Trang chủVị thuốc Đông yTác dụng chữa bệnh của Xương Hổ, Cao Hổ

Tác dụng chữa bệnh của Xương Hổ, Cao Hổ

Hổ

Tên khác:  Cọp, hùm, beo, khái, ông ba mươi, tu xưa (Tày)

Tên khoa học: Panthera tigris L.

Họ Mèo               (Felidae)

MÔ TẢ

Thú cỡ lớn, to khỏe có thân thẳng dài. Đầu to tròn, cổ và tai ngắn, mắt sáng, 4 chân dài khỏe, có vuốt rất sắc. Đuôi dài bằng nửa thân. Lông màu vàng, có vằn đen không đều suốt từ đầu đến chót đuôi và bốn chân phía trên. Bụng có lông trắng.

Hổ cốt
Hổ

PHÂN BỐ, NƠI SỐNG

Trên thế giới, hổ phân bố ở Liên Xô trước đây, Ân Độ, Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan, Mianma, Lào, Campuchia, Việt Nam.

Ở Việt Nam, hổ sống hoang dã ở các tỉnh miền núi nơi có nhiều cỏ tranh, lau lách, cây bụi, rừng già. Sống riêng lẻ chỉ ghép đôi trong thời kỳ động dục, ăn thịt các loài thú khác như hươu, nai, lợn rừng, trâu rừng, đôi khi cả những vật nuôi như bò, dê. Hổ đẻ 2 – 4 con cho mỗi lứa.

Hổ đã được thuần dưỡng để làm xiếc và nuôi trong vườn thú.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HOẠCH, CHẾ BIẾN

Toàn bộ xương hổ gọi là hổ cốt, được coi là quý nhất trong các loại xương động vật. Trọng lượng nguyên bộ nặng từ 7 kg trở lên, xương phải to, chắc, sạch gân thịt, khô có màu vàng ngà, không vỡ vụn. Xương đầu và xương 4 chân được coi là quý hơn cả, đặc biệt hai xương cánh chân trước, mỗi chiếc có một lỗ gọi là mắt phượng hay thông thiên và răng hàm có 3 đỉnh nhô lên gọi là “tam sơn”. Đây là những nét đặc thù của xương hổ để phân biệt với các loại xương khác.

Để đảm bảo chất lượng thu mua, tránh thiếu hụt và đánh tráo, người ta đã quy định các loại xương trong .toàn bộ như sau: xương đầu, xương cổ, xương sống, xương sườn, xương chậu, xương bả vai, xương đuôi, xương bánh chè.

Xương hổ bị trúng độc có màu đen hoặc xanh lam, không được dùng.

Toàn bộ xương hổ phải được nấu thành cao (gọi là cao hổ cốt) dùng mơi tốt. Trước khi nấu, cần kiểm tra kỹ các loại xương trong nguyên bộ cho đủ, đúng quy cách và đúng trọng lượng. Trong dân gian, người ta hay nấu xương hổ với xương gấu, khỉ hoặc sơn dương hoặc các dược liệu gốc thực vật để có sự hiệp đồng tác dụng giữa vị chủ lực với một số vị hỗ trợ và bảo đảm sự bảo quản được lâu bền.

Để nấu cao, cần qua 3 giai đoạn là làm sạch, tẩm sao và nấu cô.

  1. Làm sạch: Đem xương đun sôi với nước trong 30 phút, có thể thêm ít lá đu đủ. Khuấy lộn xương cho róc hết thịt và gân còn dính lại. Lấy ra, dùng bàn chải tre hoặc lông thép cọ mạnh cho thật sạch nhiều lần rồi rửa với nước sạch. Xương đã được làm sạch, đem phơi nắng to hay sấy ở 50 – 60°c cho khô. Lúc này, xương có màu trắng, sạch thịt và không có mùi tanh hôi. Ngày trước, người ta bỏ xương còn dính thịt và gân vào một rọ tre, để chỗ nước suối chảy xiết trong 15-20 ngày để rửa trôi hết gân thịt, rồi treo rọ lên cành cây cho khô. Làm như vậy để loại bỏ hết các khí xấu (khu phong), có lẽ để làm bay hết mùi hôi thối.

Cưa xương thành từng đoạn dài lOcm, chẻ nhỏ, nạo hết tủy và lổp xương xốp ở trong. Có nơi, người ta đun sôi với nước giấm (10 kg xương dùng 3 lít giấm) rồi mới nạo tủy. Rửa sạch, rồi ngâm tẩm.

  1. Tẩm sao: Có nhiều cách tẩm. Trước đây, người ta dùng nước luộc rau cải hoặc nước ngâm lá ngải cứu (có nơi lại dùng lá trầu không) để ngâm xương trong một ngày, một đêm, rồi rửa lại nhiều lần bằng nước, sau đó, tẩm xương với rượu gừng. Hiện nay người ta chỉ ngâm rượu gừng với tỷ lệ 50 kg xương, 1 kg gừng và 5 lít Ị-ượu 40°. Đem sao qua (không sao vàng).
  2. Nấu và cô cao: xếp xương vào thùng nhôm, ở giữa đặt một rọ tre để múc dịch chiết ra. Đổ nước ngập xương chừng 10cm. Đun sôi liên tục trong 24 giờ, nếu cạn nước thì gia thêm nước sôi vào, luôn giữ cho mức nước lúc nào cũng ngập xương. Rút nước chiết lần thứ nhất, đem cô riêng. Tiếp tục thêm nước sôi và đun 24 giờ nữa. Rút nước chiết lần thứ hai, cô riêng. Tiếp tục làm lần thứ ba. Khi cô nước chiết lần cuối gần được thì dồn số cao của hai lần trước vào, đánh đều, cô tiếp đến khi được cao đặc. Chú ý khi cô, đừng để cao đặc quá làm lượng cao thu được thấp, khó đổ thành bánh. Nhưng cũng không lấy cao còn quá mềm, sau này, cao hay bị chảy và môc. Tốt nhất là cô đến khi dùng đũa nhúng vào cao và nhấc lên không thấy cao chảy là được. Và phải cô cao ở lửa nhỏ, khuấy luôn tay để cao khỏi bị khê, cháy. Khi cao đã được, đổ vào khay đã bôi dầu lạc, mỡ lợn hoặc trải lá chuối cho khỏi sát dính.

Để nguội, cắt cao thành bánh chừng 50 – 100g, gói giấy bóng hay ni lông, bảo quản ở chỗ kín, khô và mát.

Ngoài ra, thịt hổ, dạ dày hổ và răng hổ cũng được dùng theo các sách thuốc cổ của Việt Nam và nước ngoài.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Xương hổ chứa protid và calci dưới dạng phosphat.

Cao hổ cốt chứa nhiều acid amin.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Xương hổ, nhất là cao hổ cốt là vị thuốc cổ điển có giá trị chữa bệnh cao trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Xương và cao có vị mặn, cay, hơi tanh, tính ấm, có tác dụng bổ dương, trục phong hàn, mạnh gân cốt, giảm đau nhức, trừ thấp, chuyên trị bệnh đau nhức gân xương, cơ thể suy yếu, kém hoạt động, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa cột sống.

Liều dùng hàng ngày: 10 – 12g xương chưa chế biến dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu ngâm; 4 – 8g cao hổ cốt uống với rượu. Cao hổ cốt còn được ngâm thành rượu hổ cốt cùng với nhiều vị thuốc khác.

Tuệ Tĩnh còn dùng thịt hổ chữa sốt rét, nôn mửa. Hải Thượng Lãn Ông lại dùng dạ dày hổ chữa chứng phiên vị; răng hổ chữa chó dại cắn.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, hỏa vượng, không được dùng các sản phẩm từ hổ.

BÀI THUỐC

  • Chữa cước khí: Xương hổ (đau lưng thì dùng xương sống, đau chân thì dùng xương ống chân) đập vỡ thành mảnh nhỏ, bôi mỡ hoặc váng sữa, nướng vàng, tán bột, ngâm rượu. Khi dùng hâm rượu cho nóng mà uống (Nam dược thần hiệu).
  • Thuốc hổ máu, làm mạnh gân cốt: Xương cánh chân hổ (100g), ngưu tất (60g), thục địa (60g), ý di (10g). Ngâm với 1 lít rượu. Ngày uống hai lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.

Ghi chú:

  • Cao hổ cốt hay bị giả mạo bằng cao nấu từ xương các động vật khác, cần chú ý phân biệt tránh nhầm lẫn.

Hổ đã được đưa vào Sách Đỏ để bảo vệ triệt để.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây