Bạch quả

Tên khoa học

Ginkgo biloba L. Họ khoa học: Thuộc họ Bạch quả Ginkgoaceae.

Bạch quả ( 白果 )

Tên và nguồn gốc

Tên thuốc: Bạch quả (Xuất xứ: Nhật dụng bản thảo)

– Tên khác: Linh nhãn (灵眼), Phật chỉ giáp (佛指甲), Phật chỉ cam (佛指柑), Ngân Hạnh.

– Tên Trung văn: 白果 BAIGUO

– Tên Anh văn: SEMEN GINKGO

– Tên La tinh: Ginkgo biloba L.

– Nguồn gốc: Là hạt đã chín khô ráo của Ngân hạnh Ginkgo biloba L. thực vật Họ Ngân hạnh (Ginkgoaceae).

Phân bố

Các nơi Trung Quốc có nuôi trồng. Chủ yếu sản xuất ở Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Bắc.

Thu hái

Tháng 9 ~10 thu hái quả đã chín, để đống trên mặt đất, hoặc ngâm vào trong nước, làm cho chất thịt vỏ ngoài hạt thối nát (cũng có thể giã bỏ vỏ ngoài hạt), rửa sạch, phơi khô.

Bào chế

Bạch quả nhân: Nhặt sạch tạp chất, bỏ đi tạp chất.

Thục bạch quả: Lấy Bạch quả đã lựa sạch, chưng chín, sao chín hoặc nướng chín, bỏ vỏ.

Phân biệt tính chất, đặc điểm

Bạch quả
Bạch quả

Bạch quả có hình bầu dục, bề ngoài là lớp vỏ giữa, chất như xương, mầu trắng vàng hoặc nâu vàng nhạt, trơn bóng, hai bên gồ lên, hai bên mép, mỗi bên có 1 đường gờ, ở đầu mút có một điểm tròn nổi cục lên chính giữa đó là 1 lỗ mắt ngọc, phần gốc nhọn dần. Mùi thơm mát. Loại nào hạt to, vỏ màu trắng vàng, nhân hạt mẩy, mặt cắt có màu vàng nhạt, đó là loại tốt.

Bảo quản

Để nơi khó ráo, dâm mát, đề phòng sâu mọt.

Tính vị

– Trung dược đại từ điển: Ngọt, đắng, chát, bình, có độc.

– Trung dược học: Ngọt, đắng, chát, bình.

– Ẩm thiện chính yếu: Vị ngọt đắng, không độc.

– Điền Nam bản thảo: Vị ngọt, bình, tính hàn.

– Cương mục: Ngọt đắng, bình, chát. Ăn chín đắng nhỏ hơi ngọt, tính ấm, có độc nhỏ.

Qui kinh

– Trung dược đại từ điển: Vào kinh Phế, Thận

– Trung dược học: Có độc, vào kinh Phế.

– Cương mục: Vào kinh Phế..

– Bản thảo hối ngôn: Vào kinh Thủ thái âm, thái dương.

– Bản thảo tái tân: Vào 3 kinh Tâm, Phế, Thận.

Công dụng và chủ trị

Liễm Phế khí, định suyễn ho, cầm đái trọc, súc tiểu tiện. Trị hen suyễn, đàm thấu, bạch đới, bạch trọc, di tinh, bệnh lâm, tiểu tiện nhiều lần liên tiếp.

– Tam nguyên duyên thọ thư: Ăn sống giải rượu.

– Điền Nam bản thảo: Nhọt to không ra đầu, thịt Bạch quả cùng nếp chưng hợp với mật hoàn; với Hạch đào giả nát làm cao uống, trị ăn nghẹn phản vị.(nôn ọe), bạch trọc, lãnh lâm; giã nát đắp huyệt Thái dương, ngừng đau mắt đầu phong, còn đắp vô danh thũng độc.

– Phẩm hối tinh yếu: Nướng ăn chín, cầm tiểu tiện nhiều lần.

– Y học nhập môn: Thanh trọc khí Phế Vị, hóa đàm định suyễn, cầm ho.

– Cương mục: Ăn chín ôn Phế ích khí, định suyễn ho, súc tiểu tiện, cầm bạch trọc; ăn sống giáng đàm, tiêu độc sát trùng;

– Bản thảo tái tân: Bổ khí dưỡng tâm, ích Thận tư âm, cầm ho trừ đàm, sinh cơ thịt, trừ mủ hút độc, tiêu ung nhọt ghẻ lở.

– Bản thảo tiện độc: Trên liễm Phế kim trừ ho nghịch, dưới hành thấp trọc hóa đàm dãi.

– Hiện đại thực dụng Trung dược: Hạch nhân trị suyễn thở, choáng đầu, ù tai, lâm trọc mạn tính và đái hạ ở phụ nữ. Thịt Bạch quả giã nát làm thuốc vải dán, có tác dụng tạo bọt (?); ngâm dầu cải 1 năm trở lên, dùng trị lao phổi.

– Trung dược Sơn Đông: Trị di tinh, di niệu.

Cách dùng và liều dùng

Sắc uống, 5 ~ 10g, giã vụn.

Kiêng kỵ

– Trung dược đại từ điển: Người có thực tà cấm dùng.

– Trung dược học: Bổn phẩm có độc, không được dùng nhiều, trẻ nhỏ càng nên chú ý. Ăn quá Bạch quả có thể trúng độc, xuất hiện bụng đau, thổ tả, phát sốt, tím xanh và hôn mê, co rút, nghiêm trọng có thể tê liệt hô hấp mà chết.

– Nhật dụng bản thảo: Ăn nhiều nghẽn khí phong động. Trẻ con ăn nhiều hôn hoắc, phát kinh gây cam. Ăn chung với cá chình mắc chứng nhuyễn phong.

– Cương mục: Ăn nhiều khiến người bụng trước trướng.

* Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Vị thuốc này có độc tố, chú ý dùng đúng liều, người nào bị ho đờm đặc bất lợi không nên dùng.

Nghiên cứu hiện đại

  1. Thành phần hóa học:

Hạt hàm chứa thành phần có độc, là 4-O-methylpyridoxine, gọi là ginkgotoxin. Còn hàm chứa 6-(pentadec-8-enyl)-2,4-dihy-droxybenzoic acid, 6-tridecy-2,4-dihydroxybenzoic acid, anacaridc acid và kali, lân, magiê, canxi, kẽm, đồng v.v…Nhân hàm chứa protein, chất béo, carbohydrate, đường v.v… (Trung Hoa bản thảo).

  1. Tác dụng dược lý:

Có thể ức chế sinh trưởng trực khuẩn lao, bên ngoài cơ thể có tác dụng ức chế không đồng trình độ đối với nhiều loại vi khuẩn và chân khuẩn ngoài da. Chất chiết cồn ethanol có tác dụng tiêu đàm nhất định, có tác dụng làm giãn ra hơi yếu đối với cơ trơn phế quản. Diphenol Bạch quả có tác dụng giáng áp ngắn tạm, và gây nên mạch máu tăng gia tính thẩm thấu. Thành phần tan trong nước vỏ ngoài của hạt Ngân hạnh có thể thanh trừ superoxide radical cơ thể, có tác dụng chống suy lão, còn có tác dụng ức chế miễn dịch và chống quá mẫn (dị ứng) (Trung dược học).

  1. Phản ứng không tốt:

Thành phần độc tính Ngân hạnh là ginkgotoxin và chất trung tính Bạch quả (Ginkgolic acid, Ginnol, và Bilobol v.v…). Ginkgotoxin có tác dụng tan máu, liều uống quá lớn dễ trúng độc, thứ sống độc tính càng lớn, mà mầm màu xanh độc nhất. Thành phần độc tính của Bạch quả có thể tan trong nước, tăng nhiệt có thể bị phá hỏng, cho nên bổn phẩm dùng chín độc tính nhỏ, nếu làm thức ăn, nên bỏ vỏ, phôi mầm, ngâm nửa ngày trở lên, sau khi nấu chín hẳn thì có thể dùng. Triệu chứng trúng độc thường là lợm lòng nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, phát sốt, phiền táo không an, co giật, tinh thần mệt mỏi, hô hấp khó khăn, xanh tím, hôn mê, đồng tử phản ứng chậm chạp hoặc mất đối với ánh sáng; nặng có thể do tê liệt trung khu hô hấp mà tử vong. Phương pháp giải cứu: Sau khi uống trong 2 ~3 giờ nên rửa dạ dày, tẩy nhẹ, lợi tiểu, uống tròng trắng trứng gà hoặc than hoạt tính, để giảm nhẹ hấp thu tiếp tục độc tính; người hô hấp khó khăn và xanh tím, cấp cho oxy, và thuốc hưng phấn hô hấp; người co giật co rút, cấp cho thuốc trấn tĩnh, chống co giật Diazepam, Phenobarbital v.v…, tiêm tĩnh mạch Hypertonic glucose, và xử lý đối chứng khác. Trung dược có thể dùng Cam thảo 30g, sắc nước uống, hoặc dùng vỏ Bạch quả 30 ~ 60g, sắc nước uống, hoặc dùng Mộc hương lượng thích hợp dùng nước sôi mài nước, thêm chút Xạ hương uống vậy (Trung dược học).

Theo các nghiên cứu thời nay, có tác dụng làm giãn cơ khoát ước trong bàng quang và tác dụng kháng khuẩn.

Phụ dược

Ngân hạnh diệp (银杏叶)

Là lá của cây Ngân hạnh, thành phần chủ yếu là ginkgo flavone. Tính vị đắng, chát, bình. Công năng liễm Phế bình suyễn, hoạt huyết chỉ thống. Dùng trị Phế hư ho suyễn, và mỡ máu cao, cao huyết áp, đau thắt ngực bệnh tim mạch vành, co giật mạch máu não v.v…Sắc uống 5 ~ 10g.

Bài thuốc cổ kim tham khảo

+ Phương thuốc 1:

Trị cù suyễn (鼩喘):

Bạch quả 21 hạt (bỏ vỏ giã nát, sao vàng), Ma hoàng 3 chỉ, Tô tử 2 chỉ, Cam thảo 1 chỉ, Khoản đông hoa 3 chỉ, Hạnh nhân 1,5 chỉ (bỏ vỏ đầu nhọn), Tang bì 3 chỉ (chích mật), Hoàng cầm 1,5 chỉ (sao qua), Chế bán hạ 3 chỉ (nếu không, dùng Cam thảo thang ngâm 7 lần, bỏ núm dùng). Thuốc trên dùng nước 3 chén, sắc còn 2 chén, chia 2 lần uống, mỗi lần 1 chén, bất cứ lúc nào.

(Nhiếp sinh chúng diệu phương – Định suyễn thang)

+ Phương thuốc 2:

Trị mộng di: Ngân hạnh 3 hạt. Nấu rượu ăn, ăn lền 4 ~ 5 ngày.

(Hồ Nam dược vật chí)

+ Phương thuốc 3:

Trị Xích bạch đái hạ, hạ nguyên hư bại: Bạch qủa, Liên nhục, Giang mễ đều 5 chỉ. Nghiền nhỏ, dùng Ô cốt kê (gà ác) 1 con, bỏ ruột dồn thuốc vào nấu nhừ, ăn lúc bụng đói.

(Tần Hồ tập giản phương)

+ Phương thuốc 4:

Trị trẻ con tiêu chảy: Bạch quả 2 hạt, trứng gà 1 quả. Lấy Bạch quả bỏ vỏ nghiền nhỏ, trứng gà đập vỡ 1 lỗ , cho vào bột Bạch quả vào, nấu chín ăn.

(Nội Mông Cổ – Trung thảo dược tân y liệu pháp tuyển biên)

+ Phương thuốc 5:

Trị các chứng trường phong tạng độc: Sinh ngân hạnh 49 quả. Bỏ màng vỏ, nghiền nát, cho vào bột Bách dược tiễn, hoàn lớn như viên đạn. Mỗi lần uống 3 hoàn, nhai nhỏ uống với nước cơm lúc bụng đói.

(Chứng trị yếu quyết)

+ Phương thuốc 6:

Trị sâu lộ ra ở răng: Sinh ngân hạnh, sau mỗi bửa ăn nhai 1 cái, tốt.

(Vĩnh loại kiềm phương)

+ Phương thuốc 7:

Trị đầu mặt ghẻ lở: Sanh bạch quả cắt đứt, xoa xát nhiều lần lấy hiệu quả.

(Bí truyền kinh nghiệm phương)

+ Phương thuốc 8:

Trị hạ bộ cam nhọt: Sanh bạch quả, chày, bôi vậy.

(Tế cấp tiên phương)

+ Phương thuốc 9:

Bạch quả nhân, người có lợm lòng nôn mửa gia Can khương, nghiền nhỏ uống, trị Hội Chứng Ménière, thông thường 4 ~ 8 lần có thể khỏi.

( Tạp chí Trung y 1986,1:63)

+ Phương thuốc 10:

Bạch quả sống kèm vỏ, lửa nhỏ sắc uống. Điều trị 10 ca đau đầu thần kinh, phần lớn 1 thang thấy hiệu quả.

(Tạp chí Trung y 1982,4:72)

+ Phương thuốc 11:

Bạch quả nhân, cắt mặt bằng, xát nhiều lần chổ bệnh, điều trị 116 ca chứng Tửu thích, đều thu hiệu quả, thông thường dùng thuốc 7 ~ 14 lần bệnh khỏi.

(Tân Trung y, 1982, 4: 71)

Các bài thuốc thường dùng

Sao ngân hạnh (ngân hạnh sao)

Ngân hạnh giã vỡ ra, bỏ vỏ, lấy nhân rang chín, trẻ em 5 – 10 tuổi mỗi lần ăn 5 – 7 nhân, người trưởng thành mỗi lần ăn 5 – 10 nhân, ngày ăn 2 lần. Khi ăn nhai kỹ nuốt chậm.

Chữa đái dầm.

Ngân hạnh đản (ngân hạnh trứng gà)

Nhân hạt ngân hạnh: 4 nhân (bỏ vỏ, nghiền bột)

Trứng gà: 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở 1 đầu, nhồi bột thuốc vào trong, dùng giấy dán kín lỗ thủng lại, hấp chín ăn.

Chữa trẻ em đầy bụng đi ngoài.

Đường thuỷ ngân hạnh (ngân hạnh pha đường)

Ngân hạnh 10g (bỏ vỏ), cho nước vào nấu chín, pha đường cát hoặc mật ong, ăn hết.

Chữa ho suyễn, ho lao phổi.

Ngân hạnh hồng táo thang (thang ngân hạnh táo tầu)

Nhân ngân hạnh 3 – 6g, rang chín nghiền bột. Táo tầu sắc làm thang để uống. Chữa bệnh mắt hoa đầu váng.

Bạch quả liên tử kê (ngân hạnh hạt sen hầm gà)

Nhân ngân hạnh 15g – Hạt sen bỏ tâm 15g

Gạo nếp 15g

Nghiền chung thành, bột mịn.

Gà đen 1 con, thịt bỏ lòng ruột, nhồi bột thuốc vào, hầm cho chín nhừ, cho gia vị vào ăn ngay lúc đói.

Chữa phụ nữ suy nhược, ra khí hư đỏ hoặc trắng.

Bạch quả chúc (cháo ngân hạnh)

Ngân hạnh 10g – Gạo lức 100g

Ngân hạnh sắc bỏ bã lấy nước, cho gạo vào nấu cháo. Ăn ngày 2 lần

Dùng cho người ho lâu khi suyễn, bạch đới, di tinh, đái nhiều lần.

Bạch quá ý mễ chúc (cháo ngân hạnh, hạt ý dĩ)

Ngân hạnh 8 – 10 nhân

Hạt ý dĩ 70g

Đường phèn vừa phải

Hạt ý dĩ rửa sạch, bỏ vào nấu cháo vùng với ngân hạnh, pha đường phèn cho vừa mà ăn.

Dùng để chữa mụn hột cơm.

Bạch quả đông qua ẩm (ngân hạnh hầm hạt bí)

Ngân hạnh 10 nhân – Bột hồ tiêu 1,5g

Hạt bí đao 30g – Đường trắng một ít

Hạt sen 15g

Ngân hạnh bỏ vỏ, hạt bí đao rửa sạch, hạt sen ngâm nước nóng, sau đó bỏ vỏ, bỏ tâm. 3 vị này bỏ cả vào nồi, cho nước lã vừa phải đun to lửa cho sôi, sau đó chuyển sang đun nhỏ lửa hầm 30 phút, bỏ bã, cho bột hồ tiêu, đường trắng vào đánh đều, trong nray chia 3 lẩn uống hết.

Dùng cho người trong nước tiểu có kén đục (bệnh lậu), đái nhiều, đái gấp, đái són dai dẳng không dứt

Bạch quả phúc bồn tử bao trư tiểu đỗ (Ngân hạnh, phúc bồn tử, hầm bóng lợn)

Ngân hạnh 5 qua – Phúc bồn tử 10g

Bong bóng lợn 100 – 150g

Ngân hạnh sao chín bỏ vỏ, bong bóng lợn rửa sạch, sắt miếng nhỏ. Cả 3 VỊ cho nước vừa phải nấu thang. Uống thang ăn thịt.

Chữa cho trẻ em bệnh đái đêm nhiều và đái dầm…

Bạch quả trư bài thang (thang ngân hạnh, xương vè lợn)

Xương sườn lợn 500g – Ngân hạnh 15g

Xương sườn rửa sạch, cho hoàng tửu, gừng thái miếng và nước vừa phải, đun nhỏ lửa 1 giờ rưỡi. Ngân hạnh bỏ vỏ ngoài và vỏ lụa đỏ, thả vào nồi thang, pha muối cho vừa, đun thêm 15 phút nữa, cho mì chính, hành băm vụn vào làm gia vị, đem ra ăn.

Dùng cho người bị ho nhiều đờm, bị suyễn.

Bạch quả bách hợp chúc (Cháo ngân hạnh, bách hợp).

Bách hợp 20g – Mạch môn đông 10g

Ngân hạnh 4 quả – Gạo nếp 100g

Bách hợp, mạch môn đông cho vào sắc lấy nước, gạo nếp vo đãi sạch, cùng với nhân ngân hạnh, cho nước thuốc và đổ thêm nước vào cho vừa để nấu cháo. Khi cháo gần được thì cho đường trắng vừa phải cho ngọt giọng. Chia 2 lần ăn sớm, tối.

Dùng cho người trong tâm phiền não, lưng và xương sống đau mỏi, đầu váng tai ù.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây