Trang chủVị thuốc Đông yTang thầm (Quả Dâu) - Cách dùng, tác dụng chữa bệnh

Tang thầm (Quả Dâu) – Cách dùng, tác dụng chữa bệnh

Tên khoa học:

Morus alba L. Họ khoa học: Moraceae

Tên khác: Tang quả, tang tảo, tang thầm tử.

Tên tiếng trung: 桑椹 Tên dược: Frutus Mori.

Nguồn gốc:

Đây là quả dâu chín của cây thuộc loài thực vật họ dâu. Các nơi trên toàn Trung Quốc đều sản xuất.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Đây là loài quả tụ hoa, mỗi quả là một chùm tập hợp những quả nhỏ li ti, có hình tròn, dài, có màu vàng be, màu be đỏ đến màu tím sẫm; quả có cuống ngắn, quả nhỏ li ti hình trứng, hình bẹt, bên ngoài phần cùi bị tách ra thành 4 mảnh, hương nhẹ, vị hơi chua mà ngọt. Loại nào quả to, cùi dấy, màu tím đỏ, đường tinh cao là loại tốt.

Tang thầm - quả dâu là thực phẩm cho người thiếu máu
Tang thầm – quả dâu là thực phẩm cho người thiếu máu

Tính vị và công hiệu:

Quả dâu tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về kinh tâm, can thận. Có công hiệu bổ huyết tư âm, sinh tâm nhuận táo. Thích hợp với người bị bệnh chóng mặt ù tai, tim đập hốt hoảng, mất ngủ, râu tóc sớm bạc, tân thương khẩu khát, nội nhiệt tiêu khát, huyết hư ỉa táo v.v…

Theo các nghiên cứu hiện đại thì quả dâu hàm chứa các chất đường, acid tanic, acid hữu cơ, vitamin B1, B2, C, chất hồng diệp tố, acid béo V. V… Có tác dụng bảo vệ đối với các mao quản, có thể tăng độ dẻo dai, tăng độ lưu thông của các mạch máu. Đặc biệt trên phương diện phòng chống các bệnh tim mạch, có một ý nghĩa rất quan trọng.

Bảo quản:

Để nơi khô ráo thoáng gió, phòng mọt.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người đi lỏng hoặc ỉa chảy kiêng không dùng

Ưa dùng nồi đất để đun, nấu, không dùng nồi kim loại.

Quả dâu (chín) chữa bệnh ho lâu ngày
Quả dâu (chín) chữa bệnh ho lâu ngày

Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Tang thầm tiễn (Nước quả dâu sắc)

Quả dâu tươi 30 – 60g

Cho nước vừa phải sắc lên uống.

Dùng cho người tâm thận suy nhược, mất ngủ, táo bón kinh niên v.v…

Tang thầm chúc (cháo quả dâu)

Quả dâu 20 – 30g (quả tươi 30 – 60g)

Rửa sạch, cùng với 100g gạo nếp cho vào nồi đất, nấu chín cho một ít đường phèn vào, đun thêm lát nữa là được. Ăn thường xuyên, tuỳ ý.

Dùng cho người bị quáng mắt do can hoả công thượng.

Tang thầm lao (rượu râu)

Quả dâu tươi 1000g

Rửa sạch giã lấy nước, cho vào 500g gạo nếp ủ thành rượu, ăn hàng ngày với cơm, lượng vừa phải.

Dùng cho người can thận âm khuy, tiêu khát, ỉa táo, tai ù, mắt mờ v.v…

Tang thầm câu kỷ ẩm (thuốc sắc quả dâu câu kỷ tử)

Quả dâu 30g

Câu kỷ tử 15g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người âm huyết bất túc, mắt hoa, tai ù, lưng đau v.v…

Tang thầm táo nhân ẩm (thuốc sắc quả dâu, táo nhân)

Quả dâu 30g

Táo nhân 5g

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người huyết hư mất ngủ.

Tang thầm bách hợp ẩm (thuốc sắc quả dâu bách hợp)

Quả dâu 30g

Táo tầu 10 quả

Bách hợp 30g

Thanh quả 9g (tức quả trám)

Sắc chung thành thang, uống ngày 1 lần, 2 tuần là 1 liệu trình

Dùng cho các bệnh lở loét, như thồm lồm tai, loét khuỷu tay…

Tang thầm mật tiễu (quả dâu ướp mật ong)

Quả dâu tươi 500g rửa sạch, bỏ vào nồi nhôm, cho 200 ml mật ong vào, đun nhỏ lửa cho sôi, quấy đều là được. Để nguội cho vào chai dòng dần. Có thể uống thường xuyên.

Dùng cho người suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên và bị ỉa táo kinh niên v.v…

Tang thầm mật cao (cao mật ong, quả dâu)

Quả dâu tươi 1000g (hoặc khô 500g)

Rửa sạch, cho nước vừa phải sắc 2 lần, mỗi lần đun sôi 30 phút, đổ lẫn 2 nước vào với nhau đun nhỏ lửa cô lại cho đặc đến mức tương đối dính, cho 300 ml mật ong vào đun sôi thi dụt lửa.

Dùng cho người suy nhược thần kinh mất ngủ, hay quên, mắt lèm nhem, tai ù, khát nước, ỉa táo, và râu tóc sớm bạc v.v…

Tang thầm đường (mứt dâu)

Đường kính trắng 500g, cho vào nồi nhôm, cho một ít nước vào, đun nhỏ lửa cho tới khi hơi sánh, cho 200 gam quả dâu khô đã giả nát vào quấy đều, tiếp tục đun cho tới khi thúc bàn sản và xêu lên thành tơ mà không dính tay thì dụt lửa. cắt mứt ra thành thanh đều nhau, sau lại sắt ngang thành khoảng 100 miếng là được. Có thể ăn thường xuyên.

Dùng cho người can thận âm hư dẫn tới bệnh tiêu khát, mắt mờ, thị lực giảm, tai ù, ỉa táo v.v…

Tang thầm chi ma tán (thuốc tán quả dâu vừng đen)

Quả dâu tươi 150g Vừng đen 150g

Quả dâu giã nát, vừng đen nghiền nát, trộn đều, uống ngày 2 lần, mỗi lần 10g.

Dùng cho người bị đái đường sinh ra lưng đau gối mỏi, đi đái liên tục nhiều lần, miệng khát lúc nào cũng muốn uống nước.

Tang thầm bính can (bánh qui dâu)

Quả dâu 50g Bột mì 300g

Đường trắng 20g

Quả dâu cho ít nước vào nấu lên, bỏ bã lấy nước. Cho đường trắng, bột mì vào trộn đều bằng nước dâu thành bột dẻo, dập thành bánh qui, nướng chín. Ăn thường xuyên.

Dùng cho người can thận âm hư, khi huyết bất túc, sinh ra chóng mặt hoa mắt, da khô, đại tiện khô táo v.v…

Tang thầm chưng đản (quả dâu hấp trứng)

Cao dâu 25g

Trứng gà 2 quả

Mỡ nước 15g

Mì chính 1g

Ma-di 2 ml

Hạch đào nát vữa như bùn 30g

Đập trứng vào bát, cho thêm cao dâu, hạch đào vữa, mì chính, đánh tan thành món trứng sệt sệt, đặt vào nồi hấp, đun to lửa cho sôi nước, hấp 10 phút lấy ra, cho mỡ nước, ma-di vào mà ăn.

Dùng cho người can thận bất túc dẫn tới đầu váng mắt hoa, râu tóc sớm bạc, người già huyết hư bọt khô, đại tiện vón kết v.v…

Tang thầm băng đường thang (thang quả dâu đường phèn)

Quả dâu tươi 50 – 70g

Đường phèn vừa phải.

Quả dâu sắc lên, cho đường phèn vào, uống thang ăn dâu.

Dùng cho người can thận âm hư dẫn tới nhức đầu mất ngủ, hay quên, bí ỉa V. V… Đặc biệt hiệu nghiệm đối với chứng suy nhược thần kinh và ỉa táo.

Tang thầm thang dùng thang (thang quả dâu – nhục thung dung)

Quả dâu 30g

Vừng đen 15g

Nhục thung dung 15g

Chỉ xác sao 9g

Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần sớm, tối.

Dùng cho người bí đại tiện do âm hư huyết thiểu.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây