Cây rau ngót hay còn gọi là cây bù ngót hay bồ ngót. Đây là loại cây có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt có lợi cho sức khỏe của con người. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống hai năm trở lên.
Rau ngót thuộc dạng cây bụi, có thể cao đến 2 m, phần thân khi già cứng chuyển màu nâu. Lá cây rau ngót hình bầu dục, mọc so le; sắc lá màu lục thẫm. Khi hái ăn, thường chọn lá non. Vị rau tương tự như măng tây. Trái ngót giống trái cà pháo nhưng kích thước nhỏ hơn.
Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu chất vôi, nhiều sinh tố C và sinh tố K. So với các loại rau quả khác, lượng vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với cam, ổi…..thành phần quan trọng trong quá trình sản xuất collagen (protein hình sợi để hình thành mô liên kết trong xương), vận chuyển chất béo, vận chuyển điện tử từ một số phản ứng enzym, nướu răng siêu khỏe mạnh, điều chỉnh nồng độ cholesterol, và miễn dịch.
Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.
Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc, ngày dùng 20-40g lá tươi, sắc uống. Rễ còn có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20-40g rễ tươi rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày. Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau đẻ). Lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống.
Ngoài ra, rau ngót còn chữa trẻ bị tưa lưỡi bằng cách giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hòa với mật ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại được bình thường.
Chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
Tác hại của rau ngót
Mặc dù rau ngót là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, mang lại nhiều tác dụng trong việc chữa trị bệnh, nhưng bên cạnh đó rau ngót cũng mang đến nhiều nguy hiểm nếu không biết cách sử dụng. Dưới đây là 3 tác hại không ngờ nếu người dùng không biết cách sử dụng:
1/ Rau ngót có thể gây sảy thai: Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai.Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
2/ Rau ngót gây mất ngủ: Rau ngót được nghiên cứu có tác dụng phụ như gây khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Theo nghiên cứu, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác động của rau ngót. Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ.
3/ Cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho: Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm với rau ngót.