Thường Sơn

Tên khoa học:

Dichroa febrifuga Lour. Họ khoa học: Thuộc họ thường sơn Saxifeafaceae.

Tên thường gọi: Thường sơn, hoàng thường sơn, thục tất, áp niệu thảo, kê niệu thảo (Những cây thuốc, vị thuốc Việt Nam), Hỗ thảo (bản kinh) Hằng sơn, thất diệp (Ngô phổ bản thảo) kê cốt thường sơn (Đào Hoằng Cảnh) Phiên vỵ mộc (hầu ninh cấp dược phổ)

Tên tiếng Trung: 常山

Mô tả cây:

Vị thuốc Thường sơn trong điều trị sốt rét
Vị thuốc Thường sơn trong điều trị sốt rét

Thường sơn là một loại cây nhỡ cao 1 – 2m, thân rỗng, dễ gãy, vỏ ngoài nhẵn màu tím. Lá mọc đối, hình mác hai đầu nhọn, dài 13 – 20cm, rộng 35 – 90mm, mép có răng cưa mặt trên xanh, mặt dưới tím đỏ, gân tím đỏ, không có lông hoặc hơi có lông. Hoa nhỏ màu xanh lam hay hồng, mọc thành chùm nhiều hoa mọc ở kẽ lá hay đầu cành. Quả mọng, khi chín màu xanh lam, đường kính 5mm, một ngăn, hạt nhiều nhỏ hình lê, có mạng ở mặt dài không đầy 1mm.

Phân bố thu hái và chế biến:

Cây thường sơn mọc hoang rất nhiều ở các tỉnh miền rừng núi nước ta, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Sapa-Lào Cai có mọc.

Tại Trung Quốc cũng có mọc hoang và được trồng để lấy rễ và lá dùng làm thuốc và xuất khẩu.

Mùa thu vào các tháng 8 -10, người ta đào rễ về, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, phơi hay sấy khô.

Nếu dùng lá hái quanh năm nhưng tốt nhất lúc cây sắp và đang ra hoa. Hái về rửa sạch, phơi khô. Có thể dùng tươi.

Liều dùng:

Trung bình 6 -12g dưới dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Khí vị:

Vị đắng cay, tính hàn, không độc.

Chủ dụng:

Chặn cơn ôn ngược, mửa ra đờm dãi, trục được thủy trướng mà tiêu được chứng cổ truyền thi, lại chữa cả sốt rét thành báng, tích tụ trong bụng, tả khí kết, anh lựu tràng nhạc.

Cấm kỵ:

Sốt rét không phải vì khí lam chướng, có lão đờm tích ẩm thì chớ dùng bừa, cũng như người già hư yếu thì cấm dùng.

Cách chế:

Thứ nhỏ, chắc vàng như xương gà là tốt, dùng sống để làm cho mửa. Nếu tẩm Rượu, hoặc Dấm đồ chín, hoặc sao, thì có thể hòa tan được đầy tức mà không nôn.

Nhận xét:

Thường sơn dùng để chặn cơn ngược rất hay, vì chứng sốt rét thể nào cũng có đờm vàng tụ trong lồng ngực cho nên nói không có đờm thì không sốt rét; vã lại mạch huyền chủ về đờm ẩm mà mạch của chứng sốt rét tất phải huyền.

Thường sơn chữa lão đờm tích ẩm rất tốt, cho nên là thuốc rất tốt để chữa sốt rét, cùng dùng với Sâm, Truật thi hạn chế được tính mãnh liệt của nó.

THỤC TẤT Là mầm của Thường sơn, có tác dụng tán hỏa tà ngang trái, phá trưng hà ung nhọt cứng rắn, bĩ kết tụ, cổ độc truyền thi, chữa cả chứng sốt rét lâu năm.

Ho khí đưa lên không nên uống nhiều, đề phòng gây mửa.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Trung y nội khoa học”

Bài Thanh trường thang

Sài hồ 12g, Thanh cao 12g, Thường sơn 6g, Chỉ thực 8g,

Trần bì 8g, Hoàng cầm 10g, Bạch linh 10g, Hoàng liên 4g, Tri mẫu 6g, Bán hạ 6g, Trúc nhự 6g, ích nguyên tán 12g.

Sắc, chia uống 3 lần trong ngày

Chữa chứng ôn ngược, trướng ngược, sốt cao hơi rét, hoặc sốt cao không rét, mặt đỏ, khát nước, ngực khó chịu, nôn mửa, đau các khớp, tiếu tiện nóng đỏ, đại tiện bí kết, hoặc ỉa chảy, thậm chí hôn mê nói sảng.

“Hành giản trân nhu”-Hải thượng Lãn Ông.

Chữa sốt rét

  • Bài 1: Thường scm lđ, Tiểu mạch 2đ, sắc nước uống.
  • Bài 2: Thường son, Hoàng liên, hai vị lượng bằng nhau, ngâm Rượu uống.
  • Bài 3: Thường son, Nam sâm, Binh lang, Thảo quả, Cam thảo, sắc với Nước và Rượu, uống chặn phát con nóng rét.
  • Bài 4: Thường son, Trạch lan, Chỉ thiên, Hoắc hương, Trần bì, làm hoàn uổng dần.

“Tuệ Tĩnh toàn tập”

Chữa sốt rét, dùng: Thường son, hạt Cau rùng, Giây lăng rừng, Trần bì, thanh bì, sắc nước uống.

“Tâm đắc thần phương”-Hải Thượng Lãn Ông

Bài Tam ngược thần phương

Bạch truật 3đ

Nhân sâm 8 phân

Bạch linh 8 phân

Bán hạ 8 phân

Trần bì 6 phân

Sài hồ 6 phân

Thảo quả 6 phân

Trạch tả 4 phân

Thanh bì 4 phân

Cam thảo 3 phân

Thường sơn 6 phân (sao Rượu), Đại táo 1 quả

Sắc uống để chặn con sốt. Trị sốt rét lâu năm, rất hay.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây