Trang chủVị thuốc Đông yCây Hoàn ngọc - Cách dùng, tác dụng chữa bệnh

Cây Hoàn ngọc – Cách dùng, tác dụng chữa bệnh

HOÀN NGỌC

Tên khác:            Xuân hoa, nhật nguyệt, tu lình, cây con khỉ, thần tượng linh, cây mặt quỷ, nội đồng, thần dược, cây âm dương, trạc mã.

Tên khoa học: Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.

Họ ô rô                (Acanthaceae)

MÔ TẢ

Cây nhỏ dạng bụi, có thân non màu lục, phân cành mảnh, sau màu nâu nhạt. Lá mọc đối, mép nguyên, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu.

Cụm hoa mọc thành xim dài ở kẽ lá hoặc đầu cành; hoa lưỡng tính, màu trắng pha tím, đài có răng rời, tràng có ống hẹp dài, chia 2 môi, môi trên hai thùy, môi dưới 3 thùy, nhị 4 có 2 nhị lép, bầu nhẵn, 2 ô.

Quả nang, có 4 hạt nhỏ.

Cây xuân hoa (Cây Hoàn ngọc, Cây con khỉ)
Cây xuân hoa (Cây Hoàn ngọc, Cây con khỉ)

PHÂN BỐ, NƠI MỌC

Hoàn ngọc phân bố tự nhiên ở vùng núi, sau được trồng rải rác trong nhân dân.

Cây ưa ẩm, ưa sáng, có thể chịu bóng khi còn nhỏ, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân – hè, có hiện tượng nửa rụng lá mùa đông.

BỘ PHẬN DÙNG, THU HÁI, CHẾ BIẾN

Lá hoàn ngọc, thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Lá hoàn ngọc chứa protein, polysaccharid, sterol, flavonoid, đường khử, acid hữu cơ, carotenoid, saponin, các muối Ca, Mg, K, Fe, Na…

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ

Lá hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm.

Cao toàn phần lá hoàn ngọc đã loại bỏ chlorophyl có tác dụng bảo vệ gan trên súc vật thí nghiệm.

Lá hoàn ngọc không có độc tính.

CÔNG DỤNG VÀ LIỀU DÙNG

Theo kinh nghiệm dân gian, lá cây hoàn ngọc được dùng trong, mỗi lần 3 – 7 lá tươi rửa sạch, giã lấy nước uống, ngày hai lần trong 3 – 5 ngày để chữa đau bụng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Dùng ngoài, lấy lá giã đắp chữa tụ máu, mụn nhọt, lở loét. Có thể dùng lá tươi nấu canh ăn như rau hoặc phơi khô sắc uống.

Năm 1997 – 1998, cây hoàn ngọc đã gây xôn xao dư luận về những công dụng “kỳ diệu” của nó:

  • Chữa suy nhược toàn thân, già yếu, làm việc quá sức, mệt mỏi: dùng 3 – 7 lá.
  • Chữa loét dạ dày – tá tràng, viêm đại tràng, trĩ nội: Dùng mỗi lần 7 lá, ngày 2 lần.
  • Chữa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ: Dùng 7 -14 lá.
  • Chữa viêm thận, đái nhắt, đái buốt, đái đục, đái ra máu: Dùng 14 – 20 lá.
  • Chữa đau mắt đỏ: ăn 7 lá, kết hợp đắp ngoài 3 lá.

Ngoài ra, cây còn có tác dụng chữa huyết áp cao và thấp, đau gan, xơ gan cổ trướng, chấn thương chảy máu, bệnh thận, táo bón, cảm cúm, đau bụng, tràn dịch màng phổi, viêm phổi… Đặc biệt, có bệnh nhân bị ung thư gan đã dùng lá hoàn ngọc thấy chuyển biến tốt, chứng trạng được cải thiện rõ rệt.

Dạng dùng thông thường là lấy lá tươi, rửa sạch, nhai nuốt nước hoặc giã nát, lọc lấy nước đặc mà uống. Dùng ngoài, giã đắp.

Từ đó, cái tên “hoàn ngọc” luôn được nhiều người nhắc đến và tìm kiếm bằng được để chữa bệnh kịp thời dù bất cứ loại bệnh nào, nhất là ung thư.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây