Khi trẻ em bị nhiễm giun nếu để lâu, giun phát triển nhiều sẽ phát sinh những biến chứng sau đây: đau bụng từng cơn nhất là khi bụng đói, không tiêu hóa được thức ăn, đại tiện, ói mửa ra giun, có trường hợp giun chui lên mũi hoặc chui lên khóe mắt. Bệnh này làm cho cơ thể suy kiệt, trí lực giảm sút, thậm chí đến tuổi thành niên sẽ chậm phát dục. về mặt tinh thần do sức khỏe suy kiệt, khó ngủ, sẽ tạo nên tâm lý bất an, mắt mờ, chóng mặt… và nhất là dễ mắc các bệnh viêm nhiễm khác.
Món 1: CHÈ TRỨNG VỊT ĐƯỜNG PHÈN
Nguyên liệu:
- Đường phèn 50gr
- trứng vịt 2 quả.
Cách chế biến:
Dùng nồi nhỏ cho lượng nước thích hợp, đun nóng cho đường phèn vào. Đến khi đường tan nhắc xuống để nguội. Sau đó đánh vào 2 trứng vịt, đem hỗn hợp trên hấp chín.
Cách ăn: Ăn vào buổi sáng hoặc tối.
Công hiệu:
Bổ âm, bổ phổi.
Món 2: PHỔI HEO NẤU VỚI LA HÁN QUẢ
Nguyên liệu:
- La hán quả 1 trái
- phổi heo 40gr.
Cách chế biến:
Phổi heo xắt nhỏ, đem ra để ráo nước, sau đó cả 2 thứ bỏ vào nồi nấu chín, nêm nếm vừa ăn là được.
Cách ăn: Dùng như món canh.
Công hiệu: Bổ phổi giảm ho, ngoài ra còn có tác dụng chống viêm giảm sốt.
Món 3: MÓN BỘT ĐƯỜNG PHÈN CỦ TỪ
Nguyên liệu:
- Khoai từ 4 – 5 củ
- nước cơm chắt nửa chén lớn
- lượng đường phèn vừa đủ.
Cách chế biến:
Khoai từ lột vỏ, đâm nhuyễn, sau đó cho vào nước cơm cùng với đường phèn, đem chưng cách thủy cho chín là ăn được.
Cách ăn: Dùng để ăn sáng. Đây là thức ăn dễ tiêu hóa và cung ứng đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Công hiệu: Giảm ho, tiêu đàm.
Món 4: CHÈ LA HÁN QUẢ MỨT HỒNG
Nguyên liệu:
- nửa trái La hán quả
- mứt hồng 2-3 trái
- đường phèn vừa đủ.
Cách chế biến:
La hán quả, mứt hồng bỏ vào nồi đổ thêm 2 chén rưỡi nước. Sau đó nấu sắc xuống độ còn 1 chén rưỡi là được. Bỏ thêm đường phèn vào cho vừa ăn.
Cách ăn: Uống nước ăn luôn quả.
Công hiệu: Thanh nhiệt ở phổi, tiêu đàm giảm ho. Dùng nhiều sẽ hết chứng ho kéo dài ở trẻ em.