Trang chủBệnh Cấp cứuNhiễm độc Chì và xử trí

Nhiễm độc Chì và xử trí

Tên khác: nhiễm độc chì mạn tính được gọi là chứng nhiễm chì.

Căn nguyên

Chì và các hơi của kim loại này, (PbO) monoxyd chì (litac, maxicot), sơn chống rỉ (minium), bioxyd hoặc oxyd tinh khiết, acetat chì (muối chì) hydro-carbonat (thuốc vẽ màu trắng), Sulfat (trắng Mulhouse) sulfua hoặc galen, chromat (vàng hoặc đỏ crôm), nitrat, oxychlorua (vàng Cassel), antimoniat (vàng Naples), trắng Venise (sulfat chì + thuốc vẽ màu trắng), đồ đất nung hoặc đồ gốm thủ công, cũng như tetra-ethyl chì cho thêm vào ét-xăng nhiên liệu như mệt chất chống nổ, tất cả đều có thể gây ra chứng nhiễm chì. Đường xâm nhập: tiêu hoá, hô hấp, qua da. Độc tính: các triệu chứng xuất hiện bắt đầu từ 0,5 mg/ngày. Liều tối đa có thể dung nạp là 1 mg/ ngày và nồng độ tối đa có thể dung nạp là 0,1 mg/1. Thời gian bán thải của chì trong hệ thống xương là 32 năm.

Triệu chứng

Ngô đôc chì cấp tính (rất hiếm): nuốt phải một lượng lớn mụối chì sẽ gây ra viêm dạ dày-ruột cấp tính và dữ dội, với chảy nước bọt, nôn, co cứng cơ thành bụng, táo bón, viêm ống thận cấp tính với vô niệu, hạ thân nhiệt và tình trạng sốc.

Ngộ độc chì bán cấp tính và man tính

  • Tiền triệu:suy nhược cơ thể, chán ăn, nhức đầu, táo bón dai dẳng, bất lực ở nam giới và sẩy thai ở nữ giới. Bệnh nhân lộ rõ tình trạng bệnh bởi màu da tái nhợt.
  • Triệu chứng tiêu hoá:viêm lợi, mủ chân răng, đường viền Burton ở lợi (đường màu xám-lục nhạt, nằm ở giới hạn giữa răng và lợi, nhất là ở các răng nanh), các tuyến nước bọt to ra và đau, dễ bị loét dạ dày-tá tràng.
  • Cơn đau bụng do nhiễm chì:đau bụng kịch phát, đau nhất là ở vùng quanh rốn, kéo dài trong vài giờ tới vài ngày, kèm theo táo bón khó chữa (tình trạng bán tắc ruột).
  • Máu:mới đầu, thấy chứng đa hồng cầu, rồi sau đó là thiếu máu vừa phải (10-12g hemoglobin), đôi khi thuộc typ tăng sắc (ưu sắc). Các tế bào hồng cầu có các chấm (hạt) ưa base chiếm từ 0,5 đến 10/ 1000. Trong máu ngoại vi có những hồng cầu có nhân, tăng hồng cầu lưới và chứng hồng cầu không đều. Tuỷ xương phong phú, tăng siderin-huyết.
  • Bệnh thận mạn tính tăng huyết áp:với protein-niệu, hồng cầu-niệu (đái máu) vi thể, trụ niệu, glucose-niệu, hay có bệnh gút (tăng acid uric-huyết)
  • Bệnh thần kinh ngoại vi:chủ yếu là vận động và không đau, theo kinh điển, bệnh thần kinh tác động tới những dây thần kinh ruỗi ngón tay (bệnh nhân “bện thừng”). Hiếm gặp những thể toàn thân.
  • Bệnh não do nhiễm chì:gặp chủ yếu ở trẻ em và có đặc điểm là nhức đầu, lú lẫn, chứng thất điều, các cơn co giật và xoay nhãn cầu, đôi khi chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi, mất lòi nói, điếc, mù nhất thời. Chọc dò tủy sống: thường hay thấy tăng áp lực dịch não tuỷ, tăng albumin, và tăng lympho bào trong dịch não tuỷ.
  • Những triệu chứng khác nữa:yếu cơ, đau khớp xương, ở trẻ em, chụp X quang thấy có những dải nằm ngang, mờ đục ở các đầu xương.

Xét nghiệm cận lâm sàng

  • Hàm lượng chì trong máu:định lượng chì phải dùng những ống nghiệm đặc biệt.
  • Đối tượng không phơi nhiễm: < 200 pl/1 (< 1 μmol/l).
  • Đối tượng bị phơi nhiễm: > 200 pl/1 (> 1 μmol/l).
  • Đối tượng bị ngộ độc: > 500 1/1 (>2,4 μmol/l).
  • Nồng độ chì trong nước tiểu:bài tiết chì ra nưdc tiểu cao hơn 250 μg/24 giờ (1,2 pmol/24 giờ), kết hợp với bài tiết coproporphyrin nước tiểu cao hơn 250 μg/24 giờ (380 nmol/24 giò) là dấu hiệu của ngộ độc chì. Chì bài tiết ra nước tiểu sau khi tiêm edetat calci dinatri (tiêm tĩnh mạch 1 g) bình thường < 250 μg /5 giờ (< 1,2 pmol/5 giờ). Trong trường hợp ngộ độc chì, thì sẽ thấy những giá trị nói trên cao hơn rõ rệt.
  • Protoporphyrin hồng cầu tự do:xét nghiệm này cho phép đánh giá hiệu quả độc của chì trên quá trình tổng hợp hem (thành phần gắn oxy trong hồng cầu).
  • Protoporphyrin-kẽm:chì ngăn cản sắt gắn với protoporphyrrin, nên cho phép protoporphyrin của hồng cầu cố gắn với kẽm và hình thành phức hợp protoporphyrin-kẽm là một dấu ấn sớm của tình trạng ngộ độc chì. Giá trị tham khảo: < 3 μg/g
  • Acid aminolevulinic trong nước tiểu: tăng.
  • Thiếu máu hồng cầu nhỏtrong trường hợp ngộ độc mạn tính.

Điều trị

  • Rửa dạ dày trong trường hợp ngộ độc cấp tính bằng dung dịch sulfat natri hoăc sulfat magnesi loãng.
  • Thuốc chống độc:trong trường hợp ngộ độc mạn tính nặng và nhất là có bệnh não do nhiễm chì, người ta khuyên nên phối hợp dimercaprol với edetat calci dinatri (xem những từ này) trong vòng 3-5 ngày . Sau đó tiếp tục bằng edetat calci dinatri riêng với liều cách quãng từ 4-5 ngày. Đôi khi sử dụng penicillamin xen giữa những liệu trình edetat calci dinatri để tránh tăng hàm lượng chì trong máu tăng lên sau khi điều trị bằng edetat calci Chỉ được sử dụng dimercaprol (BAL) khi chức năng thận còn thoả đáng. Điều trị phải tiếp tục cho tới khi nào hàm lượng chì trong máu và trong nước tiểu giảm xuống thấp hơn mức nguy hiểm. Chỉ định bổ sung những nguyên tố hiếm (sắt, kẽm, magnesi, đồng) trong trường hợp điều trị kéo dài.
  • Những biện pháp khác nữa:mannitol theo đường tĩnh mạch và/hoặc corticoid với liều thông dụng trong trường hợp phù não. Diazepam theo đường tĩnh mạch một cách thận trọng trong trường hợp co giật, rồi thêm phenytoin theo đường uống. Điều trị những cơn đau bụng do nhiễm chì bằng thuốc chống co thắt có atropin.
  • Trong trường hợp suy thận, thì làm thẩm phân máu.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây