khác nữa: phục hồi nước bằng cách cho uống hoặc truyền dịch theo đường tĩnh mạch, điều chỉnh rối loạn chất điện giải. Điều trị rối loạn nhịp tim nếu xảy ra, điều trị suy tim hoặc suy thận.

Bệnh Cấp cứu
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận