Mộc hồ điệp

mộc hồ điệp
mộc hồ điệp

Mộc hồ điệp (木蝴蝶)

Tên và nguồn gốc

+ Tên thuốc: Mộc hồ điệp

(Xuất xứ: Cương mục thập di)

+ Tên khác: Thiên tằng chỉ (千层纸),

Thiên trương chỉ (千张纸),

Đâu linh (兜铃), Tam bách lượng ngân dược

(三百两银药), Ngọc hồ điệp(玉蝴蝶),

Vân cố chỉ (云故纸), Cố bố tử (破布子),

Bạch cố tử (白故子), Hải thuyền quả tâm (海船果心),

Bạch ngọc chỉ (白玉纸), Bạch can tằng (白干层),

Chỉ nhục (纸肉), Cố chỉ (故纸),

Dương cố chỉ (洋故纸),

Áp thuyền tằng chỉ (鸭船层纸),

Hài thuyền bì (海船皮),

Thiên chỉ nhục (千纸肉).

+ Tên Trung văn: 木蝴蝶 MUHUDIE

+ Tên Anh văn: Indian Trumetflower Seed, Seed of Indian Trumetflower

+ Tên La tinh: Oraxylum indicum (L.) Kurz [Bignon-ia indica L.]

+ Nguồn gốc: Là hạt đã chín khô ráo của Mộc hồ điệp thực vật họ Tử Uy.

Phân bố

Sinh trưởng ở sườn núi, bờ khe, khe núi và bụi rậm.

Phân bố ờ các tỉnh Trung Quốc như Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu, Tứ Xuyên, Quảng Đông v.v…

Thu hái

Mùa thu, đông thu hái quả đã chín, phơi khô đến khi quả nứt, lấy hạt ra, phơi khô.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Đắng, lạnh.

– Lĩnh nam thái dược lục: Vị chua, đắng.

– Dược tài tư liệu hối biên: Vị đắng, hàn.

– Quảng Tây Trung dược chí: Vị ngọt nhạt, tính mát, không độc.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Can.

– Điền Nam bản thảo: Vào kinh Phế, Tỳ, Vị.

– Lĩnh nam thái dược lục: Vào kinh Can.

Công dụng và chủ trị

Nhuận phế, thư Can, hòa vị sinh cơ. Chủ lao khái, hầu tý, khàn tiếng, Can vị khí thống, lỡ miệng không thu. Trị ho khan không ngừng thường phối với Hạ khô thảo.

– Vân Nam thông chí: Đốt thành tro, có thể trị Tâm khí thống

– Điền Nam bản thảo: Định suyễn, tiêu đàm, trừ độc huyết cổ, khí cổ. Lại có thể bổ hư, khoan trung, tiến thực.

– Cương mục thập di: Trị Tâm khí thống, Can khí thống, Hạ bộ thấp nhiệt. Còn Hang Phu Tử rằng, phàm ung nhọt độc không thu miệng, dùng nó dán vậy.

– Lĩnh nam thái dược lục: Tiêu đàm hỏa, trừ nhiệt mắt.

– Hiện đại thực dụng Trung dược: Ngừng ho, trị ho gà và viêm khí quản.

– Dược tài tư liệu hối biên: Trị yết hầu mất tiếng.

– Bộ đội Quảng Châu (Sồ tay Trung thảo dược thường dùng): Thanh Phế nhiệt, lợi yết hầu. Trị viêm khí quản cấp mạn tính, ho lao phổi, yết hầu sưng đau, viêm amidan.

Ứng dụng

  1. Hầu tý khàn tiếng, Phế nhiệt khái thầu: Bổn phẩm đắng, ngọt, hàn lương, có công hiệu thanh Phế nhiệt, lợi yết hầu, là thuốc thường dùng trị yết hầu sưng đau. Phần nhiều phối ngũ với Huyền sâm, Mạch đông, Băng phiến v.v…, điều trị tà nhiệt tổn thương âm, yết hầu sưng đau, khàn tiếng. Bổn phẩm còn công hiệu thanh Phế hóa đàm cầm ho, thường phối ngũ với Cát cánh, Tang bạch bì, Khoản Đông Hoa v.v…, dùng trị Phế nhiệt khái thấu, hoặc trẻ em ho gà, như Chỉ khái đường tương (Xi-rô ho) (Hiện đại thực dụng Trung Dược).
  2. Can vị khí thống. Bổn phẩm ngọt hoãn đắng tiết, vào kinh Can, Vị, có thể sơ Can hòa Vị, giảm đau. (Bản thảo cương mục thập di) đơn dụng bổn phẩm nghiền bột, điều rượu uống, điều trị Can khí uất trệ, Can vị khí thống, quản phúc sườn trướng đau v.v…

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 1,5 ~ 3g

 Nghiên cứu hiện đại

  1. Tác dụng dược lý: Bồn phẩm có tác dụng phòng ngừa và điều trị đục thủy tinh thể tính galactose đối với chuột lớn, tác dụng ngăn ngừa và hiệu chỉnh rối loạn trao đổi chất trong quá trình hình thành đục thủy tinh thể (Trung dược học).
  2. Thành phần hóa học:

Hạt hàm chứa dầu mỡ 20% , trong đó oleic acid chiếm 80.4%[1].Còn hàm chứa benzoic acid, chrysin, oroxin, baicalein, tetuin)[3], 5-hydroxy-6,7-dimethoxyflavone, oroxylin A,5,6-dihydroxy-7-methoxyflavone, hispidulin, apigenin, scutel-larein, chrysin-7-O-β-D-glucopyra-noside, chrysin-7-O-β-gen-tiobioside, baicalin, scutellarin [4],oroxindin, wogonin-7-O-β-D-glucuronde)[5] (Trung Hoa bản thảo)

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị viêm khí quản cấp tính, ho gà v.v…: Mộc hồ điệp 1 chỉ, An nam tử 3 chỉ, Kết cánh 1,5 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, Tang bạch bì 3 chỉ, Khoản đông hoa 3 chỉ. Sắc nước uống, thêm đường phèn 3 lượng, hòa tan vào trong dịch thuốc, chế thành xi-rô, 1 ngày nhiều lần, uống liên tục vậy

(Hiện đại thực dụng Trung dược – Xi rô ho)

+ Phương thuốc 2: Trị Can khí thống: Mộc hồ điệp 2, 3 chục tấm, sấy khô trên xoong đồng nghiền bột, rượu tốt điều uống.

(Cương mục thập di)

+ Phương thuốc 3:

Dùng Mộc hồ điệp, Bồ hoàng, Ngũ linh chi, Ô tặc cốt sắc nước uống, điều trị 37 ca loét hành tá tràng, tổng hiệu suất đạt 97% .

(Nghiên cứu Trung y dược. 1993,3:28)

+ Phương thuốc 4:

Dùng Mộc hồ điệp, Hắc mộc nhĩ làm chủ dược điều trị các loại bệnh tinh thần, thần kinh hiệu quả điều trị vừa ý.

(Tạp chí Trung dược Trung y Vân Nam 1997,4:14)

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây